Nhà sử học Dương Trung Quốc: Không nên phát ấn “Sắc mệnh chi bảo”

Gần đây, dư luận xôn xao về việc thử nghiệm phát ấn ở Hoàng thành Thăng Long. Xung quanh vấn đề này, PV có cuộc trao đổi với nhà sử học Dương Trung Quốc.

Không nên phát ấn ở Hoàng thành Thăng Long

Theo quan điểm cá nhân của ông, có nên phát ấn ở Hoàng thành Thăng Long không? Vì sao?

- Theo tôi thì không nên phát ấn “Sắc mệnh chi bảo” vì hai lý do. Thứ nhất là, trong lịch sử không có chuyện phát ấn cho thiên hạ. Thứ hai là, trong bối cảnh hiện nay xảy ra một số chuyện trong địa phương không quản lý được thì càng không nên. Hơn nữa, việc phát ấn “Sắc mệnh chi bảo” sẽ khiến nhiều người nghĩ cạnh tranh với đền Trần. Việc này sẽ thêm một điểm trừ nữa.

Nhà sử học Dương Trung Quốc. Ảnh: T.G

Điều ông quan ngại nhất khi chuyện phát ấn ở Hoàng thành Thăng Long nếu diễn ra là gì?

- Nếu phát ấn ở Hoàng thành Thăng Long như khai ấn, phát ấn như đền Trần thì không đúng mà cũng không nên. Ấn đền Trần không phải “Sắc mệnh chi bảo” mà là “Trần miếu tự điển” - ấn thờ ở các đền. Lễ phát ấn mang ý nghĩa giữa các đền với nhau, như bây giờ phát rộng rãi là điều không hay. Còn ở đây “Sắc mệnh chi bảo” là ấn của nhà vua. Nó thể hiện quyền lực của nhà vua tại thời điểm đó trên một sắc lệnh ở văn bản, hay ở thông điệp gì đó mới có giá trị. Bây giờ không còn chế độ vương triều, chiếc ấn đó nên để trong viện bảo tàng, không thể biến thành chuyện xin - cho may mắn. Nó không có giá trị gì cả nếu không gắn với sắc lệnh của nhà vua. Không nên khai thác mặt không chính đáng, cả về khoa học lẫn xã hội đều không nên làm.

Ấn “Sắc mệnh chi bảo” mới phát hiện ở Hoàng thành Thăng long có giá trị thế nào, thưa ông?

- Ấn phát hiện trong khu Hoàng thành vẫn đang có nhiều giả thiết, nhưng nó có một chi tiết ứng với lịch sử. Đó là trong thời kỳ chiến tranh chống giặc Nguyên Mông, để đảm bảo cho việc bảo toàn ấn chính bằng vàng hay bằng đá quý của vua có khắc thêm ấn bằng đồng để sử dụng trong hoàn cảnh đặc thù như thế. Nếu ấn tìm thấy phù hợp với ấn trong lịch sử thì càng quý giá. Ấn ở đền Trần là ấn của ngôi đền. Còn ấn ở Hoàng thành Thăng Long nếu là ấn thật thì có giá trị hơn vì nó của nhà vua có “sắc mệnh chi bảo”. Ấn của nhà vua thì không nên tùy tiện mang đi ban phát. Vương triều không còn tồn tại thì nên cho vào bảo tàng.

Khởi thủy nghĩa của ấn đền Trần có phải để cầu may?

Theo ông, ý nghĩa khởi thủy của việc phát ấn đền Trần có phải để mang lại may mắn?

- Lễ phát ấn có nhiều cách giải thích khác nhau. Đó là mở đầu (khởi động) cho công việc nhưng nó chuyển nhiều sang tài lộc, tôi cho là bình thường. Tuy nhiên, ý nghĩa khởi thủy trước đây chỉ làm không giản nhỏ, hiện nay có nhiều khai thác khác nhau. Cũng có giả thuyết cho rằng, đền Trần từng là quê hương của nhà Trần. Ấn đền Trần là ấn giữa các đền với nhau. Ngày phát ấn là ngày kết thúc ngày nghỉ, chuyển sang năm mới, là dấu ấn mang tính biểu trưng cho ngày làm việc đầu năm mới. Nhưng bây giờ, người ta đến là để xin tài lộc.

Ngày xưa chiến tranh, đến đền Trần là đến với địa danh hào hùng của dân tộc. Trong thời bình, họ đến để cầu may. Chuyện đó vẫn duy trì được nếu chúng ta không làm biến tướng nó đi. Đó là biến tướng của sự thương mại hóa, không phải vấn đề dịch vụ nó làm sự sai lệch đi giá trị của nó.

Mới đây, ở Hoàng thành Thăng Long tuy mới là thử nghiệm đóng ấn (một con ấn mới được khai quật) nhưng cũng cần cẩn thận, nếu không sẽ thành biến tướng. Chuyện những nhà khoa học, khảo cổ, sử học làm những thử nghiệm tôi rất hoan ngênh nhưng cũng cần thận trọng. Trong bối cảnh này, có những cái ta phải hạn chế để điều chỉnh mặt tiêu cực. Đó là nghệ thuật gia giảm của nhà quản lý.

Không nên nhìn lễ hội một cách cực đoan

Theo ông, việc tổ chức lễ hội xưa và nay khác nhau như thế nào?

