15 năm thực hiện NQ TW 5 Khóa VIII:

Một Nghị quyết mang tầm vóc chiến lược về văn hóa

VOV.VN - Nghị quyết TW5 là một thành tựu về lí luận văn hóa cũng như đúc kết thực tiễn của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Ngày 16 tháng 7 năm 1998, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) đã ban hành Nghị quyết “Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Đây là văn kiện chuyên đề, sâu sắc và toàn diện về văn hoá sau Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943. Một Nghị quyết thực sự có ý nghĩa chiến lược về văn hóa của Đảng ta.

Tổng kết, nhìn nhận khách quan những kết quả tích cực và những hạn chế cần khắc phục sau 15 năm thực hiện Nghị quyết TW 5 (Khóa VIII), đề ra những giải pháp phát triển văn hóa là việc làm vô cùng quan trọng, có tính bản lề trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng môi trường văn hóa Việt Nam văn minh, hiện đại, mang đậm bản sắc, truyền thống dân tộc với những thiết chế văn hóa mới xứng tầm thời đại, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân hiện nay và mai sau.

Nhân dịp này VOV online tiếp tục giới thiệu loạt bài nhìn lại 15 năm thực hiện Nghị quyết với ý kiến các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, khoa học và văn hóa về vấn đề này.

>>Cùng trong loạt bài:

Xây dựng Hệ giá trị văn hóa Việt Nam trong tình hình mới

Xây dựng con người là nhiệm vụ then chốt

Nhận định về kết quả 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (Khoá VIII), Chủ tịch Hội đồng di sản văn hóa quốc gia, GS.TS Lưu Trần Tiêu khẳng định: "Nghiên cứu lại 5 quan điểm cơ bản, 10 nhiệm vụ cụ thể và 4 giải pháp lớn, Nghị quyết TW 5 là một thành tựu về mặt lí luận văn hóa cũng như đúc kết thực tiễn của Đảng, Nhà nước ta, sự đóng góp của nhân dân mà  trong đó có sự đóng góp của đội ngũ trí thức". 

GS.TS Lưu Trần Tiêu (ảnh Petrotimes)

Là người tham gia ngay từ khâu soạn thảo dự thảo Nghị quyết và cũng là người theo dõi quá trình thực hiện Nghị quyết này ở một số ban ngành, địa phương, GS.TS Lưu Trần Tiêu cho rằng có 3 tiền đề làm nên thành công của Nghị quyết TW 5:

Đó là Đảng ta đã tiếp thu và phát triển những quan điểm cơ bản quan trọng của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Như đề cương văn hóa năm 43 của Đảng và tư tưởng của Hồ Chí Minh về văn  hóa như: "văn hóa soi đường cho quốc dân đi"; "văn hóa không nằm ngoài kinh tế và chính trị"...

Tiền đề thứ 2, chính là những thành tựu của công cuộc đổi mới diễn ra hơn 10 năm đã làm bệ đỡ cho việc chuẩn bị Nghị quyết TW 5. 

Tiền đề thứ 3, đúng vào dịp chúng ta chuẩn bị nghị quyết TW 5, Liên hợp quốc đã phát động thập kỉ quốc tế phát triển văn hóa. Những tư tưởng của UNESCO về văn hóa chẳng hạn như văn hóa vì phát triển, bảo vệ  bản sắc dân tộc, bảo tồn sự đa dạng văn hóa của các dân tộc đã được phản ánh trong Nghị quyết TW 5.

Về những thành tựu nổi bật của Nghị quyết, GS.TS Lưu Trần Tiêu cho rằng: Đầu tiên là nhận thức về vai trò của văn hóa trong kinh tế xã hội đã được nâng cao, từ thực tế đó được thể chế hóa trong chủ trương chính sách, quy hoạch phát triển của các cơ quan TW, địa phương. Các nghị quyết chỉ thị của Đảng về văn hóa rất nhiều, liên quan đến hàng loạt vấn đề đời sống xã hội liên quan đến văn hóa. Thủ tướng Chính phủ cũng phê duyệt hàng loạt các chiến lược phát triển: văn hóa,  thể dục thể thao, du lịch.

