Tìm hướng đi có bản sắc cho Mỹ thuật Việt Nam

VOV.VN - Vấn đề Mỹ thuật ứng dụng và biểu tượng trang trí trong quá trình hội nhập ở luôn là trăn trở của các nhà quản lý, chuyên gia và nghệ nhân.

Cuối tuần qua, tại Hà Nội, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức hội thảo Mỹ thuật ứng dụng hiện nay và vấn đề biểu tượng trang trí trong quá trình hội nhập ở Việt Nam. 

Tại hội thảo, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 20 bài tham luận của các GS, PGS, TS, nhà báo, chuyên gia về mỹ thuật, lịch sử, văn hóa trên cả nước quan tâm tới vấn đề này. 

Mỹ thuật ứng dụng đi đúng hướng và hiệu quả - thử thách không nhỏ 

Nói về Mỹ thuật ứng dụng, bà Đoàn Thị Thu Hương, Phó cục Trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm cho biết: “Trong xu hướng toàn cầu hóa, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin tiếp tục phát triển với những bước tiến nhảy vọt sẽ đưa thế giới từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin và kinh tế tri thức. Mỹ thuật ứng dụng (MTƯD) là một trong những nhóm nhành công nghiệp sáng tạo  đã được một số quốc gia trên thế giới xem như là “kim chỉ nam” cho Nhà nước để định hướng phát triển kinh tế tri thức. 

Bà Đoàn Thị Thu Hương, Phó cục Trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm phát biểu tại buổi hội thảo
Ngành MTƯD luôn đồng hành và gắn chặt với nền kinh tế cơ bản của mỗi quốc gia và đang ngày càng trở thành một phần quan trọng của nền kinh tế hiện đại dựa vào tri thức hậu công nghiệp. Không chỉ ngành này được xem là sẽ giúp tăng trưởng cao hơn với tốc độ tăng trưởng trung bình và tạo việc làm, mà ngành còn là phương tiện để nhận diện bản sắc văn hóa của mỗi quốc gia”. 

Tuy nhiên, bà Đoàn Thị Thu Hương cũng nhấn mạnh, trong dòng chảy sôi động, phong phú, đa dạng của đời sống nghệ thuật hôm nay, sự tồn tại và phát triển của Mỹ thuật nói chung và mỹ thuật ứng dụng nói riêng là điều tất yếu trong tiến trình lịch sử. Song làm thế nào để hoạt động MTƯD đi đúng hướng, hiệu quả, thật sự vì nghệ thuật, vì nhân sinh hướng đến những giá trị nhân văn chân chính lại là cả một thử thách không dễ dàng. 

Tác phẩm "Bộ đèn cá" bằng gốm của tác giả Hoàng Vân Anh đoạt giải nhất ở Triển lãm Mỹ thuật Ứng dụng toàn quốc thứ III (2009 - 2014).
Vì vậy, nhiều đại biểu đều đồng tình với ý kiến, vai trò, trách nhiệm của các nhà quản lý, các trường mỹ thuật ở Việt Nam và các nghệ sỹ, nghệ nhân là không thể thiếu và rất quan trọng. Vì ý thức của người nghệ sỹ là điều trước tiên và quan trọng nhất. Làm thế nào để nghệ sỹ, nghệ nhân không đánh mất mình vì những động cơ, cám dỗ hào nhoáng từ bên ngoài “phi nghệ thuật”; nỗ lực tìm tòi nghiên cứu, sáng tạo góp sức vào sự phát triển của một nền mỹ thuật ứng dụng đương  đại mà không mất đi bản sắc thẩm mỹ và đạo đức truyền thống của dân tộc. Ðó là trách nhiệm của các nghệ sỹ, nghệ nhân đủ bản lãnh “hội nhập” với thế giới mà không bị “hòa tan” chính mình và bản sắc dân tộc Việt. 

