Hà Nội: Quản lý di sản, quy hoạch khảo cổ chưa hết "nóng"

VOV.VN - Sở VHTT&DL Hà Nội thừa nhận còn bất cập trong việc quản lý, tu bổ các di sản và nhiều dự án khảo cổ đang bị chồng chéo.

Chiều 19/7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Hà Nội đã tổ chức buổi họp thông báo về công tác ngành văn hóa, thể thao và du lịch Thủ đô 6 tháng đầu năm.

Trong buổi họp, những kết quả đã thực hiện trong 6 tháng đầu năm, những đánh giá về công tác ba ngành này đều được tổng kết một cách khách quan. Song song với đó là những phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm của 6 tháng cuối năm trong ba ngành.

Tuy nhiên, bên cạnh những việc đã đạt được, lãnh đạo các ngành văn hóa, thể thao, du lịch cũng thừa nhận những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại và giải đáp những thắc mắc về bất cập trong công tác quản lý và xử lý ở từng ngành. Trong đó, trọng tâm đi sâu vào đề cập đến những vấn đề liên quan đến việc quản lý di sản, trùng tu di tích, bảo tồn văn hóa phi vật thể và hạn chế về du lịch.

Quản lý di sản: Khó khăn còn ở nhận thức

Ở lĩnh vực quản lý di sản, tình trạng vi phạm trong công tác tu bổ, tôn tạo di tích vẫn còn xảy ra do quản lý còn lỏng lẻo, quá trình trùng tu diễn ra chậm trễ, do sự thiếu hiểu biết cũng như năng lực còn hạn chế của đội ngũ trực tiếp thi công và phương thức truyền bá nhận thức bảo vệ di sản tới người dân cũng chưa được thực hiện triệt để. Theo thống kê, Hà Nội hiện có tổng cộng 5175 di tích lớn, nhỏ. Đặc biệt, trong thời gian qua, những sự việc nổi cộm xoay quanh việc bảo tồn, phát triển làng cổ Đường Lâm, việc tu bổ Chùa Một Cột và những tranh cãi về quy hoạch khảo cổ, trong đó có đàn Xã Tắc vẫn được nêu ra là chủ yếu.

Theo kết luận của báo cáo số 579 ngày 20/5, Sở VHTTDL đã phối  hợp với Sở Quy hoạch kiến trúc, là cơ quan chủ trì đồ án quy hoạch tôn tạo, phát huy các giá trị di tích Đường Lâm báo cáo trình Thành phố phê duyệt và triển khai thực hiện để tập trung bảo tồn tốt hơn, đáp ứng những yêu cầu của người dân. 


Toàn cảnh buổi họp báo tại Sở VHTTDL chiều 19/7

Lý giải thêm khó khăn trong việc bảo tồn làng cổ song song với bảo đảm lợi ích của người dân Đường Lâm, ông Trương Minh Tiến, Phó Giám đốc Sở VHTT&DL cho biết: “Về kế hoạch giãn dân, Sở VHTT&DL đã cùng với Sở Quy hoạch kiến trúc, làm việc với Uỷ ban Nhân dân thị xã Sơn Tây và cũng đã giới thiệu địa điểm nhưng do tình hình thực tế khi lấy ý kiến nhân dân chưa có được sự đồng thuận cao do vị trí cũng như quy hoạch chưa thuận lợi lắm.

Hơn nữa, nhiều người dân họ chưa có sự đồng thuận cao với địa điểm mới, một phần cũng do không gắn bó được với đời sống sinh hoạt quen thuộc của họ, chưa có nhiều liên hệ với nơi ở cũ. Vì thế, hai Sở vẫn đang tiếp tục làm việc để tìm ra địa điểm thích hợp, vừa để phục vụ tốt cho công tác bảo tồn, lại vừa để phù hợp với yêu cầu sinh hoạt của người dân”.

Ngoài chuyện thừa nhận sai lầm, hạn chế và khó khăn trong công tác quản lý, trùng tu làng cổ Đường Lâm, ông Tiến cũng đánh giá nhận thức của người dân về di sản cũng là một trong những vấn đề đáng quan tâm. Đó cũng là một trong những nguyên nhân lý giải cho câu chuyện vì sao người dân đòi trả danh hiệu. Nhu cầu sinh hoạt tăng cao dẫn đến việc người dân cải tạo lại khu nhà cổ, nhưng cải tạo theo hướng thế nào lại phụ thuộc vào cơ chế đặc thù và phải cải tạo thế nào sao cho đúng, cho hợp lý, phù hợp với giá trị được lưu giữ.

Vì thế, Sở đã phối hợp với Liên hiệp Khoa học Phát triển bền vững tổ chức hội thảo nâng cao nhận thức của dân, tìm các giải pháp nâng cao đời sống cho người dân Đường Lâm bằng cách đưa các nghề phụ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch để nỗ lực đáp ứng yêu cầu về lợi ích dân sinh.

