Kịch Lưu Quang Vũ vẫn hấp dẫn bởi tính thời sự

VOV.VN - Dù
đã sáng tác cách đây mấy chục năm nhưng các vở kịch của nhà viết kịch Lưu Quang Vũ vẫn mang
tính thời sự và thu hút khán giả.

Trong những ngày này, công chúng yêu sân khấu nô nức đến xem các vở diễn của nhà thơ -  nhà viết kịch Lưu Quang Vũ. Sự mong đợi của công chúng đã được đền đáp, bởi họ thực sự được thưởng thức những vở kịch có giá trị.

Sáng tác cách đây khoảng 3 thập kỷ, nhưng những vở kịch của Lưu Quang Vũ vẫn có tính thời sự. Tính thẩm mỹ, tính dự báo, nghệ thuật xây dựng tác phẩm, nhân vật điển hình… qua tài năng Lưu Quang Vũ, vẫn tiếp tục để lại nhiều suy ngẫm trong lớp nhiều thế hệ khán giả yêu kịch của ông.

Phóng viên VOV đã trò chuyện với NSND - đạo diễn Phạm Thị Thành, người đầu tiên dàn dựng kịch Lưu Quang Vũ và cũng là người dựng kịch của ông nhiều nhất

PV: Thưa bà, trong thời gian giữ vị trí lãnh đạo Nhà hát Tuổi trẻ, bà và Nhà hát đã dàn dựng rất nhiều vở kịch của Lưu Quang Vũ phải không?

NSND Phạm Thị Thành: Đúng vậy! Tôi cũng rất may mắn được viết vở kịch đầu tiên cùng với anh Lưu Quang Vũ và Đào Duy Kỳ. Vở “Sống mãi tuổi 17” từ ngày đó đã được nhận giải cao nhất của Hội diễn (như Huy chương Vàng bây giờ).

Tiếp đấy, anh Vũ viết một số vở rồi đưa hết cho Nhà hát Tuổi trẻ. Vở nào hợp với Nhà hát nào, anh Vũ đưa cho Nhà hát đó, chứ không phải vì quí tôi mà anh Vũ đưa cả cho tôi đâu. Ví dụ: "Hồn Trương Ba, da Hàng Thịt", “Nguồn sáng trong đời" thì đưa cho NSND Nguyễn Đình Nghi có triết lý sâu sắc thực hiện. Còn những vở "Người tốt nhà số 5", "Nếu anh không đốt lửa" thì anh ấy lại đưa cho tôi. Nhà hát Tuổi trẻ dựng kịch Lưu Quang Vũ rất nhiều. Sau "Mùa hạ cuối cùng" thì có một số vở nữa như: "Lời nói dối cuối cùng", "Tin ở hoa hồng", "Lời thề thứ 9"…

NSND Phạm Thị Thành (ảnh: Mai Hồng)

PV: Khi cộng tác với nhà viết kịch Lưu Quang Vũ, điều gì để lại ấn tượng cho bà nhiều nhất?

NSND Phạm Thị Thành: Tôi và anh Lưu Quang Vũ làm việc với nhau cũng một thời gian. Tôi đã làm tổng cộng 18 vở khi anh Vũ còn sống. Sau khi anh Vũ mất, tôi đã làm tiếp khoảng 4-5 vở. Tất cả là khoảng 24-25 vở cho các nhà hát trong toàn quốc, kể cả TPHCM. Sở dĩ có sự hợp nhau trong nghệ thuật và sáng tạo nghệ thuật vì tôi biết đào sâu những lợi thế, tài năng của Lưu Quang Vũ. Đó là Lưu Quang Vũ biết từ trước và biết phê phán những cái chưa tốt trong xã hội.

Ví dụ như vấn đề đào tạo, anh Vũ nói từ 40 năm trước thì đến nay vẫn còn sai phạm. Hay trong vở "Nếu anh không đốt lửa", anh phê phán bao cấp và cảnh báo sự trở lại của bao cấp đang còn. Có điểm đặc biệt là tấm lòng anh Vũ rất tốt với xã hội, cái kết của mỗi vở bao giờ cũng viết tin vào cái tốt, cái đẹp của xã hội, của con người.

PV: Khi bà dàn dựng, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ có đến tham gia không?

NSND Phạm Thị Thành: Có chứ! Đến giờ, tôi vẫn giữ một lá thư của anh Lưu Quang Vũ viết cho nhạc sĩ Bùi Thanh Bình. Khi tôi với anh Lưu Quang Vũ làm vở "Ông Vua hoá hổ" tại Đoàn chèo Hải Phòng, vì âm nhạc chưa hoàn chỉnh nên anh Vũ đã viết thư thay mặt cả tôi, mời anh Bùi Thanh Bình sang làm ngay để cho kịp thời vở đó.

