Di sản Hà Nội còn gì nếu cứ phá cũ, xây mới?

VOV.VN - Xây dựng cái mới trên cơ sở cũ là một bài toán hết sức khó nhưng Hà Nội vẫn có thể làm được nếu thực sự tôn trọng và có ý thức bảo vệ di sản.

Tiến sĩ Đào Thị Diến – Nguyên Trưởng phòng Tổ chức sử dụng tài liệu thuộc Trung tâm Lưu trữ quốc gia I-Hà Nội, tác giả của nhiều công trình khoa học lưu trữ có giá trị, trong đó phải kể đến bộ sách hai tập: “Hà Nội qua tài liệu” và “Tư liệu lưu trữ 1873-1945” do NXB Hà Nội ấn hành năm 2000. Ở tuổi gần 60, TS. Đào Thị Diến vẫn đang tiếp tục những Dự án còn dang dở và tâm huyết với việc bảo tồn, lưu giữ những tư liệu quý.

TS Đào Thị Diến (áo hồng) trong buổi bảo vệ đề cương đề tài sưu tầm tài liệu về Hà Nội ở nước ngoài.

PV: Thưa bà, trong số những tư liệu từ thời thuộc địa, tài liệu về Thăng Long Hà Nội có ý nghĩa thế nào với việc tìm hiểu, nghiên cứu và phổ biến văn hóa, di sản thưa tiến sĩ?

TS Đào Thị Diến: Tài liệu về Thăng Long Hà Nội đã có những đóng góp nhất định, được các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau và các nhà quản lý từng trực tiếp làm công tác quản lý ở thủ đô Hà Nội đánh giá cao, đặc biệt là những tài liệu về mặt quản lý đô thị.

Tôi cho rằng, những tài liệu về di sản của Hà Nội có giá trị rất lớn đối với thủ đô trong việc bảo tồn các di sản cũ. Nó giúp chúng ta nhận thức được một điều rất đơn giản, đó là Hà Nội không thể chối bỏ quá khứ, càng không thể phá bỏ cái cũ để xây dựng cái mới. Chúng ta cần phải nâng cao ý thức bảo vệ di sản của thủ đô, phải tìm ra những biện pháp tối ưu để có thể vừa bảo tồn được những di sản cũ, vừa xây dựng được những công trình mới.

PV: Ngày nay, các di sản, di tích của Thủ đô đang bị trùng tu, can thiệp một cách rất thô bạo. Qua tư liệu lưu trữ, những di sản thủ đô được bảo vệ trong thời thuộc địa như thế nào, thưa bà?

TS Đào Thị Diến: Đối với việc bảo vệ di sản của thủ đô, có thể kể đến tài liệu về cuộc đấu tranh bảo vệ cảnh quan hồ Tây và hồ Trúc Bạch, trong đó có bảo vệ các cây cổ thụ ở hai ven hồ khỏi bị xâm hại, nhằm “bảo vệ toàn vẹn những phong cảnh duyên dáng nhất, tuyệt vời nhất của Hà Nội” vào tháng 9/1927 của Hội Địa lý HN; hay cuộc đấu tranh bảo vệ cảnh quan chùa Trấn Quốc vào tháng 5/1934 của Trường Viễn đông Bác cổ Pháp và cuộc đấu tranh bảo vệ di tích lịch sử Văn Miếu khỏi bị xâm hại của Sở Bảo tồn cổ tích HN cuối năm 1950, đầu năm 1951…

Là một người sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, lại đã có nhiều năm nghiên cứu tài liệu về Thăng Long Hà Nội, tôi thực sự cảm thấy buồn khi thấy báo chí đưa tin về hơn 30 cây xà cừ trên đường Kim Mã, dọc hồ Thủ Lệ (Ba Đình) sắp bị đốn hạ để phục vụ dự án tàu điện Metro đầu tiên của Hà Nội.

Chúng ta đều biết rằng, xây dựng cái mới trên cơ sở những cái cũ là một bài toán hết sức khó nhưng tôi tin rằng Hà Nội vẫn có thể làm được nếu Hà Nội thực sự tôn trọng và có ý thức bảo vệ di sản của thành phố. Mở mang xây dựng là cần thiết nhưng không đồng nghĩa với việc phải phá bỏ cái cũ để xây cái mới. Có lẽ vì thế mà những tài liệu về bảo tồn các di sản và cảnh quan thiên nhiên ở Hà Nội trong quá khứ vẫn còn mang tính thời sự nóng hổi.

PV: Trong những năm qua, không ít lần bà lên tiếng “sửa sai” cho cầu Long Biên. Theo bà, giá trị của tài liệu về cầu Long Biên đối với di sản này trong hiện tại như thế nào?

TS Đào Thị Diến: Không chỉ những tài liệu về cầu Long Biên mà toàn bộ khối tài liệu lưu trữ thời thuộc địa hiện đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, là những tài liệu vô giá đối với đất nước chúng ta. Nhờ có những tài liệu về cầu Long Biên, bao gồm cả những bản vẽ kỹ thuật và những biên bản đấu thầu, chúng ta biết rõ về mục đích xây dựng, quá trình đấu thầu, quá trình xây dựng, thời gian hoàn thành, tổng chi phí… của cầu Long Biên.

