Ông đồ "bán chữ" trong ki-ốt hay chạy công an vỉa hè?

Thay vì cấm hoạt động của ông đồ trên vỉa hè, nên có những cơ chế mở
một cách tương đối để khuyến khích hoạt động thư pháp ở quanh Văn Miếu.

Để cung cấp cho độc giả cái nhìn đa chiều, chúng tôi có cuộc trao đổi với PGS. TS Trịnh Khắc Mạnh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) và PGS. TS Phạm Văn Khoái, Chủ nhiệm Bộ môn Hán Nôm, Đại học KHXH&NV (Đại học Quốc gia Hà Nội).

1. Theo PGS.TS Phạm Văn Khoái, không nên đánh đồng khái niệm cho chữ và bán chữ. Thời xưa, các ông đồ cho chữ quanh năm, trong những không gian trang trọng với tấm lòng trân quý. Như trong truyện Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, dù Huấn Cao (được xây dựng từ nguyên mẫu Cao Bá Quát) phải cho chữ trong tù ngục nhưng thái độ của người cho và người nhận vẫn rất tôn trọng nhau và hướng về cái đẹp. 

Nhiều ông đồ cao tuổi đã chấp nhận vào “Phố ông đồ” theo quy định của Sở VH,TT&DL Hà Nội


“Điều này hoàn toàn khác so với việc bán chữ. Trong lịch sử, ông đồ bán chữ đều xuất hiện ở những nơi đông người như trên đường phố hay trong các phiên chợ. Và cần nhìn thẳng hiện trạng ở Hồ Văn bây giờ là bán chữ chứ không phải cho chữ”- PGS.TS Phạm Văn Khoái nói.

Còn theo PGS.TS Trịnh Khắc Mạnh, ông đồ bán chữ trong ki ốt thì không thể gọi là “Phố ông đồ”. “Trên thực tế, đó là những gian hàng ông đồ, những ki ốt ông đồ. Ý tưởng thay đổi từ vỉa hè lên ki ốt có lẽ xuất phát từ việc hàng hóa từ chợ cóc nay đã vào… siêu thị. Tuy nhiên, dù có là hàng hóa thì cách ứng xử với những sản phẩm văn hóa là một câu chuyện hoàn toàn khác”- PGS. TS Trịnh Khắc Mạnh cho biết thêm.

2. “Ông đồ ngồi ngoài phố là một nét đẹp văn hóa của người Hà thành và không nên dẹp bỏ”- ông Mạnh nói tiêp- “Bởi cả trăm năm nay, dù Nho học thịnh- suy, hưng- phế, việc các ông đồ “Bày mực tàu giấy đỏ/ Bên phố đông người qua” không những đã đi vào thơ ca mà còn ngấm vào trong tiềm thức của mỗi người Việt. Tất nhiên, trong nhịp sống mới, chúng ta cũng cần có những điều chỉnh để thích nghi với xã hội hiện đại, nơi đường phố nườm nượp xe cộ và vỉa hè chật căng hàng quán. Song chúng ta không thể điều chỉnh gượng ép bằng việc dẹp hoàn toàn các chiếu ông đồ đã ngồi ở ngoài đường cả trăm năm”.

Đồng quan điểm với PGS. TS Trịnh Khắc Mạnh. PGS. TS Phạm Văn Khoái cho hay: Phố ông đồ ở vỉa hè Văn Miếu những năm qua hoạt động khá tốt. Đây là một hoạt động tiếp nối truyền thống xưa. Đặc biệt là không gây ảnh hưởng quá lớn tới trật tự trị an cũng như bộ mặt đô thị. Ngược lại, nó làm không gian thiêng Văn Miếu trở nên gần gũi và có sức sống hơn. Nên thay vì cấm cản, chúng ta nên có những cơ chế mở một cách tương đối để khuyến khích các hoạt động thư pháp ở xung quanh Văn Miếu.

