Nguyệt Hạ, như họ cười trong mơ trên môi

VOV.VN -Nguyệt Hạ là đêm chơi của ba cô gái rất đẹp, khá tài tử từ ba nơi trên thế giới hội ngộ giữa trung tâm Hà Nội với 300 khán giả yêu nhạc Trịnh

Tôi nghe, Giang Trang hát lần đầu, cùng với bạn cô, Nguyễn Huyền Trang con gái tôi, ở một buổi Lễ khai trương tiệm sách trong phố phường Hà Nội, nơi chôn cất cả tuổi xanh, cả quá khứ vui và buồn thương của cá nhân tôi.

Lần ấy tôi đề nghị Giang Trang nên hát chuyên nghiệp. Dẫu rằng lần ấy, tiếng hát vô cùng cá biệt của cô phải tách ra trong cái không khí của Lễ, kiểu Việt Nam, vốn náo động.

Nguyệt Hạ. ảnh: CAND.
Sau đó Lênh đênh nhớ phố, rồi Hạ Huyền I và II. Như vậy cả thẩy bốn lần trước đêm Nguyệt Hạ. Song thực ra hình như tôi nghe nhiều hơn thế, những lần nghe đi nghe lại trên đường tha hương. Những đêm tôi nghe cả Giang Trang trong mơ. Tỉnh giấc, khi là chim hót véo von và mặt trời chiếu những tia nắng bình an chéo qua cửa sổ, khi thì quanh tôi trắng xóa tuyết âm 25 độ trên vùng núi cao buốt giá bốn mùa Glauchau gần thành phố Chemnitz.

Rồi tôi về hẳn nước ở trong nhà có vườn tôi vẫn đôi khi nghe cô hát trong mơ. Mỗi khi như thế, cả thực và mơ tôi đều nhận ra tôi bình an kì lạ. Mỗi khi như thế, mơ và thực, tôi thương yêu đến đổ lệ nghĩ về Trịnh Công Sơn trong gia tài âm nhạc đồ sộ của ông.

Nguyệt Hạ là đêm chơi của ba cô gái rất đẹp, khá tài tử từ ba nơi trên thế giới hội ngộ giữa trung tâm Hà Nội tại nhà văn hóa L’Espace, với hơn 300 khán giả yêu nhạc Trịnh một cách may mắn.

Tôi ấn tượng với màu đỏ tràn ngập trên sân khấu tôn lên sắc đẹp kiều diễm như hội họa của ba cô gái, mà chỉ có bàn tay tài hoa của nghệ thuật sắp đặt và thị giác như dạng Phi Phi Anh mới đồng cảm với nhóm nữ nghệ sĩ mà nên.

Tôi ấn tượng với nụ cười như buông ra rồi chợt tắt, khi nghệ sĩ sáo tha thiết trong nghiêm túc vẻ không vui cũng chẳng buồn và, người cây ghi ta giọng rất ấm áp, ngọt ngào, từng nốt hay từng chuỗi thanh âm có nhiều khi như những viên ngọc sáng đổ ra làm tôi hay không gian L’Espace run rảy.

Mười hai khúc điệu - Mỗi ca khúc và bản nhạc thực hiện ở Nguyệt Hạ đều phản ánh đúng với bản chất của Nhạc Trịnh trong ca khúc Trịnh, mở ra một cõi không gian bình an. Kể cả khi Giang Trang không cất lời, hai nhạc cụ trong tay hai người nghệ sĩ trẻ; lúc thì cây ghi ta Lê Thu ở nhiệm vụ solist, lúc lại làm nền cho tiếng sáo của Lê Thư Hương hát nhạc Trịnh Công Sơn.

Trên tinh thần từ Hạ Huyền I và II, mỗi nhạc cụ đều giữ vai trò bình đẳng với ca sĩ , ca sĩ như một nhạc cụ...và, nay ở Nguyệt Hạ gia tăng sự an nhiên như nụ cười Phật giáo mang lại cho sinh linh sự an bằng là thành công lớn nhất của đêm nhạc này.

Tôi đã có lần phát biểu, giọng ca của Giang Trang không thể phân tích bình thường khi thẩm định một chất giọng, cả như khi ta đã thấm vào giọng ca của các ngôi sao đẳng cấp như Mỹ Linh, Thanh Lam v.v… Bởi vì giọng ca của cô - Giang Trang không chỉ tính ở sự trong trẻo nhẹ nhàng trời phú, mẹ trao, mà cách thức thể hiện các ca khúc, khúc thức của nhạc sĩ họ Trịnh là cách thức ứng xử với những âm nhạc của Trịnh Công Sơn. Đây là sự hoàn toàn không giống ai, kể cả với Khánh Ly riêng biệt đến bất tử.

