Thành cổ Luy Lâu: Di tích đang dần...mất tích

(VOV) - Bây giờ chẳng còn mấy ai biết về quá khứ một thời vàng son của thành cổ Luy Lâu mà chỉ nhìn thấy thành cổ nay đã thành phế tích.

“Lênh đênh ba bốn chiếc thuyền kề

Chiếc ra bãi bể, chiếc về sông Dâu”

Đó là hình ảnh tấp nập của thành cổ Luy Lâu thời Bắc Thuộc. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, thành cổ nay chỉ còn là kí ức nằm sâu trong lòng đất. Tuy được công nhận là di tích cấp quốc gia (năm 1964) nhưng nhiều người sống xung quanh đó cũng không biết đường đi vào thành cổ mặc dù nó hiện diện ngay trong phố Dâu, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Những năm gần đây, di tích thành cổ đang bị xâm hại nghiêm trọng, trong đó việc xây dựng nhà cửa, san lấp bờ thành diễn ra vô tội vạ.

Đường vào thành cổ cũng là nơi họp chợ

Con đường đi vào thành cổ Luy Lâu ngổn ngang hàng quán chợ, phải len lỏi mới có thể vượt qua. Càng đi sâu, con đường nhỏ lại, cỏ và đất đá vỡ chặn cả lối đi. Thành cổ chỉ cách mặt đường hơn 200m nhưng bất cứ ai đi vào cũng có thể cảm nhận chẳng khác gì đi vào ma trận. Phía ngoài, người ta vẫn họp chợ hơn chục năm nay. Bà Nguyễn Thị Hạt, một người dân làng Lũng Khê kể: “Ngày xưa đất rộng thì mọi người cứ lãng quên thành cổ, bây giờ đất chật, lại không ai quản lý thì cứ lấn chiếm thôi”.

Nhìn từ trung tâm thành, tầm mắt bị giới hạn bởi những ngôi nhà cao tầng mọc lên sát cạnh khu thành cổ không còn quá xa vời. Bờ thành cũ không còn nhiều dấu vết bởi cỏ mọc chắn hết cả lối đi. Không nhìn thấy dấu vết còn bởi người dân đã san bờ thành để làm ruộng, làm nhà.

Ông Nguyễn Văn Luận - một người dân sống tại đây cho biết: “Toàn bộ vế thành phía Nam này đã bị lấn chiếm, đào bới, đóng gạch. Từ xưa đến nay chính quyền đã giải quyết nhiều lần nhưng năm ngoái, do xã cho giải quyết đất ở nên có tình trạng đập tường thành để mở đường. Bây giờ cũng không biết xã giải quyết đến đâu”.

Được biết, ngày 24/12/1999, Bảo tàng Bắc Ninh (lúc đó là Ban quản lý di tích) phối hợp với Phòng thông tin huyện Thuận Thành, UBND xã Thanh Khương lập biên bản và bản đồ khoanh vùng đất đai bảo vệ di tích. Lúc đó, tổng diện tích thành cổ là 103.518m2. Khi chúng tôi hỏi, phòng địa chính xã Thanh Khương cho biết, từ diện tích hơn 100.000m2, thành cổ nay chỉ còn 77.000m2.

Ông Nguyễn Duy Khoa - cán bộ văn hóa xã, phó ban Quản lý di tích giải thích chuyện này một cách không thỏa đáng: “Cho đến bây giờ, cách quản lý thành Luy Lâu của địa phương vẫn phải dựa trên việc bảo tồn. Diện tích của thành cổ Luy Lâu được nhà nước giao cho như thế nào thì địa phương vẫn quản lý đúng quy trình. Chỉ có một bộ phận diện tích do năm 1992 chia ruộng lâu dài, lúc đấy việc quản lý về đất đai, di tích không chặt chẽ nên có một số diện tích giao cho dân để làm ruộng để gieo mạ mùa, một bộ phận diện tích giao cho dân bao thầu”.

Bờ thành bị san bằng để làm ruộng

Đã 40 năm qua đi, thành cổ Luy Lâu cũng không có cổng chính, không có một biển báo giới thiệu hướng đi vào thành cổ. Chiếc cổng đang được dùng là do nhân dân và các phật tử quyên góp tiền xây dựng. Còn chính những người chịu trách nhiệm quản lý thành cổ lại đưa ra lý do: “Cổng đấy không phải là cổng do Ủy ban xã chỉ đạo xây dựng mà do một bộ phận phật tử công đức tự làm. Cũng đã có phương án làm đường đi vào 3 thôn, đường bê tông đi vào thành cổ, vào chùa rồi làm cổng nhưng không có kinh phí để xây dựng”.

Có lẽ điểm nổi bật nhất trong thành cổ còn lại đến bây giờ là chùa Phi Tướng và đền Lũng nằm trong nội thành. Chùa Phi Tướng được các nhà nghiên cứu cho rằng là nơi đầu tiên Phật Giáo được truyền bá vào Việt Nam. Còn đền Lũng thờ Thái thú Sĩ Nhiếp, là người có công truyền dạy chữ Hán vào nước ta từ thời Bắc thuộc. Nhưng cả ngôi chùa và ngôi đền đang xuống cấp nghiêm trọng.