Liên quan tới vấn đề tôn tạo, tu bổ di tích, đại diện Sở VHTT&DL Hà Nội có đề cập tới quá trình thực hiện dự án tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích Chùa Một Cột. Vào tháng 5/2013, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã giao UBND quận Ba Đình tập trung triển khai thực hiện dự án tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị của di tích Chùa Một Cột – Diên Hựu theo đúng Luật Di sản Văn hóa, Luật Xây dựng và chỉ đạo của UBND thành phố.


Chùa Một Cột đã phải "kêu cứu" (ảnh: Quang Trung)

Theo đó, việc tu bổ, tôn tạo theo nguyên tắc giữ nguyên hiện trạng theo đúng Luật Di sản Văn hóa, không xây dựng mới công trình. Thành phố cũng giao Sở VHTT&DL là cơ quan thẩm định về chuyên môn, phối hợp với UBND quận Ba Đình báo cáo xin ý kiến thẩm định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về phương án kiến trúc tu bổ, tôn tạo để triển khai thực hiện dự án.

Ngay sau khi nhận được thông tin của nhà chùa, Sở VHTT&DL đã ngay lập tức tiến hành chống dột. Hiện tại, quá trình tu bổ chùa vẫn đang được thực hiện, nhưng do chùa xuống cấp nhiều quá nên Sở vẫn yêu cầu UBND quận Ba đình tiếp tục theo dõi để tiến hành chống dột, hoàn thiện dự án một cách có hiệu quả.

Còn về chùa Trăm Gian, sau sự cố xảy ra, Sở đã cho chỉ đạo quyết liệt. Nói về kết quả quá trình tái tạo cấu kiện chùa Trăm Gian, ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở VHTT&DL cho biết: “Cho đến thời điểm này, toàn bộ các khánh đã xong. Đối với nhà tổ, sau khi hội đồng đánh giá thì chỉ còn một số hạng mục phải sửa sang. Một số công việc cần phải có thời gian nhưng về cơ bản thì đã hoàn thành tương đối. Vào ngày 19/6 hội đồng khóa học đã có buổi đánh giá, sở đã có công văn xin ý kiến bộ để quay về hoàn thiện. Dự kiến đến cuối năm công trình sẽ hoàn thành quá trình tái tạo”.

Quy hoạch khảo cổ: Dự án các ngành chồng chéo

Với đặc thù là một thành phố nghìn năm tuổi, thành phố di sản, vấn đề khảo cổ của Hà Nội được coi là một vấn đề lớn. Thời gian qua nhiều nhà khảo cổ đã tiến hành các cuộc khảo cổ, có khảo cổ lòng đất, khảo cổ hang động, khảo cổ thành cổ... Kết quả của các cuộc khảo cổ này cho thấy Hà Nội có rất nhiều di sản, ít nhất trong thành phố phải có 10 tòa thành, có những di tích hang động hàng nghìn năm tuổi, do đó, không thể xây dựng quy hoạch khảo cổ theo cảm tính mà phải có những dự án cụ thể được thông qua.

Đại diện Sở VHTT&DL khẳng định hiện Sở đang phối hợp với các nhà khảo cổ căn cứ vào tư liệu lịch sử xây dựng đề cương kết hợp với khảo sát thực tế. Ở thời điểm, đề cương đã hoàn thành được xong bước đầu, tiến tới tổ chức hội thảo với các nhà khoa học chuyên ngành lấy ý kiến bổ sung sửa đổi, chỉ còn chờ hoàn thiện quá trình thực hiện quy hoạch khảo cổ.

Tuy nhiên, công tác lập quy hoạch khảo cổ và cắm mốc giới di tích chưa được các địa phương thực sự quan tâm. Hơn nữa, vấn đề vướng mắc chính là ở chuyện dự án các ngành còn chồng chéo lên nhau, mà tiêu biểu chính là vấn đề xây cầu vượt qua Đàn Xã Tắc và những tranh cãi quanh việc có nên gìn giữ, bảo vệ Đàn Xã Tắc hay không.

Vấn đề về việc bảo vệ Đàn Xã Tắc đã gây nên nhiều tranh cãi (ảnh: Huy Phương)

“Hiện tại, các điểm khảo cổ đã có tư liệu để xác định vị trí tuy nhiên có rất nhiều công trình tư nhân cũng như của thành phố quy hoạch chồng lấn lên. Đó là do quy hoạch của chúng ta chưa đồng bộ, quy hoạch khảo cổ đáng nhẽ phải đi trước quy hoạch đô thị nhưng hiện nay việc triển khai còn quá chậm khiến xảy ra tình trạng quy hoạch đô thị không căn cứ trên quy hoạch khảo cổ. Rất nhiều công trình khi đào lên mới biết là có di chỉ khảo cổ. Theo luật thì phải dừng lại để khảo sát khiến cho công tác quản lý gặp nhiều lúng túng.” - ông Trương Minh Tiến, Phó Giám đốc Sở VHTT&DL cho biết.

Cũng trong buổi họp báo, đại diện các ban, ngành của Sở VHTTDL có nêu cả những đề án, phương thức nâng cao giá trị văn hóa phi vật thể và đẩy mạnh du lịch làm trọng tâm.

