Đúc tượng Rùa vàng: Cần tránh đề xuất “giật gân” về quy hoạch Hồ Gươm

VOV.VN - KTS Hoàng Thúc Hào cho rằng, đã đến lúc cần có một kịch bản quy hoạch Hồ Gươm rõ ràng, tránh tình trạng xuất hiện những đề xuất "giật gân".

KTS Hoàng Thúc Hào là tác giả người Việt thứ 2, từng đoạt giải thưởng quốc tế về ý tưởng quy hoạch Hồ Gươm. Tuy nhiên, chuyên gia kiến trúc này không đồng tình với đề án đúc tượng Rùa vàng nặng 10 tấn ở Hồ Gươm.

Kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào.

“Hồ Gươm đã có Rùa vàng trả lại gươm báu, gắn liền với truyền thuyết nổi tiếng. Tượng Rùa cũng đã có trong Đền Ngọc Sơn. Bây giờ dựng thêm tượng Rùa vàng thì hơi hình thức”, KTS Hoàng Thúc Hào cho biết.

Theo KTS Hoàng Thúc Hào, năm 2008, khi Hội Kiến trúc sư Việt Nam tổ chức cuộc thi thiết kế ý tưởng quy hoạch Hồ Gươm, anh đã tham gia và đoạt giải 2, chỉ sau giải nhất của tác giả người Nhật.

Trong dự án này, anh đưa ra ý tưởng về việc tạo ra một chuỗi không gian mở liên hoàn xung quanh Hồ Gươm. Đặc thù của không gian Hồ Gươm là không lớn cho nên muốn mở rộng phải tạo thành một chuỗi không gian. Có như thế mới kích thích các hoạt động của cộng đồng.

“Muôn đời, Hồ Gươm vẫn là không gian của cộng đồng, lịch sử. Hàm lượng lịch sử, ký ức là chính. Phần thương mại và trụ sở chỉ là phụ. Cho nên tinh thần của không gian phải là tinh thần tĩnh. Nếu mở rộng Hồ Gươm thì phải tuân thủ quy luật đó”, KT Hoàng Thúc Hào cho hay.

Mô hình phác thảo tượng Rùa vàng đặt tại Hồ Gươm.

Chuyên gia kiến trúc này cho biết thêm: “Ý tưởng về việc đi bộ xung quanh Hồ Gươm đã có từ lâu. Nhưng mãi gần đây người ta mới thực hiện. Vấn đề quy hoạch không gian Hồ Gươm rất cấp thiết. Nhưng mấy chục năm qua, mới chỉ có 2,3 cuộc thi về vấn đề này được tổ chức. Đáng buồn hơn là những tác phẩm dự thi và đoạt giải cứ mãi nằm trên giấy tờ mà không được hiện thực hóa. Thi thoảng, người ta lại lấy một phần dự án ra để thí nghiệm. Điều này sẽ làm mất đi tính đồng bộ. Đã đến lúc, cần có một kịch bản quy hoạch Hồ Gươm chi tiết và định lượng để tránh tình trạng lâu lâu lại có một ý tưởng “giật gân” được đưa ra”.

Theo KTS Hoàng Thúc Hào, xung quanh Hồ Gươm hiện tại đang có những công trình chưa thực sự thân thiện như Nhà Bưu điện, một phần trụ sở của Sở VHTT Hà Nội, Báo Nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.

Theo KTS Hoàng Thúc Hào năm 2008, Hồ Gươm như một đảo giao thông khổng lồ. Người đi qua rất đông nhưng họ không đủ tĩnh tâm để ngắm hồ nữa.

“Quan điểm trái chiều giữa các chuyên gia lịch sử và chuyên gia kiến trúc, giữa một bên bảo tồn và một bên muốn mở rộng, phát triển, có thêm cái mới là điều đương nhiên. Bao giờ cũng có mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển, Vấn đề là bảo tồn và giữ gìn như thế nào, phát triển ra sao?”.