Đồng thời, nhiều đại biểu cũng đề cập đến vấn đề thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân MTƯD ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập; khuynh hướng dân tộc trong nghệ thuật thiết kế đồ họa Việt Nam hiện nay; Sự phát triển của công nghệ với MTƯD ở Việt Nam… 

Biểu tượng trang trí và bản sắc dân tộc 

Vấn đề “Biểu tượng trang trí trong quá trình hội nhập ở Việt Nam” cũng đã nhận được hơn 10 bài tham luận từ các đại biểu bàn về các biểu tượng, linh vật đang tồn tại ở Việt Nam và hiện trạng tràn lan linh vật, biểu tượng ngoại lai trưng bày một cách tùy ý thiếu hiểu biết, gây hiểu lầm về văn hóa ảnh hưởng đến bản sắc dân tộc. 

Nổi bật lên đó là bài tham luận của PGS. TS Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam về vấn đề: “Biểu tượng trang trí qua các di vật khảo cổ học”. 

PGS.TS Tống Trung Tín
Theo PGS.TS Tống Trung Tín: “Nghĩa của biểu tượng rất rộng, nhưng có thể hiểu, kể từ khi loài người xuất hiện thì người ta dần dần đã nghĩ đến các biểu tượng. Biểu tượng có thể là một hình tượng văn học, một ký hiệu, một hình tượng trang trí bất kỳ theo tập quán, quan niệm nào đó phản ánh lịch sử, văn hóa, tư duy, tín ngưỡng và tôn giáo của những cộng đồng người nhất định. Do vậy, biểu tượng trang trí có bản sắc văn hóa dân tộc rất cao”. 

Ngoài ra, PGS.TS Tống Trung Tín đặc biệt quan tâm tới vấn đề những con sư tử ngoại lai tràn ngập ở Việt Nam như thời gian vừa qua. “Có nhiều nguyên nhân nhưng có một nguyên nhân rất đơn giản và quan trọng - đó sự là thẩm thấu dân gian từ nước ngoài rằng, linh vật này thì phát tài, linh vật kia thì phát lộc, linh vật nữa thì chuyên môn giữ của… nhưng thực chất và chủ yếu chỉ là nhưng thực chất và chủ yếu chỉ là linh vật canh mộ người chết ở Trung Quốc. Con Tỳ hưu giữ của thực chất chỉ là con sư tử có cánh canh mộ Lương Vũ Đế. Từ đầu thế kỷ XX, các nhà bác học thế giới như Osval Sirène đã khẳng định điều này”.

Chính vì vậy để “thoát” được vấn đề này, PGS.TS Tống Trung Tín đưa ra ý kiến: “Chúng ta cần phải áp dụng song hành nhiều phương pháp như sáng tạo ra những hình ảnh đẹp của các biểu trưng Việt Nam tốt đẹp đi đôi với việc tuyên truyền cái hay, cái lợi của biểu trưng Việt Nam mới mong mang lại hiểu qua cao trong vấn đề này”. 

Hình những linh vật được bày tràn lan tại chùa Thầy (Hà Nội).
Cùng với PGS.TS Tống Trung Tín, TS Trần Trọng Dương – Viện nghiên cứu Hán Nôm đã đưa ra những hình ảnh, giải thích sinh động về việc người Việt trưng bày linh vật ngoại lai ở những nơi thờ tự, công cộng một cách tùy ý và thiếu hiểu biết như: ở chùa Thầy (Hà Nội) hàng loạt các linh vật không phù hợp và nhiều nơi thờ tự khác có những câu đối sai về ý, câu chữ, văn bia lộn xộn ở chùa Bảo Sái (Phú Thọ)… 

“Một hiện tượng nhức nhối ở các nơi thờ tự hiện nay tại Việt Nam, việc mọi người tự ý xây, làm và cung tiến những linh vật, hiện vật mà thiếu sự kiểm soát dẫn đến có nhiều “lỗi”, TS Trần Trọng Dương khẳng định. 