Sự ứng xử của một tâm hồn khi hát, rất trở về Hà Nội, một Hà Nội lịch lãm và sang trọng. Một con người dung dưỡng khí chất hồn cốt ở Thăng Long, hát các ca khúc của Trịnh, càng ngày càng đượm màu, gần gũi với tinh thần của Phật giáo, cũng là một tinh thần xuyên suốt, dai dẳng trong nét đặc thù âm nhạc - tinh thần Trịnh Công Sơn. Ấy là trước đây tôi đã từng nói, Giang Trang nhuộm một màu Hà Nội vào nhiều ca khúc của Trịnh Công Sơn, một niềm tự hào của âm nhạc Việt Nam. 


Đêm Nguyệt Hạ, phải cám ơn những đóng góp của nhạc sĩ phối âm phối khí, cũng như cám ơn gần cuối chương trình có mặt nam nghệ sĩ cello Thanh Long, thêm một giọng đàn, một giọng bè khá ăn nhập, khác lạ về sự chơi, thì thầm cùng ba nghệ sĩ trẻ về một cõi thiên đường nhạc Trịnh.

Tôi từng nghe ở trong nước và nước ngoài, kể cả Khánh Ly và bạn người Đức hát ca khúc Trịnh. Mỗi người là một dư vị và đẳng cấp tạo ra nhiều giá trị khác biệt. Cách thức ứng xử trên cái giọng cha mẹ sinh ra ở Giang Trang đem lại không khí nhạc Trịnh một không gian đầy sang trọng và quý tộc.

Nó đẹp như thế, cũng là nhờ ở công chúng đêm 17-07, tại Nhà văn hóa Pháp L’Espace mà công chúng thật sự đến với Giang Trang và hai nữ nghệ sĩ khác với cả tấm lòng kính trọng và yêu thương Trịnh, rũ bỏ cái ngột ngạt oi nồng mùa hè Hà Nội bên ngoài, ngồi rất yên lặng, như chỉ có một mình đối diện và chia sẻ cùng Nguyệt Hạ. Đó cũng là một nhịp sống nhiều người mong đợi của người ta đang ở Hà Nội, hay đến với Hà Nội, cũng là dịp đến với văn hóa, nghệ thuật.

Điều cuối cùng muốn gửi tới nhà văn hóa Pháp L’Espace, bấy nay vẫn là nơi nhiều trí thức người Việt Nam rất trọng thị, quan tâm. Chúng tôi cũng hiểu, thông cảm những gì các bạn đã rất cố gắng, khi có ít nhiều khó khăn, nhằm giữ gìn một vẻ đẹp văn hóa Pháp-Việt khi được tôn vinh ở đây. Nhưng đã vài lần rồi, ở vài khâu diễn, cả loại hình khác, nay đặc biệt lại tái diễn ở đêm Nguyệt Hạ, sơ xuất âm thanh để liên tục “bắn súng” hay “sấm sét” vào gõ vào tai âm nhạc. Thật là đáng tiếc và cần nghiêm túc sửa chữa gấp. Tôi hy vọng, nếu được gặp tân đại sứ Pháp, sẽ không phải xin ông lưu ý về vấn đề nhỏ, nhưng lại rất buồn này!

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giang Trang “Lênh đênh nhớ phố”
Giang Trang “Lênh đênh nhớ phố”

Đêm nhạc là lời trần tình của 3 nghệ sỹ tưởng nhớ cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn.

Giang Trang “Lênh đênh nhớ phố”

Giang Trang “Lênh đênh nhớ phố”

Đêm nhạc là lời trần tình của 3 nghệ sỹ tưởng nhớ cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn.

Nghe Giang Trang hát Nhạc Trịnh
Nghe Giang Trang hát Nhạc Trịnh

Một giọng hát lạ, trong trẻo; một phong cách giản dị, không màu mè… Không lặp lại con đường của những người hát nhạc Trịnh trước đó, Giang Trang cùng với những người bạn của mình thể hiện cảm nhận riêng của họ về nhạc Trịnh

Nghe Giang Trang hát Nhạc Trịnh

Nghe Giang Trang hát Nhạc Trịnh

Một giọng hát lạ, trong trẻo; một phong cách giản dị, không màu mè… Không lặp lại con đường của những người hát nhạc Trịnh trước đó, Giang Trang cùng với những người bạn của mình thể hiện cảm nhận riêng của họ về nhạc Trịnh