Vụ dỡ mái đình cổ để bán gỗ sưa: Người dân bức xúc

VOV.VN - Hiện tại, toàn bộ hồ sơ liên quan đến sự việc đã được chuyển sang bên công an huyện Hoài Đức, Hà Nội.

Như VOV online đã đưa tin, người dân của thôn Cựu Quán, xã Đức Thượng (Hoài Đức, Hà Nội) đang tỏ ra vô cùng bức xúc trước việc phá dỡ kết cấu ngôi đình cổ Cựu Quán, khiến cho 4 thanh gỗ sưa quý bị thất lạc. Kể từ ngày 4/3, rất đông người dân liên tục tới tập trung trước cổng đình phản đối sự việc và chờ đợi lời giải thích của các cán bộ thuộc Ban quản lý di tích. Thậm chí, người dân địa phương đã 2 lần gửi đơn kiến nghị lên chính quyền xã Đức Thượng để đề nghị giải quyết nhanh chóng sự việc.

Người dân thôn Cựu Quán tập trung trước đình để phản đối việc phá dỡ mái đình, lấy gỗ sưa đem bán

Cán bộ quản lý âm thầm… dỡ mái đình

Theo như phản ánh ban đầu của người dân thôn Cựu Quán, việc phá dỡ mái đình cổ rồi đem bán gỗ sưa được thực hiện vào xẩm tối, tầm 18h ngày 2/3 và do chính các cán bộ quản lý, trong đó có những người giữ vị trí quan trọng ở thôn, xã.

Bà Nguyễn Thị Trọng, một người dân thôn Cựu Quán chứng kiến sự việc, cho biết: “Vào buổi tối ngày hôm đó, tôi nhận được một cú điện thoại thông báo có người đang vác trộm gỗ sưa đi. Tôi cùng với một người ở thôn là ông Bảo vội vàng chạy đến. Khi đến nơi, chúng tôi đã thấy mái đình của làng bị tự động dỡ xuống hoàn toàn, trong đó có 4 thanh gỗ sưa quý. Chúng tôi phát hiện ra những cán bộ ở đó chuẩn bị cân gỗ và thực hiện công việc mua bán”.

Còn ông Lý Văn Ty, 81 tuổi, là một người dân sinh sống tại thôn bày tỏ sự bức xúc: “Khi chúng tôi được biết sự việc, đến nơi thì mái đình đã bị dỡ tan hoang và gỗ sưa đã biến mất mà không hề có ý kiến thông qua của người dân. Lúc đó, một số cán bộ quản lý còn biện minh đây là việc cấm và cẩn thiết, không để người dân can thiệp. Trong khi, nguyên tắc là sự việc đáng lẽ phải được họp chi bộ, sau đó thông báo với người dân, đặc biệt đây lại là đình của thôn. Nhưng thực tế thì ngược lại, việc mua bán diễn ra quá âm thầm, và hầu như chúng tôi không biết gì”.

Ông Lý Văn Ty, người dân của thôn Cựu Quán bày tỏ về sự việc

Một người dân khác của thôn là ông Đức Hạnh khẳng định: “Từ xưa đến nay, đình, chùa là thuộc về làng, xã, thuộc về cả những người dân, thuộc về cả cộng đồng chứ không phải chỉ của các cán bộ quản lý mà họ muốn tùy tiện làm gì thì làm!”.

Bán gỗ sưa để lấy tiền… tu bổ đình?

Theo thông tin từ người dân, số gỗ sưa với trọng lượng 127,5 kg được bán với giá 10 triệu đồng/kg. Và tổng số tiền thanh toán lên tới 1,2 tỷ đồng, thậm chí có thể cao hơn.

Cũng theo phản ánh từ bà Nguyễn Thị Trọng, hoạt động mua bán gỗ sưa diễn ra âm thầm nhưng rất nhanh chóng. Trước thái độ bức xúc và phản đối gay gắt của người dân địa phương, gần đây, đại diện Ban quản lý đình Cựu Quán cũng mới cho biết: Số tiền bán gỗ cũng chỉ nhằm thực hiện dự án tu bổ, sửa chữa lại đình và để mua đất ruộng cạnh đình nhằm mở rộng thêm khuôn viên di tích. Trong khi, đình Cựu Quán mới được cải tạo và tu bổ vào năm 2009.

Bà Nguyễn Hà, người dân của thôn bày tỏ: “Chúng tôi muốn các cán bộ quản lý của địa phương trao trả lại kết cấu cho đình, mang gỗ về lắp trả lại nguyên trạng. Không thể tùy tiện phá dỡ kết cấu của đình như vậy! Tôi nghĩ, việc tu bổ đình không nhất thiết phải sử dụng chi phí quá cao tới mức đó. Hơn nữa, mua đất để mở rộng diện tích lúc này là không cần thiết. Vì khuôn viên ở đình hiện tại vẫn rộng rãi, thoáng đãng và còn chưa được sử dụng hết”.

Quang cảnh đình Cựu Quán hiện tại

Ông Văn Nhân, thuộc Ban chấp hành Hội người cao tuổi của xã Đức Thượng, đồng thời là Chi hội trưởng của thôn Cựu Quán lý giải: “Đình của làng Cựu Quán, hay người dân vẫn quen gọi là Quán thờ Lục vị Đại vương. Đình đã tồn tại trong làng từ rất lâu và gắn bó với lịch sử của nhiều thế hệ người dân tại đây”.