PV: Nhà viết kịch Lưu Quang Vũ rất tâm huyết với những đứa con tinh thần của mình?

NSND Phạm Thị Thành: Đúng vậy! Khi góp ý kiến thì anh Vũ rất quan tâm đến việc làm sao để vở kịch hoàn thiện hơn.

Cảnh trong vở "Mùa hạ cuối cùng" do NSƯT Chí Trung làm đạo diễn (ảnh: Mai Hồng)

PV: Thưa bà, là những người ở cùng thế hệ, bà nhận xét gì về sức lao động, sáng tạo, cũng như sự nghiêm túc trong công việc của nhà viết kịch  Lưu Quang Vũ?

NSND Phạm Thị Thành: Có thể nói, anh Lưu Quang Vũ là người lao động rất miệt mài. Anh vẫn bố trí đi đây đi đó để xem, để đọc và hiểu. Có lần anh ấy nói với tôi: "Thành ạ" - (Anh Vũ kém tôi khoảng 3 tuổi, nhưng chúng tôi vẫn gọi nhau thân mật bằng tên) - "Lắm lúc Vũ viết Vũ phải buộc một cái xích chân vào chân bàn để viết". Anh Vũ nhiều khi viết 2-3 vở liền một lúc. Anh bảo: "đầu Vũ như một cái “ô thuốc bắc", nghĩ ra cái gì thích thì viết vào vở đấy, có lúc hoàn thành 3-4 cái cùng một lúc".

Anh Vũ viết vở đầu tiên năm 1979 là vở "Sống mãi tuổi 17", được dàn dựng năm 1980. Đến năm 1988 thì anh mất.

PV: Theo nhận định của bà, nhờ đâu mà tài năng của nhà viết kịch Lưu Quang Vũ có thể toả sáng như vậy?

NSND Phạm Thị Thành: Thật ra mà nói, tài năng của anh Vũ là tài năng bẩm sinh, cộng thêm yếu tố nắm bắt được những vấn đề "nóng" của đời sống. Ví dụ như vở "2000 ngày oan trái", khi đó tôi có đọc một bài báo nói về một người, khi ra tù thì giải oan cho một người bạn trong tù.

Anh Vũ đọc thấy rất hay và hợp lý nên nắm bắt viết kịch. Hay là vở "Nếu anh không đốt lửa" về việc phê phán bao cấp, cũng là anh Vũ bắt gặp những vấn đề của cuộc sống và viết ngay. Có những vở tâm huyết anh Vũ viết vài ba năm mới xong nhưng có vở viết rất nhanh. 

Cảnh trong vở "Lời thề thứ 9" do Nhà hát Tuổi trẻ dàn dựng (ảnh: Mai Hồng)


PV: Đã mấy chục năm trôi qua kể từ vở diễn đầu tiên của nhà viết kịch Lưu Quang Vũ ra đời, khi xem lại những vở diễn của ông được các đơn vị nghệ thuật dàn dựng lại trong dịp Liên hoan lầnnày, bà có cảm xúc như thế nào?

NSND Phạm Thị Thành: Các nhà hát dựng lại các vở của Lưu Quang Vũ, tôi nghĩ rằng, ngày hôm nay, các bạn trẻ đã nối tiếp đàn anh đi trước nhưng với đầu óc sáng tạo tìm tòi, tạo ra những cái mới. Điều đó làm tôi rất mừng. Nghệ thuật thì phải trẻ hoá. Thế hệ trẻ làm đạo diễn cũng có nhiều người làm rất tốt. Ví dụ Chí Trung làm vở "Mùa hạ cuối cùng", khi xem tôi cũng thích, hay trong vở "Ngọc Hân Công Chúa" thì Thu Huyền diễn cũng rất đạt.

PV: Tất cả các buổi biểu diễn trong liên hoan thì đều chật kín khán giả. Điều này cho thấy kịch của Lưu Quang Vũ vẫn có sức hấp dẫn?

NSND Phạm Thị Thành: Bởi vì nó đi sâu vào vấn đề con người và xã hội.

PV: Qua đó, chúng ta lại nhắc lại bài học tưởng như đã cũ rằng: sân khấu luôn luôn phải nằm trong tâm điểm của đời sống xã hội thì mới thu hút được khán giả?