Ông Khoái nói tiếp: Việc Sở VH,TT&DL Hà Nội xây dựng những ki ốt bán chữ cũng là một sự thử nghiệm để hướng tới một mô hình mới quy củ hơn. Và đã là thử nghiệm thì cũng sẽ có những thành công và thất bại. Thời gian sẽ là câu trả lời rõ nét nhất cho kết quả của mô hình này.

3. Lý do chính được nhiều người đem ra giải thích về việc quy hoạch phố ông đồ là để chắt lọc những tay thư pháp được đào tạo bài bản. Song luận điểm này cũng không nhận được sự đồng thuận của PGS.TS Mạnh và PGS. TS Khoái.

Theo PGS.TS Trịnh Khắc Mạnh: kinh kỳ là nơi trăm hoa đua nở, các ông đồ được đào tạo bài bản trong nhà trường có thể sẽ có kiến thức sâu rộng hơn. Song điều này không đồng nghĩa với việc các ông viết chữ đẹp hơn những người không được đào tạo.

Là Trưởng bộ môn Hán Nôm, Đại học KHXH&NV, PGS.TS Phạm Văn Khoái nói thẳng: Ở khoa Hán Nôm chúng tôi không dạy các em tập trung viết thư pháp. Chúng tôi chủ yếu đào tạo Hán Nôm như một môn khoa học với những kiến thức chuyên sâu. Và theo tôi được biết, ở Việt Nam không có trường nào tập trung đào tạo viết thư pháp. Bởi vậy, luận điểm xếp ki ốt để “gom” những người được đào tạo bài bản là hoàn toàn không đúng.

“Trên thực tế, tất cả những người viết chữ đẹp bậc nhất nước ta hiện nay đều là do năng khiếu và tự khổ luyện. Và đó mới thực sự là chân giá trị của thư pháp chứ không phải bằng cấp!”- PGS.TS Phạm Văn Khoái nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

"Phố ông đồ chưa đẹp nên mới phải dẹp"?
"Phố ông đồ chưa đẹp nên mới phải dẹp"?

VOV.VN - Lãnh đạo Sở VHTT&DL Hà Nội cho rằng đưa “Phố ông đồ” vào khu vực hồ Văn, Văn Miếu, hứa hẹn sẽ đảm bảo mỹ quan đô thị, đưa hoạt động cho và xin chữ ý nghĩa hơn.

"Phố ông đồ chưa đẹp nên mới phải dẹp"?

"Phố ông đồ chưa đẹp nên mới phải dẹp"?

VOV.VN - Lãnh đạo Sở VHTT&DL Hà Nội cho rằng đưa “Phố ông đồ” vào khu vực hồ Văn, Văn Miếu, hứa hẹn sẽ đảm bảo mỹ quan đô thị, đưa hoạt động cho và xin chữ ý nghĩa hơn.

“Phố ông đồ” đìu hiu trong khuôn viên Hồ Văn
“Phố ông đồ” đìu hiu trong khuôn viên Hồ Văn

VOV.VN - Các ông đồ cho chữ ở vỉa hè đã bị cấm và phải đăng ký hoạt động tại khu vực Hồ Văn, thuộc Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

“Phố ông đồ” đìu hiu trong khuôn viên Hồ Văn

“Phố ông đồ” đìu hiu trong khuôn viên Hồ Văn

VOV.VN - Các ông đồ cho chữ ở vỉa hè đã bị cấm và phải đăng ký hoạt động tại khu vực Hồ Văn, thuộc Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

Tủi phận những ông đồ "lén lút" cho chữ trên vỉa hè
Tủi phận những ông đồ "lén lút" cho chữ trên vỉa hè

VOV.VN - Họ đã “tự phát” tái hiện lại một nét văn hóa, làm sống dậy một biểu tượng thẩm mỹ của dân tộc từ ngàn đời và giờ thì phải nộp tiền ngồi ki-ốt nếu còn muốn cho chữ mà không bị cưỡng chế.