Trong đó có Luật di sản văn hóa, Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 đã thể chế hóa quan điểm của Đảng.

Vai trò của cộng đồng và xã hội được phát huy. Theo GS.TS Lưu Trần Tiêu, xã hội hóa các hoạt động văn hóa trong xây dựng và phát triển văn hóa có thể coi là chủ trương đúng đắn và đạt kết quả ngoài mong đợi. Xuất hiện nhiều phong trào ý nghĩa sâu rộng trong quần chúng như về nguồn, xóa đói giảm nghèo, giúp người hoạn nạn, khuyến học, khuyến tài...

"Sau khi có Luật Di sản Văn hóa, tôi rất ngạc nhiên khi được nghe những báo cáo về việc hình thành những bộ sưu tập tư nhân. Lâu nay chúng ta chưa biết được trong dân có tài sản lớn lao như thế nào về mặt di sản văn hóa. Nhà nước giữ gìn các bảo vật chủ yếu trong các bảo tàng di sản rồi, nhưng mà không tưởng tượng được người dân đã dày công lưu giữ có những bộ sưu tập đến hàng nghìn hiện vật, mà trong đó có nhiều hiện vật được đánh giá cao" - GS.TS Lưu Trần Tiêu bày tỏ.

Giáo sư cũng cho biết thêm: "Trên các loại hình khác nhau ko phải sưu tập cổ vật mà cả sưu tập về cách mạng kháng chiến. Có những người bỏ cả tiền, bỏ cả tài sản của mình ra để xây dựng một  Không gian đường Trường Sơn với những đóng góp cá nhân nhưng có ý nghĩa".

Trên lĩnh vực tác phẩm văn học và nghệ thuật, dù chúng ta chưa có những tác phẩm  xứng tầm thời đại nhưng phải thừa nhận các tác phẩm văn học trong những năm qua đã có nhiều tìm tòi về nội dung phản ánh, thể nghiệm nhiều nhiều phương thức thể hiện, hình thức diễn đạt mới, phong phú các thể loại, các sản phẩm sáng tạo. Tính chủ thể sáng tạo của các văn nghệ sĩ được nâng cao và khuyến khích.

Trong việc bảo tồn các di sản văn hóa dân tộc cụ thể từ năm 2008-2012, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt và giải quyết kinh phí  để Hội văn hóa dân gian thực hiện dự án công bố phổ biến tài sản văn hóa, văn nghệ dân gian các dân tộc VN. Cho đến nay xuất bản 1000 công trình tiêu biểu của 446 tác phẩm với tổng số 558 triệu trang in. Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý chấp thuận cho dự án giai đoạn 2 vào năm 2013- 2017, trong đó công bố 1.500 tác phẩm.

Viện Văn hóa Nghệ thuật VN lần đầu tiên hình thành ngân hàng dữ liệu đồ sộ về văn hóa phi vật thể. Viện Khoa học Xã hội (Viện Hàn lâm Khoa học) cũng được Thủ tướng Chính phủ cho thực hiện dự án điều tra, sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản kho tàng sử thi Tây Nguyên. Đến nay phát hiện 622 tác phẩm sử thi trên 1000 buôn làng ở Tây Nguyên, trong đó có một số sử thi Tây Nguyên có độ dài tương đương với những sử thi nổi tiếng của thế giới.

Chủ tịch Hội đồng di sản văn hóa quốc gia GS.TS Lưu Trần Tiêu, cho rằng tồn tại dẫn đến sự không thành công trong việc tổ chức thực hiện Nghị quyết TW 5 (Khóa VIII) đó là  chúng ta chưa coi trọng đúng mức việc xây dựng con người, chưa làm cho văn hóa trở thành nhân tố thúc đẩy con người tự hoàn thiện về nhân cách. Sự xuống cấp, tư tưởng đạo đức và lối sống như hiện nay là nguyên nhân từ đó.