NSND Phạm Thị Thành: Đúng như thế, tại sao ra đời cách đây hơn 3 chục năm mà kịch Lưu Quang Vũ vẫn hấp dẫn, chính là vì nội dung các vở kịch của ông vẫn nêu những vấn đề đang nóng bỏng của cuộc sống hôm nay. Những nhân vật của anh Vũ vẫn là những con người mà chúng ta thấy trong cuộc sống xung quanh. Lưu Quang Vũ có điều đặc biệt là anh ấy viết về đề tài hiện đại, đề tài lịch sử, về công nhân, nông dân, bộ đội, cán bộ hay học sinh... thì vẫn là những con người của ngày hôm nay.

PV: Xin cảm ơn NSND - đạo diễn Phạm Thị Thành./.

Nhà thơ - nhà viết kịch Lưu Quang Vũ (sinh ngày 17/4/1948, mất ngày 29/8/1988) - được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học- nghệ thuật đợt 2 (năm 2000). Ông được coi là một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch những năm 80 của thế kỷ trước.

40 tuổi, ông có một gia tài gần 50 vở kịch và hầu hết các vở kịch của ông đều được các đoàn kịch, chèo gây dựng thành công dưới sự chỉ đạo của nhiều đạo diễn nổi tiếng. Rất nhiều các tác phẩm của ông đã làm sôi động sân khấu Việt nam thời kỳ đó như: “Hồn Trương Ba da hàng thịt”, “Lời thề thứ 9”, “Bệnh sĩ”, “Khoảnh khắc và vô tận”, “Ông không phải bố tôi”, “Tôi và chúng ta”, “Tin ở hoa hồng”, “Nàng Sita”…. Vở kịch đầu tay "Sống mãi tuổi 17" được trao tặng Huy chương vàng Hội diễn sân khấu.

Các vở kịch, truyện ngắn, thơ của Lưu Quang Vũ giàu tính hiện thực và nhân văn cũng như in đậm dấu ấn của từng giai đoạn trong cuộc sống và sự nghiệp của ông./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kịch Lưu Quang Vũ vẫn mang hơi thở thời đại
Kịch Lưu Quang Vũ vẫn mang hơi thở thời đại

VOV.VN - Để có hơi thở thời đại, các đạo diễn đã mạnh dạn thể hiện nhiều hình thức sân khấu mới, ngôn ngữ mới trong các vở kịch.

Kịch Lưu Quang Vũ vẫn mang hơi thở thời đại

Kịch Lưu Quang Vũ vẫn mang hơi thở thời đại

VOV.VN - Để có hơi thở thời đại, các đạo diễn đã mạnh dạn thể hiện nhiều hình thức sân khấu mới, ngôn ngữ mới trong các vở kịch.

Nhớ Lưu Quang Vũ!
Nhớ Lưu Quang Vũ!

Cuộc đời của Lưu Quang Vũ tuy ngắn ngủi, nhưng ông đã sống và làm việc hết mình; đóng góp không nhỏ cho đời sống văn học Việt Nam ở nhiều thể loại: thơ, văn xuôi, kịch...

Nhớ Lưu Quang Vũ!

Nhớ Lưu Quang Vũ!

Cuộc đời của Lưu Quang Vũ tuy ngắn ngủi, nhưng ông đã sống và làm việc hết mình; đóng góp không nhỏ cho đời sống văn học Việt Nam ở nhiều thể loại: thơ, văn xuôi, kịch...

Lưu Quang Vũ và “điều không thể mất”
Lưu Quang Vũ và “điều không thể mất”

Những giá trị đích thực trong tác phẩm của Lưu Quang Vũ sẽ tiếp tục được khơi dậy và tỏa sáng.

Lưu Quang Vũ và “điều không thể mất”

Lưu Quang Vũ và “điều không thể mất”

Những giá trị đích thực trong tác phẩm của Lưu Quang Vũ sẽ tiếp tục được khơi dậy và tỏa sáng.

Tiếp nhận tài liệu của Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh
Tiếp nhận tài liệu của Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh

(VOV) -Khối tài liệu gồm toàn bộ bản thảo viết tay kịch cũng như sách, thơ của Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh.

Tiếp nhận tài liệu của Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh

Tiếp nhận tài liệu của Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh

(VOV) -Khối tài liệu gồm toàn bộ bản thảo viết tay kịch cũng như sách, thơ của Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh.

Lưu Quang Vũ: Còn nỗi thương đời để lại mai sau
Lưu Quang Vũ: Còn nỗi thương đời để lại mai sau

Lưu Quang Vũ viết kịch để vạch cho xã hội thấy những ung nhọt, những bất cập không phải vì muốn đánh đổ, thù ghét mà chỉ vì quá thương đời.

Lưu Quang Vũ: Còn nỗi thương đời để lại mai sau

Lưu Quang Vũ: Còn nỗi thương đời để lại mai sau

Lưu Quang Vũ viết kịch để vạch cho xã hội thấy những ung nhọt, những bất cập không phải vì muốn đánh đổ, thù ghét mà chỉ vì quá thương đời.