Tủi phận những ông đồ "lén lút" cho chữ trên vỉa hè

Tủi phận những ông đồ "lén lút" cho chữ trên vỉa hè

VOV.VN - Họ đã “tự phát” tái hiện lại một nét văn hóa, làm sống dậy một biểu tượng thẩm mỹ của dân tộc từ ngàn đời và giờ thì phải nộp tiền ngồi ki-ốt nếu còn muốn cho chữ mà không bị cưỡng chế.

TP Hồ Chí Minh khai mạc "Phố ông đồ" mừng Xuân
TP Hồ Chí Minh khai mạc "Phố ông đồ" mừng Xuân

(VOV) - Sáng 2/2, tại Cung Văn hóa Lao động thành phố Hồ Chí Minh đã khai mạc "Phố ông đồ" mừng Xuân Quý Tỵ 2013.

TP Hồ Chí Minh khai mạc "Phố ông đồ" mừng Xuân

TP Hồ Chí Minh khai mạc "Phố ông đồ" mừng Xuân

(VOV) - Sáng 2/2, tại Cung Văn hóa Lao động thành phố Hồ Chí Minh đã khai mạc "Phố ông đồ" mừng Xuân Quý Tỵ 2013.

“Phố Ông đồ” Văn Miếu bày "mực tàu, giấy đỏ" đón Tết
“Phố Ông đồ” Văn Miếu bày "mực tàu, giấy đỏ" đón Tết

(VOV) - Những ngày giáp Tết, phố Văn Miếu (Hà Nội) lại nhộn nhịp những "ông đồ" cùng áo the, khăn xếp bày "mực tàu, giấy đỏ" cho chữ.

“Phố Ông đồ” Văn Miếu bày "mực tàu, giấy đỏ" đón Tết

“Phố Ông đồ” Văn Miếu bày "mực tàu, giấy đỏ" đón Tết

(VOV) - Những ngày giáp Tết, phố Văn Miếu (Hà Nội) lại nhộn nhịp những "ông đồ" cùng áo the, khăn xếp bày "mực tàu, giấy đỏ" cho chữ.

Ông đồ 8x và thư pháp chữ Việt
Ông đồ 8x và thư pháp chữ Việt

Những người trẻ làm ông đồ rất thú vị, họ đã tìm về truyền thống và thưởng thức cái đẹp của văn hóa truyền thống.

Ông đồ 8x và thư pháp chữ Việt

Ông đồ 8x và thư pháp chữ Việt

Những người trẻ làm ông đồ rất thú vị, họ đã tìm về truyền thống và thưởng thức cái đẹp của văn hóa truyền thống.

Bức thư pháp dài 100m trên phố ông đồ
Bức thư pháp dài 100m trên phố ông đồ

Trong nắng ấm, 7 ông đồ trẻ đã thể hiện khả năng thư pháp của mình trên cuộn giấy xuyển chỉ dài 100m trải dài phố Văn Miếu (Hà Nội).

Bức thư pháp dài 100m trên phố ông đồ

Bức thư pháp dài 100m trên phố ông đồ

Trong nắng ấm, 7 ông đồ trẻ đã thể hiện khả năng thư pháp của mình trên cuộn giấy xuyển chỉ dài 100m trải dài phố Văn Miếu (Hà Nội).

Phản ứng trái chiều về quy định cấm ông đồ cho chữ ở vỉa hè
Phản ứng trái chiều về quy định cấm ông đồ cho chữ ở vỉa hè

VOV.VN - Nhiều người dân đã bày tỏ quan điểm trước quy định mới của Sở VHTT&DL Hà Nội cấm hoạt động của ông đồ trên vỉa hè.

Phản ứng trái chiều về quy định cấm ông đồ cho chữ ở vỉa hè

Phản ứng trái chiều về quy định cấm ông đồ cho chữ ở vỉa hè

VOV.VN - Nhiều người dân đã bày tỏ quan điểm trước quy định mới của Sở VHTT&DL Hà Nội cấm hoạt động của ông đồ trên vỉa hè.