Nhà Sử học Dương Trung Quốc, Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho rằng, để xảy ra hiện tượng như vậy là có trách nhiệm của các nhà quản lý, nghiên cứu, tuyên truyền chính vì vậy ta cần giải quyết nó trên cơ sở cùng chung trách nhiệm để tốt hơn. Vì vậy cần phải xử lý triệt để nhưng cũng không quá vội vã, áp đặt… Bên cạnh đó, chúng ta cần phải sáng tạo ra những cái mới đáp ứng nhu cầu của mọi người muốn tôn thờ một giá trị nào đó thì ta có một hiện vật đáp ứng đủ về giá trị mỹ thuật để thay thế. 

Thực hiện quyết liệt và hợp tình hợp lý công văn 2662 

Phát biểu chỉ đạo kế luận hội thảo, bà Đặng Thị Bích Liên - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch đã vui mừng thông báo những kết quả bước đầu của việc thực hiện công văn 2662 về không sử dụng linh vật ngoại lai không phù hợp với văn hóa truyền thống tại các di tích và khuyến cáo không sử dụng những linh vật này tại nơi công cộng. Công văn đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của các cơ quan truyền thông và được dư luận hưởng ứng rộng rãi.

Bà Đặng Thị Bích Liên - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch
Để công văn có tác dụng mạnh mẽ và thực chất hơn nhằm xử lý dứt điểm tình trạng tràn lan các linh vật ngoại lai không phù hợp với văn hóa truyền thống, Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên chỉ đạo Cục Mỹ thuật Nhiếp ảnh và Triển lãm (MTNA&TL) sớm nghiên cứu và xuất bản bộ sách cẩm nang về hoa văn, biểu tượng trang trí trong mỹ thuật truyền thống Việt Nam; tổ chức cuộc thi sáng tác biểu, tượng linh vật mang dấu ấn đương đại, thực hiện trong năm 2015; giao Cục MTNA&TL chủ trì thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ về Hình tượng Sư tử và Nghê truyền thống đến đương đại – Từ lý thuyết đến các mẫu ứng dụng. Trong đề tài này, cần tập trung việc tổng hợp các mẫu mã về tượng, phù điêu sư tử và nghê tại các di tích truyền thống của cả nước. Làm rõ bản sắc Việt Nam trong các mẫu linh vật đó; giao Cục Di sản văn hóa, phối hợp với Thanh Tra Bộ tiếp tục công tác thanh tra, kiểm tra tại các di tích, làm tốt công tác tuyên truyền để người dân thực hiện tốt việc không sản xuất, không sử dụng cũng như không cung tiến các biểu tượng, linh vật ngoại lai…

“Chúng tôi đã vạch ra lộ trình, trong năm 2014 này chúng ta làm công tác tuyên truyền, kiểm tra, đánh giá và trước hết khuyến cáo. Từ tháng 7 năm 2015 chúng ta tiến hành xem xét theo đúng quy định của Luật Di sản của các đơn vị, cá nhân tại các di tích lịch sử văn hóa đã xếp hạng. Tiến tới khuyến cáo các công sở, các cá nhân” Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên nhấn mạnh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ thuật ứng dụng của Việt Nam còn hạn chế
Mỹ thuật ứng dụng của Việt Nam còn hạn chế

VOV.VN - Do đó BTC triển lãm Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc lần thứ 3 muốn các tác giả gửi tới những sản phẩm có ứng dụng cao.

Mỹ thuật ứng dụng của Việt Nam còn hạn chế

Mỹ thuật ứng dụng của Việt Nam còn hạn chế

VOV.VN - Do đó BTC triển lãm Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc lần thứ 3 muốn các tác giả gửi tới những sản phẩm có ứng dụng cao.

Trình làng bộ sưu tập đặc sắc về nghê và sư tử Việt Nam
Trình làng bộ sưu tập đặc sắc về nghê và sư tử Việt Nam

VOV.VN - Bằng những hình ảnh, hiện vật cụ thể, công chúng sẽ hiểu và phân biệt rõ được các linh vật truyền thống của Việt Nam khác với các linh vật ngoại lai.

