VOV.VN - Theo Tập đoàn Dệt may Việt Nam, doanh nghiệp dệt may tiếp tục đối diện nhiều khó khăn khi thiếu hụt đơn hàng và chi phí đầu vào tăng cao. Các thị trường xuất khẩu chính chưa phục hồi thì lại diễn ra cuộc cạnh tranh gay gắt ở thị trường nội địa với sự tham gia của nhiều thương hiệu, doanh nghiệp nước ngoài.
VOV.VN - Quý 1 năm nay, giá trị xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam giảm 18% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, TP.HCM chiếm 28% xuất khẩu hàng dệt may của cả nước. Đơn hàng giảm, sản xuất khó khăn, nhiều doanh nghiệp dệt may ở TP.HCM phải “ăn đong” từng tháng nhưng vẫn “gồng mình”giữ lao động. Doanh nghiệp đang nỗ lực đa dạng sản phẩm, mở rộng thị trường để tìm đơn hàng mới.
VOV.VN - Quý 1 năm nay, xuất khẩu dệt may Việt Nam gặp nhiều khó khăn, đa phần doanh nghiệp đang rơi vào tình trạng thiếu đơn hàng, nhiều doanh nghiệp phải thay đổi cơ cấu sản phẩm, làm các mặt hàng không phải chủ đạo để có thể duy trì được hoạt động sản xuất...
VOV.VN - Xanh hóa chuỗi sản xuất trong ngành dệt may là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp bắt buộc triển khai. Để ổn định sản xuất, hướng tới mục tiêu bền vững, nhiều doanh nghiệp đang nỗ lực chuyển mình, bắt kịp xu thế thị trường, đầu tư máy móc công nghệ, chuyển đổi xanh thích ứng với những yêu cầu của nhãn hàng.
VOV.VN - Các doanh nghiệp dệt may đang tập trung định vị lại thị trường cả trong nước và xuất khẩu, định vị sản phẩm và quản trị công nghệ cũng như thay đổi mô hình sản xuất phù hợp để vượt qua khó khăn.
VOV.VN - Từ ngày 5 đến ngày 8/4, tại TP.HCM Bộ Công Thương, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) Liên đoàn thương mại, công nghiệp Việt Nam chi nhánh tại TP.HCM (VCCI -TP.HCM) tổ chức Triển lãm Quốc tế ngành công nghiệp dệt-may thiết bị, nguyên phụ liệu và vải 2023 (SaiGon Tex &Saigon Fabric 2023).
VOV.VN - Sau những bước phục hồi tăng trưởng ấn tượng trong năm 2022, ngành dệt may - da giày đang phải đối diện với nhiều khó khăn, dự báo xuất khẩu của hai ngành này không được lạc quan bởi chịu tác động bất lợi của tình hình kinh tế thế giới.
VOV.VN - Thị trường trong nước với 100 triệu dân đang là “miếng bánh ngon” nên doanh nghiệp dệt may cần nhanh chóng nắm bắt, đáp ứng xu hướng thời trang, thiết kế tốt, xây dựng thương hiệu, marketing chuyên nghiệp hơn, đa dạng hóa sản phẩm và kênh phân phối.
VOV.VN - Xác định nguồn nhân lực là yếu tố sống còn, các DN trong ngành dệt may luôn chủ động và coi trọng việc thực hiện các chính sách quan tâm, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.
VOV.VN - Đại diện Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội cho biết, tính đến 11h ngày 30/1/2023 (mùng 9 Tết), có 99,2% doanh nghiệp đã mở xưởng để sản xuất, với 97,8% số công nhân lao động (CNLĐ) trở lại làm việc.