VOV.VN - Với chính sách tiền tệ và tỷ giá ổn định, hợp lý, Việt Nam đã kiểm soát được lạm phát ở mức dưới 4% trong suốt một thập kỷ gần đây. Trong năm 2025, nhiều khả năng lạm phát trung bình sẽ tiếp tục được kiểm soát ở mức 3% (+/- 0,5%), thấp hơn nhiều so với mục tiêu 4-4,5% do Quốc hội thông qua.
VOV.VN - Mục tiêu kiểm soát lạm phát khoảng 4% cả năm nay là rất khả thi, trong đó sẽ có hơn 38.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đáo hạn trong tháng 12.
VOV.VN - Tích cực tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách là nhiệm vụ cần được ưu tiên để phát triển kinh tế, đạt được các mục tiêu GDP khoảng 6,5 - 7% trong năm nay.
VOV.VN - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143 ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định cuộc sống của người dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
VOV.VN - Công điện số 71/CĐ-TTg ngày 21/07/2024 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu triển khai 10 nội dung quan trọng, trong đó nhấn mạnh: Tiếp tục tập trung tháo gỡ kịp thời khó khăn cho người dân và doanh nghiệp; Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, lấy đầu tư công để kích hoạt dẫn dắt đầu tư tư, thúc đẩy hợp tác công tư; Đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu, phát triển thị trường trong nước...
VOV.VN - Theo Tổng cục Thống kê, tính chung 6 tháng đầu năm 2024, CPI tăng 4,08% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,75%. Năm 2024, áp lực lạm phát không quá lớn, tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, từ nay tới cuối năm còn nhiều biến số khó lường tác động đến CPI… Do vậy, cần giám sát chặt chẽ biến động giá cả thị trường, chủ động kiểm soát lạm phát.
VOV.VN - Đợt điều chỉnh tăng lương 6% từ ngày 1/7 vừa qua được xem là đợt tăng lớn nhất từ trước đến nay. Bên cạnh niềm vui vì cuộc sống được cải thiện, nhiều người lo lắng tình trạng giá cả có thể tăng cao hơn lương. Do vậy, rất cần có thêm giải pháp kiểm soát lạm phát, giá cả, tránh tình trạng lợi dụng chính sách đẩy giá hàng hóa, dịch vụ tăng cao.
VOV.VN - Từ đầu năm đến nay, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới cũng như trong nước có nhiều yếu tố diễn biến khó lường, nhưng nhờ sự chỉ đạo điều hành quyết liệt của Chính phủ, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ ngành địa phương thị trường hàng hóa trong nước tương đối ổn định. Bình quân quý 1/2024, CPI tăng 3,77% so với cùng kỳ năm 2023.
Từ 1/7 tới, chính sách tiền lương được điều chỉnh tăng cho người lao động. Tuy nhiên, việc tăng lương chỉ thực sự ý nghĩa khi nhà nước kiểm soát được lạm phát, không để giá cả leo thang.
VOV.VN - Ngay từ đầu năm, nhiều dự báo khá lạc quan về lạm phát năm 2024. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, việc kiểm soát lạm phát trong ngưỡng mục tiêu không dễ dàng, do dự báo một số giá hàng hóa thiết yếu có thể tăng như: giá năng lượng, thực phẩm, việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế, giáo dục, giá điện, tăng lương tối thiểu. Những yếu tố này sẽ gây khó cho nỗ lực kiềm chế lạm phát.