- Ta hay dùng lễ hội truyền thống nhưng ta không phân biệt cái truyền thống và cái hiện đại có sợi dây liên hệ, đồng thời cũng có bước chuyển đổi rất căn bản. Giống như việc chúng ta hay nhắc đến con số 8.000 lễ hội. Lễ hội xưa kia chủ yếu gắn với các làng xã, đời sống tinh thần của làng xã ở không gian tương đối hẹp. Vài xã với nhau hoặc chung không gian, chung giá trị tâm linh. Trong bối cảnh xã hội đó, ít bối cảnh lễ hội quốc gia.

Tôi nói như lễ hội đền Hùng, ngày xưa vẫn là lễ hội của những làng quanh vùng đất Tổ. Tuy nhiên, chỉ có những ngày lễ trọng, mấy năm một lần thì nhà vua có tham gia mang tính chất biểu trưng của ngày giỗ Tổ dân tộc. Cho nên những lễ hội thu hút đông đảo nhiều tín đồ là công cuộc hành hương đến cổ tích, hoặc đến các đền chùa có giá trị tâm linh cao như: Chùa Hương, Yên Tử, đền Hùng, đền Trần…

Phần lớn sinh hoạt lễ hội nằm trong làng xã nên bên cạnh những quy tắc về tâm linh, tôn giáo là những quy tắc của hương ước. Khi xã hội đã phát triển hình thành những đô thị, những cư dân của đô thị đấy vẫn gắn với gốc gác quê hương của mình có hiện tượng mở rộng không gian. Đền chùa, miếu mạo… ngoài giá trị tâm linh, giá trị dòng tộc, giá trị quê hương còn có nhu cầu du lịch. Nên đi chùa Hương không nhất thiết phải phật tử, lễ Giáng sinh đến nhà thờ ngày Noel không nhất thiết phải là con chiên.

Dù vậy, tôi cho rằng không nên nhìn nhận xã hội một cách cực đoan về lễ hội mà nhìn nó một cách biện chứng, khoa học, đừng chỉ dùng biện pháp hành chính mà quan trọng hơn là biện pháp giáo dục. Trong giáo dục có tính gương mẫu của những người có vị trí xã hội, hiểu biết xã hội, quyền chức trong xã hội.

Cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!

“Theo tôi, không nên cứ trông mong vào chuyện cầu xin mà bản thân không nỗ lực, phấn đấu. Việc sùng tín thường xuất phát từ chuyện con người gặp quá nhiều thất vọng và rủi ro trong xã hội. Những vấn đề về tâm linh, mê tín dị đoan nguyên nhân chủ yếu là do con người không làm chủ được mình, vẫn phải dựa vào sự may rủi, ngay cả vấn đề cờ bạc cũng thế hậu quả của nó rất tai hại nhưng mong muốn của họ là muốn cầu may. Đây là tâm lý xã hội không thể thay đổi được, vậy nên chúng ta phải tổ chức xã hội như thế nào để nhu cầu mang tính chất bản năng ấy có cơ chế phát triển lành mạnh”.

Nhà sử học Dương Trung Quốc

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhà sử học Dương Trung Quốc nói về lý do học sinh “thờ ơ” với môn Sử
Nhà sử học Dương Trung Quốc nói về lý do học sinh “thờ ơ” với môn Sử

VOV.VN-Việc coi Lịch sử là môn học phụ và không bắt buộc trong kỳ thi quốc gia là một trong những nguyên nhân khiến học sinh cảm thấy không hứng thú…

Nhà sử học Dương Trung Quốc nói về lý do học sinh “thờ ơ” với môn Sử

Nhà sử học Dương Trung Quốc nói về lý do học sinh “thờ ơ” với môn Sử

VOV.VN-Việc coi Lịch sử là môn học phụ và không bắt buộc trong kỳ thi quốc gia là một trong những nguyên nhân khiến học sinh cảm thấy không hứng thú…

Ông Dương Trung Quốc: Dân chặn xe phản đối trạm thu phí vì những “khoảng tối mù mờ”
Ông Dương Trung Quốc: Dân chặn xe phản đối trạm thu phí vì những “khoảng tối mù mờ”

VOV.VN - Đại biểu cho rằng để xảy ra hiện tượng người dân chặn xe phản đối trạm thu phí có liên quan đến vấn đề quản lý và không minh bạch.

Ông Dương Trung Quốc: Dân chặn xe phản đối trạm thu phí vì những “khoảng tối mù mờ”

Ông Dương Trung Quốc: Dân chặn xe phản đối trạm thu phí vì những “khoảng tối mù mờ”

VOV.VN - Đại biểu cho rằng để xảy ra hiện tượng người dân chặn xe phản đối trạm thu phí có liên quan đến vấn đề quản lý và không minh bạch.

ĐBQH Dương Trung Quốc phản ứng việc tích hợp môn Lịch sử
ĐBQH Dương Trung Quốc phản ứng việc tích hợp môn Lịch sử

VOV.VN - Ông Dương Trung Quốc: “Để Lịch sử đứng độc lập là môn riêng còn nan giải thì nay đem tích hợp thì sẽ mang lại hiệu quả ra sao?”.

ĐBQH Dương Trung Quốc phản ứng việc tích hợp môn Lịch sử

ĐBQH Dương Trung Quốc phản ứng việc tích hợp môn Lịch sử

VOV.VN - Ông Dương Trung Quốc: “Để Lịch sử đứng độc lập là môn riêng còn nan giải thì nay đem tích hợp thì sẽ mang lại hiệu quả ra sao?”.