Liên hoan các vở diễn của tác giả Lưu Quang Vũ
Liên hoan các vở diễn của tác giả Lưu Quang Vũ

VOV.VN - Các tác phẩm nổi tiếng của Lưu Quang Vũ sẽ được giới thiệu tới công chúng từ ngày 9/9 – 15/9 tại Hà Nội.

Liên hoan các vở diễn của tác giả Lưu Quang Vũ

Liên hoan các vở diễn của tác giả Lưu Quang Vũ

VOV.VN - Các tác phẩm nổi tiếng của Lưu Quang Vũ sẽ được giới thiệu tới công chúng từ ngày 9/9 – 15/9 tại Hà Nội.

NSƯT Chí Trung dựng vở “Mùa hạ cuối cùng” của Lưu Quang Vũ
NSƯT Chí Trung dựng vở “Mùa hạ cuối cùng” của Lưu Quang Vũ

VOV.VN - "Mùa hạ cuối cùng" là tác phẩm kịch nổi tiếng của cố tác giả Lưu Quang Vũ được NSƯT Chí Trung dàn dựng lại.

NSƯT Chí Trung dựng vở “Mùa hạ cuối cùng” của Lưu Quang Vũ

NSƯT Chí Trung dựng vở “Mùa hạ cuối cùng” của Lưu Quang Vũ

VOV.VN - "Mùa hạ cuối cùng" là tác phẩm kịch nổi tiếng của cố tác giả Lưu Quang Vũ được NSƯT Chí Trung dàn dựng lại.

Xuất bản tập thơ của Lưu Quang Vũ
Xuất bản tập thơ của Lưu Quang Vũ

Công ty cổ phần văn hóa Nhã Nam vừa xuất bản tuyển tập thơ “Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi” của nhà viết kịch, nhà thơ quá cố Lưu Quang Vũ với hơn 100 bài thơ

Xuất bản tập thơ của Lưu Quang Vũ

Xuất bản tập thơ của Lưu Quang Vũ

Công ty cổ phần văn hóa Nhã Nam vừa xuất bản tuyển tập thơ “Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi” của nhà viết kịch, nhà thơ quá cố Lưu Quang Vũ với hơn 100 bài thơ

Nhớ thơ tình Lưu Quang Vũ
Nhớ thơ tình Lưu Quang Vũ

Trong bản chất sáng tạo của con người tài hoa son trẻ Lưu Quang Vũ, thơ là hồn cốt thâm hậu, chứ không phải kịch nghệ, báo chí, văn xuôi hay hội hoạ, những mảnh đất mà chàng từng thử nghiệm, gieo trồng và gặt hái.

Nhớ thơ tình Lưu Quang Vũ

Nhớ thơ tình Lưu Quang Vũ

Trong bản chất sáng tạo của con người tài hoa son trẻ Lưu Quang Vũ, thơ là hồn cốt thâm hậu, chứ không phải kịch nghệ, báo chí, văn xuôi hay hội hoạ, những mảnh đất mà chàng từng thử nghiệm, gieo trồng và gặt hái.

NH Tuổi trẻ tổ chức chương trình tưởng nhớ Lưu Quang Vũ
NH Tuổi trẻ tổ chức chương trình tưởng nhớ Lưu Quang Vũ

VOV.VN - Đêm nghệ thuật với các tiết mục trình diễn thơ của Lưu Quang Vũ – Xuân Quỳnh và vở kịch "Lời thề thứ 9".

NH Tuổi trẻ tổ chức chương trình tưởng nhớ Lưu Quang Vũ

NH Tuổi trẻ tổ chức chương trình tưởng nhớ Lưu Quang Vũ

VOV.VN - Đêm nghệ thuật với các tiết mục trình diễn thơ của Lưu Quang Vũ – Xuân Quỳnh và vở kịch "Lời thề thứ 9".

Khai mạc Liên hoan các vở diễn của Lưu Quang Vũ
Khai mạc Liên hoan các vở diễn của Lưu Quang Vũ

VOV.VN - Tối 9/9, tại Hà Nội diễn ra lễ khai mạc Liên hoan các vở diễn của tác giả Lưu Quang Vũ nhân kỷ niệm 25 năm ngày mất của ông.

Khai mạc Liên hoan các vở diễn của Lưu Quang Vũ

Khai mạc Liên hoan các vở diễn của Lưu Quang Vũ

VOV.VN - Tối 9/9, tại Hà Nội diễn ra lễ khai mạc Liên hoan các vở diễn của tác giả Lưu Quang Vũ nhân kỷ niệm 25 năm ngày mất của ông.