VOV.VN - Khi một kỷ nguyên mới dần hiện ra trước mắt chúng ta, trong tâm thế dân tộc cùng đồng lòng với tinh thần kiến tạo mạnh mẽ, thời khắc bắt đầu sẽ thật sự là một khởi điểm lịch sử mới, mở ra một kỷ nguyên mới. Trên nền cảm hứng ấy, nhà thơ Nguyễn Thành Phong đã viết tùy bút này.
VOV.VN - Nhắc đến Tô Hoài là nhắc đến một gương mặt văn chương nổi bật của thế kỷ 20 với trữ lượng sáng tác đồ sộ, trải suốt nhiều thời kỳ. Các sáng tác của Tô Hoài đa dạng, phong phú, dường như mọi lứa tuổi đều có thể đọc sách của ông. Ông viết truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết, bút ký, tự truyện, hồi ký, truyện thiếu nhi, tạp văn…
VOV.VN - Sáng nay (30/7), Liên Chi hội Nhà báo Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) và Ban Thư ký biên tập VOV tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Nơi tìm về” của nhà báo Vĩnh Trà (Trần Đức Nuôi).
VOV.VN - Đã có một thời, truyện thơ “Đồi thông hai mộ” của văn sĩ Tùng Giang-Vũ Đình Trung với nội dung khắc họa mối tình bi thương của đôi trai gái người Mường: Đinh Lăng và Quách Mỵ Dung gây rúng động sâu sắc với các thế hệ độc giả. Cùng với dấu xưa tích cũ, nhà lưu niệm “Đồi thông hai mộ” kể cùng người hôm nay câu chuyện về “Người dựng nhà trên đá núi”.
VOV.VN - Ở đâu đó, cũng vì cuộc sống mưu sinh, vì miếng cơm manh áo mà người ta đã khai thác nguồn lợi hải sản một cách tận diệt…khiến biển cạn kiệt, đớn đau. Bút ký “Lời thỉnh cầu từ đáy biển” của tác giả Nguyễn Tiến Nên thay lời muốn nói của biển cả gửi tới chúng ta.
VOV.VN - Chiến tranh là mất mát, hy sinh. Người đàn ông ra trận cũng khổ mà người phụ nữ ở nhà cũng khổ, mỗi người có cái thử thách, khổ sở riêng. Bút ký “Những người đàn bà làng tôi” của nhà văn Sương Nguyệt Minh viết chân thật, dung dị và xúc động về những người mẹ, người vợ nhẫn nại hy sinh, suốt đời thầm lặng.
VOV.VN - Chiến tranh đã lùi xa, nhưng ở đâu đó dưới cánh rừng, ngọn đồi hay dưới thung sâu, khe suối... vẫn còn đó những hình hài của các anh hùng liệt sĩ nằm lại. Đảng, Nhà nước, nhiều tổ chức cá nhân vẫn miệt mài hành trình tìm đón các anh trở về, trong đó có Đội quy tập 192 thuộc Bộ CHQS tỉnh Thừa Thiên Huế. Nhà văn Đinh Phương đã trìu mến gọi họ là "Những người gắn vết chiến tranh".
VOV.VN - Nhà báo Đặng Quang Tình cho rằng: “Dân đã kêu oan thì thống thiết lắm. Vấn đề là mình phải tìm hiểu kỹ, nghe thật nhiều tai mới viết. Nghe kỹ, hiểu thật rõ mới hạ bút viết được”.
VOV.VN - “Những người phất cờ hồng” của tháng 8/1945 năm ấy giờ người còn người mất, nhưng tinh thần quyết giành “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” cho đất nước vẫn còn nguyên vẹn, và luôn là cảm hứng bất tận cho nhiều thề hệ trẻ tiếp nối truyền thống năm xưa của cha ông.
VOV.VN - “Đường biên cương dệt mùa Xuân” là một tổng hòa những bản tình ca về tình hữu nghị giữa các dân tộc anh em, giữa các quốc gia có chung đường biên.