Trượt thi sát hạch, nhiều ông đồ tranh cãi với giám khảo

Những người cầm cân nảy mực đều để thí sinh tranh luận đến cùng, chừng nào tâm phục khẩu phục mới thôi.

Trong sáng 5/2 có 87 người ghi danh xin thử sức. Ở hạng mục thư pháp Hán Nôm, 41 “ông Đồ” đàng hoàng thi đỗ. 6 người được “vớt”. Đối với thư pháp Quốc ngữ, Ban giám khảo chọn được 14 người. Theo ông Nguyễn Quốc Chí - Phó Chủ tịch CLB UNESCO Thư pháp Việt Nam, Trưởng Ban Giám khảo, ở đợt thi thứ hai này, chất lượng thí sinh đồng đều hơn, bởi họ đều là những người được luyện tập bài bản và chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Quốc Chí cũng nhấn mạnh rằng, con số thi đỗ này vẫn chưa khiến BTC hài lòng, bên cạnh đó, một số lượng lớn người thi trượt cũng không khiến BTC bất ngờ.

Các ông đồ trải qua sát hạch.

Trong  ngày thử thách thứ hai (ngày đầu tiên diễn ra vào 1-2-2015) đa phần “ông Đồ” đều bị trượt do viết sai và chữ quá xấu. Một vài “ông Đồ” được BTC xét vớt vì “thật thà”. Đề bài đưa ra, chữ nào không viết được thì để trống hoặc tra từ điển chứ kiên quyết không cố viết để…sai.

Tất nhiên, cuộc sát hạch bất ngờ của Sở VH-TT&DL Hà Nội cùng Trung tâm Văn hóa Khoa học Văn Miếu Quốc Tử Giám cũng đã phải nhận nhiều lời phàn nàn kiểu “bất phục” hoặc “oan ức” của một vài “ông Đồ” thi trượt. Lường trước điều này, những người cầm cân nảy mực đều để thí sinh tranh luận đến cùng, chừng nào tâm phục khẩu phục mới thôi.

Đa phần các “ông Đồ” viết sai, chữ quá xấu, viết như bôi mực trên giấy đều lập luận rằng: “Tôi cho chữ cả chục năm ở Văn Miếu, có thấy ai phàn nàn gì đâu, sao bây giờ thi lại đánh trượt tôi?”. Nhiều thí sinh cũng cự cãi chuyện “Tôi muốn học nhưng không biết học ở đâu?”. Ngay lập tức Ban Tổ chức đã giới thiệu các CLB Thư pháp để thí sinh nếu có nhu cầu có thể văn ôn võ luyện cho năm tới.

Một trong những điều khiến dư luận giật mình sau cuộc thi này là có rất nhiều người làm nghề viết sớ thuê tại các cổng đền, chùa thuộc khu vực phía Bắc đến đăng ký dự thi và rất nhiều trường hợp trượt thẳng cẳng do chữ tác đánh chữ tộ. Đây là dấu hỏi lớn về chất lượng của các lá sớ mà người đi lễ vẫn tin tưởng tuyệt đối được dâng lên thần thánh bấy lâu nay.

Ông Nguyễn Quốc Chí cho biết thêm, hiện tại đã có khoảng 100 “ông Đồ” được cấp chứng chỉ hành nghề để phục vụ việc cho chữ tại khu vực hồ Văn, Văn Miếu vào dịp Tết Nguyên đán tới đây. Việc kiểm định chất lượng thông qua các cuộc thi tiếp tục được duy trì cho các năm tiếp theo. Đây là hoạt động được cho là cần thiết, đưa việc cho chữ vào nền nếp, tránh “vàng thau lẫn lộn”; đồng thời giảm triệt để tình trạng viết sai, viết ẩu, viết liều mà vẫn lấy giá cắt cổ của những người viết chữ trên vỉa hè Văn Miếu trong nhiều năm qua./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sẽ “sát hạch” các ông đồ trước khi cho chữ
Sẽ “sát hạch” các ông đồ trước khi cho chữ

Sở VH-TT&DL Hà Nội cho biết chỉ những ông đồ nào viết chữ đúng, mới được “hành nghề” tại phố ông đồ.

Sẽ “sát hạch” các ông đồ trước khi cho chữ

Sẽ “sát hạch” các ông đồ trước khi cho chữ

Sở VH-TT&DL Hà Nội cho biết chỉ những ông đồ nào viết chữ đúng, mới được “hành nghề” tại phố ông đồ.

70% ông đồ thi trượt: Chuyện đâu chỉ mấy con chữ
70% ông đồ thi trượt: Chuyện đâu chỉ mấy con chữ

VOV.VN - Chả nên trách các cụ khi mà xu thế "Trưởng giả học làm sang" đang khiến cho các giá trị có nguy cơ bị lệch chuẩn.

70% ông đồ thi trượt: Chuyện đâu chỉ mấy con chữ

70% ông đồ thi trượt: Chuyện đâu chỉ mấy con chữ

VOV.VN - Chả nên trách các cụ khi mà xu thế "Trưởng giả học làm sang" đang khiến cho các giá trị có nguy cơ bị lệch chuẩn.

Tủi phận những ông đồ "lén lút" cho chữ trên vỉa hè
Tủi phận những ông đồ "lén lút" cho chữ trên vỉa hè

VOV.VN - Họ đã “tự phát” tái hiện lại một nét văn hóa, làm sống dậy một biểu tượng thẩm mỹ của dân tộc từ ngàn đời và giờ thì phải nộp tiền ngồi ki-ốt nếu còn muốn cho chữ mà không bị cưỡng chế.

Tủi phận những ông đồ "lén lút" cho chữ trên vỉa hè

Tủi phận những ông đồ "lén lút" cho chữ trên vỉa hè

VOV.VN - Họ đã “tự phát” tái hiện lại một nét văn hóa, làm sống dậy một biểu tượng thẩm mỹ của dân tộc từ ngàn đời và giờ thì phải nộp tiền ngồi ki-ốt nếu còn muốn cho chữ mà không bị cưỡng chế.

Ông đồ "bán chữ" trong ki-ốt hay chạy công an vỉa hè?
Ông đồ "bán chữ" trong ki-ốt hay chạy công an vỉa hè?

Thay vì cấm hoạt động của ông đồ trên vỉa hè, nên có những cơ chế mở một cách tương đối để khuyến khích hoạt động thư pháp ở quanh Văn Miếu.

Ông đồ "bán chữ" trong ki-ốt hay chạy công an vỉa hè?

Ông đồ "bán chữ" trong ki-ốt hay chạy công an vỉa hè?

Thay vì cấm hoạt động của ông đồ trên vỉa hè, nên có những cơ chế mở một cách tương đối để khuyến khích hoạt động thư pháp ở quanh Văn Miếu.

Miễn phí dịch vụ tại hồ Văn cho các ông đồ Hà Nội
Miễn phí dịch vụ tại hồ Văn cho các ông đồ Hà Nội

"Ông Đồ" đang hoạt động tự phát trên vỉa hè Văn Miếu nếu chuyển vào trong khu vực hồ Văn sẽ được miễn phí hoàn toàn

Miễn phí dịch vụ tại hồ Văn cho các ông đồ Hà Nội

Miễn phí dịch vụ tại hồ Văn cho các ông đồ Hà Nội

"Ông Đồ" đang hoạt động tự phát trên vỉa hè Văn Miếu nếu chuyển vào trong khu vực hồ Văn sẽ được miễn phí hoàn toàn