“Theo tôi, cái gì thuộc về ký ức, thuộc về di sản và thực sự có giá trị thì kiên quyết bảo tồn. Chúng ta có luật di sản, luật bảo tồn, làm mới, làm hiện đại phải hết sức tỉnh táo, cân nhắc. Hồ Gươm như một viên ngọc, bản thân nó đã đẹp sẵn, thi thoảng vướng tạp chất thì phải thanh lọ, nếu vướng bụi thì lau sạch. Chỉ cần theo nguyên tắc đó, Hồ Gươm sẽ lại là viên ngọc”, KTS Hoàng Thúc Hào nhấn mạnh.

Không gian Hồ Gươm nhìn từ trên cao.

Ở góc độ khác, PGS.TS.KTS Nguyễn Quốc Thông, Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam lại cho rằng, nếu thiết kế tượng Rùa vàng hợp lý và tìm được đúng vị trí, đây sẽ là một điểm đến và là điểm nhấn thú vị của không gian Hồ Gươm.

“Tôi không nhìn nhận vấn đề đặt tượng Rùa vàng kinh khủng như các nhà sử học đang lên tiếng phản đối. Nếu quan niệm như họ thì hiện nay, tất cả các công trình tây học ở đó nên đập hết? Vậy còn những công trình cổ thì sao, bao nhiêu công trình cổ cũng từng bị làm sai, vậy lên án và sửa đổi như thế nào? Đành rằng đó là di sản quốc gia nhưng cũng có những giá trị chúng ta cần xem xét lại. Không thể nghĩ rằng không nên đặt cái gì ở Hồ Gươm nữa. Như thế là thiển cận”, PGS.TS.KTS Nguyễn Quốc Thông bày tỏ.

PGS.TS.KTS Nguyễn Quốc Thông.

Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam chia sẻ, đồ án đầu tiên về quy hoạch Hồ Gươm có sự tham gia của ông. Trước đây, Hội Kiến trúc sư Việt Nam có trụ sở ở 23 Đinh Tiên Hoàng.

“Hơn 60 năm ở đó, chúng tôi là một công dân của Hồ Gươm, chứng kiến những thăng trầm của di tích lịch sử đặc biệt. Hãy tôn trọng các ý tưởng. Muốn di sản đó bất tử thì phải có dấu ấn của ngày hôm nay, của chính thời đại đi qua. Hãy suy nghĩ một cách nghiêm túc về vấn đề đặt vị trí tượng rùa đó ở đâu, như thế nào chứ không phải là vội vàng bác bỏ. Có người nói nhất định không đặt, nhưng sao phải cực đoan thế? Mình còn dám đưa cả hình tượng những con chim hòa bình, cuốn sách in tượng 1000 năm Thăng Long Hà Nội. Cả cái đồng hồ đếm ngược xấu một cách điên rồ vẫn tồn tại gần 10 năm nay. Có ai nói gì đâu. Khi biến tượng cụ Rùa thành một điểm đến là quá tốt, không gian Hồ Gươm sẽ trở nên ấn tượng gắn liền với truyền thuyết nổi tiếng về Rùa vàng trả lại gươm báu cho vua”, PGS.TS.KTS Nguyễn Quốc Thông nói.

Theo PGS.TS.KTS Nguyễn Quốc Thông, di sản phải được cả cộng đồng sáng tạo và nó phải mang dấu ấn cộng đồng qua các thời kỳ. Giống như việc dựng tượng Rùa vàng, hay những công trình trước đó của Hồ Gươm. Tất cả đều là dấu ấn của thời đại. Nếu thiếu cộng đồng thì không có công trình di sản nào tồn tại, đô thị không có sắc thái./.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tác giả đề xuất “đặt tượng Rùa vàng tại Hồ Gươm” nói gì?
Tác giả đề xuất “đặt tượng Rùa vàng tại Hồ Gươm” nói gì?

