VOV.VN - Ngay sau khi Ukraine lần đầu tiên bắn tên lửa tầm xa do Mỹ và Anh cung cấp tấn công lãnh thổ Nga, Nga hôm qua (21/11) cũng đã có hành động đáp trả Ukraine bằng tên lửa đạn đạo Oreshnik. Diễn biến mới này cho thấy cuộc xung đột Ukraine đã được đẩy lên một nấc thang mới đầy nguy hiểm và khiến dư luận không khỏi quan ngại.
VOV.VN - Trong khoảng 2 tháng trước khi ông Trump nhậm chức tổng thống Mỹ, chính quyền Tổng thống Biden và chính quyền Nga có nhiều động thái nhằm tác động lên kết quả xung đột Nga - Ukraine. Hai bên có những màn đấu trí và đấu sức nghẹt thở nhằm tranh giành lợi thế tại Ukraine.
VOV.VN - Không quân Ukraine cho hay, Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) vào Ukraine hôm 21/11/2024. Nếu được xác nhận thì đây là lần đầu tiên một vũ khí uy lực mạnh như vậy được sử dụng trong chiến tranh. Tên lửa này có khả năng mang đầu đạn hạt nhân đi xa hàng nghìn km.
VOV.VN - Giới chuyên gia nhận định, việc tình báo Mỹ tung tin nói rằng Tổng thống Biden chỉ cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ để đánh vào tỉnh Kursk của Nga là đòn nghi binh của Washington và Kiev nhằm đánh lạc hướng Moscow, gây bất ngờ cho Nga trong việc ứng phó đòn tập kích của đối phương.
VOV.VN - Mặc dù Mỹ vào cuối nhiệm kỳ Tổng thống Biden ra sức viện trợ và tạo điều kiện nhiều mặt cho Kiev, lực lượng Ukraine vẫn chới với trên chiến trường do thiếu nhân lực và đạn pháo cũng như năng lực phòng không. Chớp lấy thời cơ này, quân đội Nga đã tung ra nhiều loạt tấn công ác liệt và hiểm hóc trên khắp chiến trường.
VOV.VN - Một UAV của Nga đã phá hủy một phương tiện chiến đấu Bradley của Ukraine do Mỹ cung cấp tại vùng Kursk, Bộ Quốc phòng Nga cho hay ngày 20/11.
VOV.VN - Cả Nga và Ukraine đều sử dụng rộng rãi pháo và tên lửa dẫn đường để ngăn cản đối phương tiến công cũng như nhắm vào các điểm tiếp tế và trung tâm chỉ huy. Mới đây, Tổng thống Joe Biden đã cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa ATACMS tấn công vào lãnh thổ Nga giữa bối cảnh số tiền các nước phương Tây hỗ trợ quân sự cho Kiev hiện đã lên hơn 100 tỷ USD.
VOV.VN - Trong xung đột Ukraine, Nga nhiều lần cảnh báo về khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp trả đối phương. Trong khi cộng đồng quốc tế lo ngại nguy cơ chiến tranh hủy diệt thế giới, một bộ phận giới chức phương Tây gần đây lại tỏ ra coi nhẹ lời cảnh báo đó. Nhưng có những dấu hiệu cho thấy, Nga "không nói chơi" vào lúc này.
VOV.VN - Dưới đây là những diễn biến chính đáng lưu ý trong tình hình chiến sự giữa Nga và Ukraine ngày 21/11/2024.
VOV.VN - Truyền thông quốc tế vừa phản ánh báo cáo đặc biệt của CACDS (tổ chức có tầm ảnh hưởng tại Ukraine) trình bày phương án Ukraine phát triển vũ khí hạt nhân dạng thô để đối đầu quân sự với Nga trong tình huống Kiev bị Mỹ cắt viện trợ quân sự dưới thời Tổng thống Trump nhiệm kỳ 2.