Hàng trăm thanh đồng hội tụ tại lễ hội chầu văn 2014

Ngày 19/4, tại đền Tân Ninh (thành phố Bắc Giang) đã diễn ra Liên hoan nghi lễ chầu văn năm 2014.

Tham dự liên hoan có hàng trăm thanh đồng, đào quan đến từ các địa phương trong cả nước.

Các thanh đồng tham gia biểu diễn từ 3 giá trở nên trong vòng một giờ. Các thanh đồng được tự chọn các giá để biểu diễn như: giá Trần triều (đại diện cho hội đồng nhà Trần); giá Chúa (đại diện cho 36 chúa); giá Quan (đại diện cho Hội đồng quan lớn); giá Chầu (đại diện cho 12 giá chầu); giá Hoàng (đại diện cho 12 giá hoàng); giá Cô (đại diện cho 12 giá cô); giá Cậu (đại diện cho 12 giá cậu).

Ở mỗi giá có 4 thanh đồng thay mặt cho tứ trụ triều đình hầu hạ, dạ vâng cho thanh đồng hầu Mẫu đại diện cho đạo Mẫu.


Một tiết mục trong nghi lễ chầu văn. (ảnh: Hoàng Anh)

Bằng cách sử dụng âm nhạc độc đáo, trong không gian diễn xướng đậm tính tâm linh, với các lời văn trau chuốt, nghiêm trang, các thanh đồng đã hóa thân thành các vị thánh biểu diễn những màn múa, hát đặc sắc thu hút đông đảo người xem.

Thanh đồng Bùi Văn Kiên ở Hưng Yên cho biết: "Liên hoan hát chầu văn được tổ chức giúp các thanh đồng thỏa mãn tâm nguyện, giúp người dân hiểu được đây không phải là hoạt động mê tín dị đoan mà là một hoạt động văn hóa tín ngưỡng cần phải giữ gìn để không bị biến dạng."

Chầu văn hay còn gọi là hát văn, hát bóng có xuất xứ từ vùng Đồng bằng Bắc bộ vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, là một loại hình nghệ thuật ca hát cổ truyền của Việt Nam.

Đây là hình thức lễ nhạc gắn liền với nghi thức hầu đồng của tín ngưỡng Tứ phủ (Đạo Mẫu) và tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần (Đức Thánh Vương Trần Hưng Đạo), một tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Tuy nhiên từ năm 1954, hát văn dần dần mai một vì hầu đồng bị cấm do bị coi là mê tín dị đoan. Đến đầu những năm 1990, hát văn lại có cơ hội phát triển trở lại và được quan tâm bảo tồn.

Là một trong 33 di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam đã được công nhận vì vậy Liên hoan nghi lễ chầu văn lần này là cơ hội giúp các nhà quản lý về văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo, các nhà khoa học và nhân dân cả nước nhìn nhận sâu sắc hơn về những giá trị của Đạo Mẫu, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ di sản văn hóa dân tộc.

Liên hoan cũng góp phần cho việc lập hồ sơ tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam trình UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại vào năm 2015./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trình diễn nghệ thuật Chầu văn tại L'Espace
Trình diễn nghệ thuật Chầu văn tại L'Espace

(VOV) - Chầu văn vẫn gắn với nghi lễ lên đồng. Đây là một nghi lễ tiêu biểu nhất của đạo Mẫu Tứ phủ của người Việt.

Trình diễn nghệ thuật Chầu văn tại L'Espace

Trình diễn nghệ thuật Chầu văn tại L'Espace

(VOV) - Chầu văn vẫn gắn với nghi lễ lên đồng. Đây là một nghi lễ tiêu biểu nhất của đạo Mẫu Tứ phủ của người Việt.

Liên hoan nghi lễ chầu văn: Tôn vinh giá trị truyền thống
Liên hoan nghi lễ chầu văn: Tôn vinh giá trị truyền thống

VOV.VN - Liên hoan Nghi lễ chầu văn diễn ra từ 25/09 đến 05/10 tại Hà Nội thu hút đông đảo công chúng đến tham dự.

Liên hoan nghi lễ chầu văn: Tôn vinh giá trị truyền thống

Liên hoan nghi lễ chầu văn: Tôn vinh giá trị truyền thống

VOV.VN - Liên hoan Nghi lễ chầu văn diễn ra từ 25/09 đến 05/10 tại Hà Nội thu hút đông đảo công chúng đến tham dự.

Lập hồ sơ đề nghị công nhận Chầu văn là Di sản văn hóa
Lập hồ sơ đề nghị công nhận Chầu văn là Di sản văn hóa

Các cơ quan chức năng đang lập hồ sơ trình UNESCO để công nhận Chầu văn là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Lập hồ sơ đề nghị công nhận Chầu văn là Di sản văn hóa

Lập hồ sơ đề nghị công nhận Chầu văn là Di sản văn hóa

Các cơ quan chức năng đang lập hồ sơ trình UNESCO để công nhận Chầu văn là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Thanh đồng "thăng hoa" ở Liên hoan nghi lễ Chầu văn
Thanh đồng "thăng hoa" ở Liên hoan nghi lễ Chầu văn

VOV.VN - Hình thức hát văn (hát bóng) đã thu hút đông đảo người xem đến và cổ vũ cho sự kiện mang tính tâm linh, độc đáo.

Thanh đồng "thăng hoa" ở Liên hoan nghi lễ Chầu văn

Thanh đồng "thăng hoa" ở Liên hoan nghi lễ Chầu văn

VOV.VN - Hình thức hát văn (hát bóng) đã thu hút đông đảo người xem đến và cổ vũ cho sự kiện mang tính tâm linh, độc đáo.

Kéo co và chầu văn sẽ được trình UNESCO xem xét
Kéo co và chầu văn sẽ được trình UNESCO xem xét

VOV.VN - Hai hồ sơ “Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” và "Nghi lễ và trò chơi kéo co" sẽ được gửi tới UNESCO trước ngày 31/3.

Kéo co và chầu văn sẽ được trình UNESCO xem xét

Kéo co và chầu văn sẽ được trình UNESCO xem xét

VOV.VN - Hai hồ sơ “Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” và "Nghi lễ và trò chơi kéo co" sẽ được gửi tới UNESCO trước ngày 31/3.