Trình làng bộ sưu tập đặc sắc về nghê và sư tử Việt Nam

Trình làng bộ sưu tập đặc sắc về nghê và sư tử Việt Nam

VOV.VN - Bằng những hình ảnh, hiện vật cụ thể, công chúng sẽ hiểu và phân biệt rõ được các linh vật truyền thống của Việt Nam khác với các linh vật ngoại lai.

Sư tử đá ngoại lai vẫn "trơ gan" ở Hà Nội
Sư tử đá ngoại lai vẫn "trơ gan" ở Hà Nội

VOV.VN - Dù đã có công văn hướng dẫn xử lý về linh vật ngoại lai nhưng vẫn tồn tại hình ảnh những con sư tử đá với vẻ ngoài dữ tợn, "oai vệ" đứng trước cửa các tòa nhà và đền chùa.

Sư tử đá ngoại lai vẫn "trơ gan" ở Hà Nội

Sư tử đá ngoại lai vẫn "trơ gan" ở Hà Nội

VOV.VN - Dù đã có công văn hướng dẫn xử lý về linh vật ngoại lai nhưng vẫn tồn tại hình ảnh những con sư tử đá với vẻ ngoài dữ tợn, "oai vệ" đứng trước cửa các tòa nhà và đền chùa.

Sư tử đá ngoại lai ế ẩm trên thị trường Hà Nội
Sư tử đá ngoại lai ế ẩm trên thị trường Hà Nội

VOV.VN -Nếu công tác quản lý văn hóa, di sản tốt thì những người chế tác đá mỹ nghệ đã không bị ảnh hưởng.

Sư tử đá ngoại lai ế ẩm trên thị trường Hà Nội

Sư tử đá ngoại lai ế ẩm trên thị trường Hà Nội

VOV.VN -Nếu công tác quản lý văn hóa, di sản tốt thì những người chế tác đá mỹ nghệ đã không bị ảnh hưởng.

Sư tử đá kiểu Trung Quốc án ngữ trước di tích Cố đô Hoa Lư
Sư tử đá kiểu Trung Quốc án ngữ trước di tích Cố đô Hoa Lư

VOV.VN -Dù được xếp hạng là Di tích cấp quốc gia đặc biệt, nhưng có đến 3 cặp sư tử đá kiểu Trung Quốc án ngữ cả 3 cổng của khu di tích Hoa Lư.

Sư tử đá kiểu Trung Quốc án ngữ trước di tích Cố đô Hoa Lư

Sư tử đá kiểu Trung Quốc án ngữ trước di tích Cố đô Hoa Lư

VOV.VN -Dù được xếp hạng là Di tích cấp quốc gia đặc biệt, nhưng có đến 3 cặp sư tử đá kiểu Trung Quốc án ngữ cả 3 cổng của khu di tích Hoa Lư.

Sư tử đá kiểu Trung Quốc tràn lan ở Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình
Sư tử đá kiểu Trung Quốc tràn lan ở Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình

VOV.VN - Hầu hết các điểm di tích được thanh tra đều xuất hiện những hiện vật lạ với các mức độ, loại hình khác nhau.

Sư tử đá kiểu Trung Quốc tràn lan ở Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình

Sư tử đá kiểu Trung Quốc tràn lan ở Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình

VOV.VN - Hầu hết các điểm di tích được thanh tra đều xuất hiện những hiện vật lạ với các mức độ, loại hình khác nhau.

Làng đá Non Nước đìu hiu vì ế khách mua sư tử ngoại lai
Làng đá Non Nước đìu hiu vì ế khách mua sư tử ngoại lai

VOV.VN - Những thợ mỹ nghệ tại đây đã quen làm các linh vật ngoại lai, nhưng chưa quen với các mẫu vật thuần Việt nên rơi vào tình trạng khó khăn.

Làng đá Non Nước đìu hiu vì ế khách mua sư tử ngoại lai

Làng đá Non Nước đìu hiu vì ế khách mua sư tử ngoại lai

VOV.VN - Những thợ mỹ nghệ tại đây đã quen làm các linh vật ngoại lai, nhưng chưa quen với các mẫu vật thuần Việt nên rơi vào tình trạng khó khăn.