  Cầu Long Biên (Ảnh: Hà Thành)

Nhân dịp kỷ niệm 990 năm Thăng Long – Hà Nội, rất nhiều bài báo viết về Hà Nội đã đề cập đến cầu Long Biên, song không rõ từ nguồn tư liệu nào mà hầu hết các báo đều cho rằng Eiffel là tác giả của cầu. Ngay sau đó, những người làm công tác lưu trữ đã viết nhiều bài công bố tài liệu về cầu Long Biên trên các tạp chí nghiên cứu và trên cả các phương tiện thông tin đại chúng.

PV: Ngoài tư liệu về cầu Long Biên, tình hình tài liệu của các công trình kiến trúc có giá trị khác tại Hà Nội mà người Pháp để lại thế nào, thưa bà?

TS Đào Thị Diến: Người Pháp để lại nhiều công trình có giá trị cho chúng ta. Ngoài tài liệu về cầu Long Biên thì có tài liệu, hồ sơ thiết kế xây dựng của khoảng trên 100 công trình lớn, vừa và nhỏ ở miền Bắc, trong đó các công trình ở Hà Nội chiếm gần một nửa. Ví dụ như tài liệu về công trình Phủ Toàn quyền Đông Dương nay là Phủ Chủ tịch, Phủ Thống sứ Bắc Kỳ nay là Nhà khách chính phủ, Sở Tài chính Đông Dương nay là Bộ Ngoại giao, Bảo tàng Louis Finot của Trường Viễn đông Bác cổ Pháp nay là Bảo tàng Lịch sử, Trường Đại học Đông Dương nay là Trường Đại học Quốc gia HN hay Nhà Hát lớn thành phố…

Các tài liệu đang được bảo quản trong một môi trường chuyên nghiệp, những bản vẽ có nguy cơ bị hư hỏng đều được phục chế theo kỹ thuật tiên tiến và thường xuyên đưa ra phục vụ cho các nhu cầu nghiên cứu hoặc nhu cầu sửa chữa, phục chế các chi tiết như màu sơn, màu vôi...

PV: Xin cảm ơn bà./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

UNESCO vinh danh Châu bản triều Nguyễn là Di sản tư liệu
UNESCO vinh danh Châu bản triều Nguyễn là Di sản tư liệu

VOV.VN -Châu bản triều Nguyễn đã được đón nhận “Bằng di sản tư liệu” thuộc chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO.

UNESCO vinh danh Châu bản triều Nguyễn là Di sản tư liệu

UNESCO vinh danh Châu bản triều Nguyễn là Di sản tư liệu

VOV.VN -Châu bản triều Nguyễn đã được đón nhận “Bằng di sản tư liệu” thuộc chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO.

Di sản thế giới qua ống kính của nhiếp ảnh gia Nhật Bản
Di sản thế giới qua ống kính của nhiếp ảnh gia Nhật Bản

VOV.VN - Những tác phẩm của nhiếp ảnh gia Kazuyoshi Miyoshi đã mang lại một góc nhìn mới mẻ về văn hóa và di sản thế giới tại đất nước Nhật Bản.

Di sản thế giới qua ống kính của nhiếp ảnh gia Nhật Bản

Di sản thế giới qua ống kính của nhiếp ảnh gia Nhật Bản

VOV.VN - Những tác phẩm của nhiếp ảnh gia Kazuyoshi Miyoshi đã mang lại một góc nhìn mới mẻ về văn hóa và di sản thế giới tại đất nước Nhật Bản.

Cần một thái độ ứng xử phù hợp với di sản Vịnh Hạ Long
Cần một thái độ ứng xử phù hợp với di sản Vịnh Hạ Long

VOV.VN - Các chuyên gia kinh tế cho rằng, việc lựa chọn mô hình hợp tác công tư trong lĩnh vực bảo tồn và phát triển Di sản Vịnh Hạ Long là xu hướng tất yếu.

Cần một thái độ ứng xử phù hợp với di sản Vịnh Hạ Long

Cần một thái độ ứng xử phù hợp với di sản Vịnh Hạ Long

VOV.VN - Các chuyên gia kinh tế cho rằng, việc lựa chọn mô hình hợp tác công tư trong lĩnh vực bảo tồn và phát triển Di sản Vịnh Hạ Long là xu hướng tất yếu.

Xử lý trùng tu như phá di sản: “Được vạ thì má đã sưng”
Xử lý trùng tu như phá di sản: “Được vạ thì má đã sưng”

VOV.VN - Việc nhận sai phạm hay việc sẽ xử lý nghiêm việc trùng tu như phá các di sản cũng giống như việc “được vạ thì má đã sưng”.

Xử lý trùng tu như phá di sản: “Được vạ thì má đã sưng”

Xử lý trùng tu như phá di sản: “Được vạ thì má đã sưng”

VOV.VN - Việc nhận sai phạm hay việc sẽ xử lý nghiêm việc trùng tu như phá các di sản cũng giống như việc “được vạ thì má đã sưng”.

Trùng tu như phá chùa Sổ: Cục Di sản yêu cầu làm rõ trách nhiệm
Trùng tu như phá chùa Sổ: Cục Di sản yêu cầu làm rõ trách nhiệm

VOV.VN -Cục Di sản yêu cầu huyện Thanh Oai làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan và nghiêm túc xử lý theo quy định vụ trùng tu cẩu thả chùa Sổ.

Trùng tu như phá chùa Sổ: Cục Di sản yêu cầu làm rõ trách nhiệm

Trùng tu như phá chùa Sổ: Cục Di sản yêu cầu làm rõ trách nhiệm

VOV.VN -Cục Di sản yêu cầu huyện Thanh Oai làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan và nghiêm túc xử lý theo quy định vụ trùng tu cẩu thả chùa Sổ.