VOV.VN - Ông Tạ Hồng Quân, tác giả đề án “Đặt tượng Rùa vàng tại Hồ Gươm”, cho biết không mong sẽ được ủng hộ 100%.

Tác giả đề xuất “đặt tượng Rùa vàng tại Hồ Gươm” nói gì?

Tác giả đề xuất “đặt tượng Rùa vàng tại Hồ Gươm” nói gì?

VOV.VN - Ông Tạ Hồng Quân, tác giả đề án “Đặt tượng Rùa vàng tại Hồ Gươm”, cho biết không mong sẽ được ủng hộ 100%.

Đề xuất đúc tượng Rùa vàng:Hồ Gươm không phải nơi thích đặt gì thì đặt
Đề xuất đúc tượng Rùa vàng:Hồ Gươm không phải nơi thích đặt gì thì đặt

VOV.VN - Phó Giám đốc Sở VHTT Hà Nội: "Hồ Gươm là di tích lịch sử đặc biệt của quốc gia nên không thể tùy tiện đặt gì thì đặt...".

Đề xuất đúc tượng Rùa vàng:Hồ Gươm không phải nơi thích đặt gì thì đặt

Đề xuất đúc tượng Rùa vàng:Hồ Gươm không phải nơi thích đặt gì thì đặt

VOV.VN - Phó Giám đốc Sở VHTT Hà Nội: "Hồ Gươm là di tích lịch sử đặc biệt của quốc gia nên không thể tùy tiện đặt gì thì đặt...".

Không nên đặt tượng Rùa vàng ở Hồ Gươm
Không nên đặt tượng Rùa vàng ở Hồ Gươm

VOV.VN - Ông Trần Khánh Chương - Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam cho rằng, không nên đặt tượng Rùa vàng ở Hồ Gươm.  

Không nên đặt tượng Rùa vàng ở Hồ Gươm

Không nên đặt tượng Rùa vàng ở Hồ Gươm

VOV.VN - Ông Trần Khánh Chương - Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam cho rằng, không nên đặt tượng Rùa vàng ở Hồ Gươm.  

Hai du khách Tây ăn mặc phản cảm, nằm trên bãi cỏ ở Hồ Gươm
Hai du khách Tây ăn mặc phản cảm, nằm trên bãi cỏ ở Hồ Gươm

VOV.VN - Sáng 1/4, hình ảnh hai khách Tây mặc bikini phơi mình tắm nắng trên thảm cỏ ở Hồ Gươm khiến nhiều người bức xúc.

Hai du khách Tây ăn mặc phản cảm, nằm trên bãi cỏ ở Hồ Gươm

Hai du khách Tây ăn mặc phản cảm, nằm trên bãi cỏ ở Hồ Gươm

VOV.VN - Sáng 1/4, hình ảnh hai khách Tây mặc bikini phơi mình tắm nắng trên thảm cỏ ở Hồ Gươm khiến nhiều người bức xúc.

Đề xuất đặt tượng Rùa vàng ở Hồ Gươm: Cần thận trọng khi quyết định
Đề xuất đặt tượng Rùa vàng ở Hồ Gươm: Cần thận trọng khi quyết định

VOV.VN - Đề án “Đúc biểu tượng rùa vàng Hồ Gươm” của ông Tạ Hồng Quân, một công dân thủ đô Hà Nội vừa mới đưa ra đã gây sự chú ý của giới chuyên môn và dư luận.

Đề xuất đặt tượng Rùa vàng ở Hồ Gươm: Cần thận trọng khi quyết định

Đề xuất đặt tượng Rùa vàng ở Hồ Gươm: Cần thận trọng khi quyết định

VOV.VN - Đề án “Đúc biểu tượng rùa vàng Hồ Gươm” của ông Tạ Hồng Quân, một công dân thủ đô Hà Nội vừa mới đưa ra đã gây sự chú ý của giới chuyên môn và dư luận.