Về đề án Tổng thống kê văn hóa phi vật thể, được thực hiện trong giai đoạn 2013 – 2015, dự kiến đến cuối năm 2014 sẽ hoàn thành được 70% tiến độ tổng kiểm kê. Sau đó, các di sản tiêu biểu sẽ được lựa chọn để lập hồ sơ trình Bộ VHTT&DL, ghi danh di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, trong đó có Lễ hội truyền thống Cổ Loa.

Việc nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch cũng được Sở đánh giá là việc rất quan trọng. Sở tham mưu cho Thành phố về việc này, và hiện nay Sở đang thành lập Ban chỉ đạo bộ phận hỗ trợ khách du lịch, tiến hành xây dựng một văn phòng ở phố Hàng Dầu nhằm tiếp nhận các phản ánh của du khách cũng như tuyên truyền, quảng bá về du lịch của Thủ đô. Theo dự kiến thì văn phòng sẽ đi vào hoạt động từ ngày 1/8 sắp tới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Việt Nam sẽ ứng cử thành viên Ủy ban Di sản Thế giới
Việt Nam sẽ ứng cử thành viên Ủy ban Di sản Thế giới

(VOV) - Hội nghị lần thứ 37 của WHC đánh dấu lần đầu tiên Việt Nam vận động ứng cử tham gia vào Ủy ban Di sản Thế giới.

Việt Nam sẽ ứng cử thành viên Ủy ban Di sản Thế giới

Việt Nam sẽ ứng cử thành viên Ủy ban Di sản Thế giới

(VOV) - Hội nghị lần thứ 37 của WHC đánh dấu lần đầu tiên Việt Nam vận động ứng cử tham gia vào Ủy ban Di sản Thế giới.

Khai mạc triển lãm không gian di sản văn hoá ASEAN
Khai mạc triển lãm không gian di sản văn hoá ASEAN

(VOV) - Festival lần này diễn ra với chủ đề “Không gian di sản văn hóa các nước ASEAN” và “Đêm phố cổ Hội An đầu thế kỷ XX”.

Khai mạc triển lãm không gian di sản văn hoá ASEAN

Khai mạc triển lãm không gian di sản văn hoá ASEAN

(VOV) - Festival lần này diễn ra với chủ đề “Không gian di sản văn hóa các nước ASEAN” và “Đêm phố cổ Hội An đầu thế kỷ XX”.

Festival Di sản UNESCO Việt Nam-ASEAN diễn ra tại Đà Lạt
Festival Di sản UNESCO Việt Nam-ASEAN diễn ra tại Đà Lạt

(VOV) - Festival lần thứ nhất này sẽ được tổ chức tại Đà Lạt, Lâm Đồng trong thời gian 5 ngày (từ 27-31/12/2013). 

Festival Di sản UNESCO Việt Nam-ASEAN diễn ra tại Đà Lạt

Festival Di sản UNESCO Việt Nam-ASEAN diễn ra tại Đà Lạt

(VOV) - Festival lần thứ nhất này sẽ được tổ chức tại Đà Lạt, Lâm Đồng trong thời gian 5 ngày (từ 27-31/12/2013). 

Festival Di sản Quảng Nam: Rộn ràng nghệ thuật đường phố
Festival Di sản Quảng Nam: Rộn ràng nghệ thuật đường phố

(VOV) -Gần 100 diễn viên, nghệ sĩ của 8 đoàn nghệ tham gia biểu diễn các tiết mục múa hát đặc trưng của dân tộc

Festival Di sản Quảng Nam: Rộn ràng nghệ thuật đường phố

Festival Di sản Quảng Nam: Rộn ràng nghệ thuật đường phố

(VOV) -Gần 100 diễn viên, nghệ sĩ của 8 đoàn nghệ tham gia biểu diễn các tiết mục múa hát đặc trưng của dân tộc

Nghệ thuật đương đại Việt Nam khó tiếp cận di sản
Nghệ thuật đương đại Việt Nam khó tiếp cận di sản

(VOV) - Sáng 5/7, tại Đại học Mỹ thuật Hà Nội đã diễn ra Tọa đàm “Nghệ thuật đương đại tiếp cận di sản”.

Nghệ thuật đương đại Việt Nam khó tiếp cận di sản

Nghệ thuật đương đại Việt Nam khó tiếp cận di sản

(VOV) - Sáng 5/7, tại Đại học Mỹ thuật Hà Nội đã diễn ra Tọa đàm “Nghệ thuật đương đại tiếp cận di sản”.

Di sản văn hóa và văn hóa ứng xử với di sản
Di sản văn hóa và văn hóa ứng xử với di sản

(VOV) - Bắt người dân hy sinh lợi ích của mình để giữ lấy cái danh di sản, không phải là một hướng bảo tồn bền vững.

Di sản văn hóa và văn hóa ứng xử với di sản

Di sản văn hóa và văn hóa ứng xử với di sản

(VOV) - Bắt người dân hy sinh lợi ích của mình để giữ lấy cái danh di sản, không phải là một hướng bảo tồn bền vững.