“Vào những ngày rằm hay mồng một đầu tháng, những người dân đều có tục đến đình làm lễ dâng hương. Nhưng trong vài năm trở lại đây, hoạt động lễ hội tổ chức ở đình đã bị ‘biến tướng’. Tuy vậy, chúng tôi đều muốn lưu giữ những giá trị của đình, bởi bên trong đình có những bộ bàn ghế, vật dụng thờ tự được làm bằng gỗ sưa quý mà các thế hệ trước để lại. Trong đó, có 4 thanh kẻ bằng gỗ sưa, là một phần trong kết cấu mái đình”, ông Nhân cho biết.

Vì thế, nhiều người dân cho rằng việc tự ý phá dỡ mái đình và bán gỗ sưa là hành động vi phạm vào tự do tín ngưỡng của họ, phá hoại nơi thờ tự của người dân.

Hiện tại, toàn bộ hồ sơ liên quan đến sự việc đã được chuyển sang bên công an huyện Hoài Đức, Hà Nội. Đình Cựu Quán cũng đang tạm bị niêm phong để tiến hành điều tra./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Những cổ vật vô giá tại Bảo tàng cung đình Huế
Những cổ vật vô giá tại Bảo tàng cung đình Huế

VOV.VN - Điện Long An - Bảo tàng cổ vật cung đình Huế và những gì chứa đựng bên trong thực sự là một di sản quý báu.

Những cổ vật vô giá tại Bảo tàng cung đình Huế

Những cổ vật vô giá tại Bảo tàng cung đình Huế

VOV.VN - Điện Long An - Bảo tàng cổ vật cung đình Huế và những gì chứa đựng bên trong thực sự là một di sản quý báu.

Đà Nẵng: Khai mạc lễ hội đình làng Túy Loan
Đà Nẵng: Khai mạc lễ hội đình làng Túy Loan

VOV.VN - Lễ hội Túy Loan nhằm ghi nhớ công lao khai thiên lập địa của tổ tiên, răn dạy con cháu về truyền thống của làng.

Đà Nẵng: Khai mạc lễ hội đình làng Túy Loan

Đà Nẵng: Khai mạc lễ hội đình làng Túy Loan

VOV.VN - Lễ hội Túy Loan nhằm ghi nhớ công lao khai thiên lập địa của tổ tiên, răn dạy con cháu về truyền thống của làng.

Bảo tồn giá trị của không gian văn hóa đình làng
Bảo tồn giá trị của không gian văn hóa đình làng

VOV.VN - Từ xưa, đình làng không chỉ là trung tâm sinh hoạt văn hóa, đình làng còn là một thành phần có tính độc lập về cơ cấu hành chính. 

Bảo tồn giá trị của không gian văn hóa đình làng

Bảo tồn giá trị của không gian văn hóa đình làng

VOV.VN - Từ xưa, đình làng không chỉ là trung tâm sinh hoạt văn hóa, đình làng còn là một thành phần có tính độc lập về cơ cấu hành chính. 

Vĩnh biệt nghệ nhân múa tuồng cung đình hàng đầu ở Huế
Vĩnh biệt nghệ nhân múa tuồng cung đình hàng đầu ở Huế

Vào lúc 5h sáng ngày 21/1, nữ NSƯT La Cẩm Vân đã từ giã cõi đời do bệnh nặng, hưởng thọ 62 tuổi.

Vĩnh biệt nghệ nhân múa tuồng cung đình hàng đầu ở Huế

Vĩnh biệt nghệ nhân múa tuồng cung đình hàng đầu ở Huế

Vào lúc 5h sáng ngày 21/1, nữ NSƯT La Cẩm Vân đã từ giã cõi đời do bệnh nặng, hưởng thọ 62 tuổi.

Rúng động vụ dỡ mái đình lấy gỗ sưa đem bán
Rúng động vụ dỡ mái đình lấy gỗ sưa đem bán

VOV.VN - Mái đình đã bị dỡ mất một phần, đồng thời 4 thanh gỗ sưa quý đã bị biến mất, khiến nhiều người dân tỏ ra vô cùng bức xúc.

Rúng động vụ dỡ mái đình lấy gỗ sưa đem bán

Rúng động vụ dỡ mái đình lấy gỗ sưa đem bán

VOV.VN - Mái đình đã bị dỡ mất một phần, đồng thời 4 thanh gỗ sưa quý đã bị biến mất, khiến nhiều người dân tỏ ra vô cùng bức xúc.

Khai mạc triển lãm “Đối thoại với đình làng”
Khai mạc triển lãm “Đối thoại với đình làng”

VOV.VN - Triển lãm nghệ thuật đặt vấn đề trực tiếp về di sản đình làng vùng châu thổ Bắc Bộ với những thực tế đáng báo động.

Khai mạc triển lãm “Đối thoại với đình làng”

Khai mạc triển lãm “Đối thoại với đình làng”

VOV.VN - Triển lãm nghệ thuật đặt vấn đề trực tiếp về di sản đình làng vùng châu thổ Bắc Bộ với những thực tế đáng báo động.

Khai mạc triển lãm đình làng vùng châu thổ Bắc bộ
Khai mạc triển lãm đình làng vùng châu thổ Bắc bộ

VOV.VN-Triển lãm “Không gian văn hóa đình làng vùng châu thổ Bắc bộ, Việt Nam” vừa khai mạc tối nay (6/12), tại Hà Nội.

Khai mạc triển lãm đình làng vùng châu thổ Bắc bộ

Khai mạc triển lãm đình làng vùng châu thổ Bắc bộ

VOV.VN-Triển lãm “Không gian văn hóa đình làng vùng châu thổ Bắc bộ, Việt Nam” vừa khai mạc tối nay (6/12), tại Hà Nội.