Bước vào chính điện chùa Phi Tướng, chúng tôi tận mắt trông thấy cảnh chăng áo mưa cho tượng Phật khỏi ướt, ngón tay của đức Phật bị gãy. Cánh cửa vào hậu cung Đền Lũng cũng phải chằng dây thép chống sập. Không hiểu sao, thành cổ Luy Lâu được công nhận là di tích cấp quốc gia 40 năm nay còn chùa Phi Tướng và đền Lũng - nằm trong thành, lại bị lãng quên như thế?

Trong cuộc chiến đấu chống lại đội quân sang đàn áp của Mã Viện, Luy Lâu là chiến trường diễn ra những trận đánh lớn. Nhiều đợt khai quật trong nội thành đã phát hiện nhiều di vật gốm, sứ, đầu ngói ống hình hoa… Người ta còn tìm được mảnh khuôn đúc trống đồng. Nhiều giả thiết cho rằng nơi đây là “xứ sở nấu vàng và đúc đồng” thời xưa.

Cho đến nay, Khảo cổ học Việt Nam chưa phát hiện được khu di tích nào có mật độ di tích phong phú, đa dạng và rộng lớn, phản ánh vai trò và tính chất một thủ phủ, một đô thị lớn trong thời Bắc thuộc như di tích Luy Lâu. Huy hoàng là thế nhưng đến Luy Lâu bây giờ, chẳng còn mấy ai biết về quá khứ của thành cổ, về một thời vàng son của nó… mà chỉ nhìn thấy thành cổ nay đã thành phế tích./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Di tích Cổ Loa đón nhận Bằng di tích quốc gia đặc biệt
Di tích Cổ Loa đón nhận Bằng di tích quốc gia đặc biệt

(VOV) -Đây là sự tôn vinh, đánh giá giá trị lịch sử, văn hoá, kiến trúc nghệ thuật độc đáo, có một không hai của Khu di tích Cổ Loa.

Di tích Cổ Loa đón nhận Bằng di tích quốc gia đặc biệt

Di tích Cổ Loa đón nhận Bằng di tích quốc gia đặc biệt

(VOV) -Đây là sự tôn vinh, đánh giá giá trị lịch sử, văn hoá, kiến trúc nghệ thuật độc đáo, có một không hai của Khu di tích Cổ Loa.

Nhà tù Côn Đảo nhận bằng di tích quốc gia đặc biệt
Nhà tù Côn Đảo nhận bằng di tích quốc gia đặc biệt

Lễ công bố và đón nhận Bằng di tích này được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức tại huyện Côn Đảo, tối 23/3 . 

Nhà tù Côn Đảo nhận bằng di tích quốc gia đặc biệt

Nhà tù Côn Đảo nhận bằng di tích quốc gia đặc biệt

Lễ công bố và đón nhận Bằng di tích này được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức tại huyện Côn Đảo, tối 23/3 . 

Trùng tu di tích Đông Khuyết đài - Đại nội Huế
Trùng tu di tích Đông Khuyết đài - Đại nội Huế

(VOV) - Di tích Đông Khuyết đài có tổng diện tích 1.783 m2, nằm chính giữa mặt đông của Hoàng thành Huế. 

Trùng tu di tích Đông Khuyết đài - Đại nội Huế

Trùng tu di tích Đông Khuyết đài - Đại nội Huế

(VOV) - Di tích Đông Khuyết đài có tổng diện tích 1.783 m2, nằm chính giữa mặt đông của Hoàng thành Huế. 

Xin trả Nhà nước di tích quốc gia
Xin trả Nhà nước di tích quốc gia

78 người của gần 60 hộ dân ở làng cổ Đường Lâm vừa gửi đơn xin trả lại danh hiệu (di tích quốc gia) làng cổ Đường Lâm cho Nhà nước.

Xin trả Nhà nước di tích quốc gia

Xin trả Nhà nước di tích quốc gia

78 người của gần 60 hộ dân ở làng cổ Đường Lâm vừa gửi đơn xin trả lại danh hiệu (di tích quốc gia) làng cổ Đường Lâm cho Nhà nước.

Đón nhận bằng di tích quốc gia đặc biệt và khai hội Yên Tử
Đón nhận bằng di tích quốc gia đặc biệt và khai hội Yên Tử

(VOV) - Tối 18/2, Lễ đón nhận bằng di tích quốc gia đặc biệt và khai mạc hội xuân Yên Tử đã diễn ra tại sân chùa Trình (Yên Tử). 

Đón nhận bằng di tích quốc gia đặc biệt và khai hội Yên Tử

Đón nhận bằng di tích quốc gia đặc biệt và khai hội Yên Tử

(VOV) - Tối 18/2, Lễ đón nhận bằng di tích quốc gia đặc biệt và khai mạc hội xuân Yên Tử đã diễn ra tại sân chùa Trình (Yên Tử). 

Lập hồ sơ xếp hạng di tích đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo
Lập hồ sơ xếp hạng di tích đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo

(VOV) - Khu di tích lịch sử rừng Trần Hưng Đạo là nơi thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân vào ngày 22/12/1944.

Lập hồ sơ xếp hạng di tích đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo

Lập hồ sơ xếp hạng di tích đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo

(VOV) - Khu di tích lịch sử rừng Trần Hưng Đạo là nơi thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân vào ngày 22/12/1944.