Nghị quyết TW 5 đã chỉ đạo rất rõ về việc xây dựng con người, xây dựng nhân cách, nếp sống văn hóa, môi trường văn hóa. Chiến lược đến năm 2020 thủ tướng chính phủ đã chỉ ra rất rõ nhưng việc thực hiện chúng ta chỉ thường nói những điều to tát mang tính vĩ mô mà xây dựng con người, nền văn hóa và đạo đức con người, lối sống thì phải nói những điều cụ thể. Ta phải học tập theo Bác Hồ khi Bác nói về phẩm chất của cán bộ chỉ ra 5 phẩm chất trí, tín, nhân, dũng, liêm.

"Nhưng theo tôi chúng ta chưa làm được bởi vì chúng ta bị va đập bởi cơ chế thị trường mà chưa được chuẩn bị kĩ càng về văn hóa, chúng ta bị va đập bởi toàn cầu hóa khủng khiếp, có nhiều cái được nhưng có nhiều thứ chúng ta chưa chuẩn bị về mặt tâm thế để thích ứng, phòng ngừa, tiếp nhận sự va đập mà chúng ta thấy trong cơ chế thị trường và toàn cầu hóa" - GS.TS Lưu Trần Tiêu nhấn mạnh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hướng tới mục tiêu xây dựng con người Việt Nam toàn diện
Hướng tới mục tiêu xây dựng con người Việt Nam toàn diện

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 với mục tiêu trọng tâm là là hướng mọi hoạt động văn hóa vào việc xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện…

Hướng tới mục tiêu xây dựng con người Việt Nam toàn diện

Hướng tới mục tiêu xây dựng con người Việt Nam toàn diện

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 với mục tiêu trọng tâm là là hướng mọi hoạt động văn hóa vào việc xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện…

Xây dựng con người là nhiệm vụ then chốt
Xây dựng con người là nhiệm vụ then chốt

VOV.VN -Kế thừa tinh hoa trong nhân cách văn hóa Việt Nam từ ngàn đời để xây dựng nhân cách con người Việt Nam.

Xây dựng con người là nhiệm vụ then chốt

Xây dựng con người là nhiệm vụ then chốt

VOV.VN -Kế thừa tinh hoa trong nhân cách văn hóa Việt Nam từ ngàn đời để xây dựng nhân cách con người Việt Nam.

Chủ trương của Đảng về văn hóa có sức lan tỏa sâu rộng
Chủ trương của Đảng về văn hóa có sức lan tỏa sâu rộng

VOV.VN -Xây dựng, phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thể hiện tầm nhìn chiến lược và tư duy cách mạng của Đảng ta.

Chủ trương của Đảng về văn hóa có sức lan tỏa sâu rộng

Chủ trương của Đảng về văn hóa có sức lan tỏa sâu rộng

VOV.VN -Xây dựng, phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thể hiện tầm nhìn chiến lược và tư duy cách mạng của Đảng ta.

Nhiệm vụ cấp bách nhất là xây dựng con người
Nhiệm vụ cấp bách nhất là xây dựng con người

VOV.VN - "Giáo dục nhằm mục tiêu hoàn thiện nhân cách, phát triển năng lực của con người và mục tiêu cao nhất là xây dựng con người"

Nhiệm vụ cấp bách nhất là xây dựng con người

Nhiệm vụ cấp bách nhất là xây dựng con người

VOV.VN - "Giáo dục nhằm mục tiêu hoàn thiện nhân cách, phát triển năng lực của con người và mục tiêu cao nhất là xây dựng con người"

Xây dựng Hệ giá trị văn hóa Việt Nam trong tình hình mới
Xây dựng Hệ giá trị văn hóa Việt Nam trong tình hình mới

VOV.VN - Trong bối cảnh mới, việc bảo tồn và phát huy bản sắc-hệ giá giá trị văn hóa dân tộc là cần thiết và cấp bách.

Xây dựng Hệ giá trị văn hóa Việt Nam trong tình hình mới

Xây dựng Hệ giá trị văn hóa Việt Nam trong tình hình mới

VOV.VN - Trong bối cảnh mới, việc bảo tồn và phát huy bản sắc-hệ giá giá trị văn hóa dân tộc là cần thiết và cấp bách.