Xét tặng danh hiệu cho nghệ nhân: Đừng để quá muộn!

(VOV) - Sớm nhất là năm 2014, Nghị định về xét tặng Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú mới chính thức được ban hành.

Xét theo tài năng chứ không phải thâm niên

Việc xét tặng danh hiệu Nghệ nhân dân nhân, Nghệ nhân ưu tú (NNND, NNƯT) cần phải tuân theo qui luật sáng tạo, tính đặc thù, chứ không nên cứng nhắc và cần có qui định về chế độ đãi ngộ cụ thể trong Nghị định. Đó là ý kiến của nhiều nhà khoa học, nhà quản lý và các nghệ nhân tại Hội nghị góp ý vào dự thảo "Nghị định qui định đối tượng, tiêu chuẩn, qui trình, thủ tục xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức sáng 10/4 tại Hà Nội.

"Chúng tôi cho rằng việc cho ra đời nghị định này là đã muộn, nhưng muộn còn hơn không. Đáng tiếc là quá nửa số nghệ nhân không còn chờ được đến ngày Nghị định ra đời" - GS-TSKH Tô Ngọc Thanh - Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian VN  đã mở đầu bài phát biểu của mình như vậy.

Nghệ nhân Hà Thị Cầu đã qua đời với danh hiệu Nghệ sỹ ưu tú dù bà rất xứng đáng được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân (ảnh tư liệu)

GS Tô Ngọc Thanh cho biết, trong 10 năm qua, Hội Văn nghệ dân gian VN đã phong tặng danh hiệu "nghệ nhân dân gian" cho hơn 300 nghệ nhân mà đến nay không có điều tiếng gì. Theo GS Tô Ngọc Thanh, việc xét tặng cần linh hoạt, không nên “số hóa”, “lượng hóa” thời gian hành nghề của người được xét tặng danh hiệu. Bởi theo qui luật sáng tạo trong sáng tạo văn hóa phi vật thể, có rất nhiều người trẻ có tài năng, nếu cứ tuân thủ các thủ tục hành chính là 15-20 năm hay 25 năm mới được công nhận danh hiệu thì chúng ta sẽ bỏ sót các tài năng nở sớm.

Có một số nghệ nhân cao tuổi hoặc sinh sống ở những vùng dân tộc, miền núi, thì có thể giao cho các đơn vị có trách nhiệm giới thiệu và làm hồ sơ giúp.

Đồng nhất với ý kiến của GS Tô Ngọc Thanh, GS Hoàng Chương rằng cần chú ý xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú trẻ để khuyến khích họ nỗ lực nhiều hơn trong việc gìn giữ các giá trị di sản văn hóa của dân tộc.

Đơn giản hóa thủ tục hành chính

Hội nghị đã nhận được 13 ý kiến đóng góp trực tiếp. Ý kiến của hầu hết các đại biểu tại hội nghị đều khẳng định sự cần thiết ban hành sớm Nghị định xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú; nhất trí với bố cục của nghị định. Việc chuẩn bị nghị định khá kỹ lưỡng, logic, chặt chẽ, tích hợp được nhiều qui định trước đó.

Hầu hết các ý kiến cho rằng nghị định cần phải cụ thể, chi tiết hóa về các tiêu chuẩn, tiêu chí xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú để thuận tiện cho việc áp dụng, không cần chờ đợi các thông tư hướng dẫn thực hiện.

Ý kiến của GS Lưu Trần Tiêu, GS Hoàng Chương, PGS-TS Đặng Văn Bài và một số nghệ nhân đều nhấn mạnh đến đặc thù khi làm qui trình, thủ tục xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú là với đối tượng là những người lao động sáng tạo độc lập; họ không thuộc biên chế một tổ chức nhà nước. Vì thế, cần đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong quá trình khai nộp, làm thủ tục xét, tặng, truy tặng cho các nghệ nhân, đồng thời giao cho một số hội có trách nhiệm đề nghị và giúp làm hồ sơ cho các cá nhân.

Các đại biểu đóng góp ý kiến tại hội nghị

Ông Đỗ Văn Trụ (Hội Di sản văn hóa VN) cho rằng nên xét đặc cách một số nghệ nhân tiêu biểu và mỗi nghệ nhân chỉ nên xét tặng ở lĩnh vực mà tài năng của họ nổi bật nhất. Một số người đã được xét tặng các danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú rồi thì thôi không xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú nữa.

Các ý kiến đều thống nhất đề nghị Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch là Bộ duy nhất chịu trách nhiệm trước Thủ tướng về soạn thảo dự thảo Nghị định cũng như tổ chức triển khai qui trình, thủ tục xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú.

Một tiêu chuẩn đáng chú ý trong việc xét tặng là các nghệ nhân cần phải được nhân dân suy tôn, ý kiến đánh giá chuyên môn về các nghệ nhân phải là ý kiến của những người giỏi nghề. Một số ý kiến mong mỏi Bộ VHTT&DL sớm hoàn thành các thủ tục để công bố đợt đầu tiên về xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú vào ngày 2/9/2014...

Tại hội nghị, các đại biểu cũng rất hoan nghênh ý kiến của ông Vũ Trường Thành - Phó Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Phú Thọ về kinh nghiệm của Phú Thọ qua việc xét tặng danh hiệu Nghệ nhân hát Xoan cho 34 nghệ nhân năm 2012 vừa rồi. Các qui định xét tặng được tỉnh Phú Thọ nêu ra rất rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu và khi thực hiện thì có các cán bộ xuống tận cơ sở hướng dẫn các nghệ nhân kê khai thành tích. Chính vì thế, chỉ trong vòng 1 tháng, tỉnh Phú Thọ đã làm xong việc xét tuyển ở cả 3 vòng: xã, huyện và tỉnh.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Đặng Thị Bích Liên phát biểu tại Hội thảo


Phát biểu kết luận hội nghị, Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Đặng Thị Bích Liên nêu rõ: Dự thảo "Nghị định qui định đối tượng, tiêu chuẩn, qui trình, thủ tục xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” đã được soạn thảo rất cẩn trọng, kỹ lưỡng. Dự thảo lần này là dự thảo lần thứ 3.

Các ý kiến đóng góp của các cơ quan, đơn vị, địa phương góp ý bằng văn bản gửi về Bộ VHTT&DL và ý kiến tại hội nghị lần này, cũng như kinh nghiệm thực hiện của tỉnh Phú Thọ trong việc xét tặng nghệ nhân hát Xoan sẽ được Ban soạn thảo Nghị định tiếp thu.

Ban soạn thảo sẽ đẩy nhanh tiến độ hoàn tất dự thảo nghị định lần thứ 4 trong tháng 5 tới, phấn đấu hoàn thành Nghị định này trong tháng 6 hoặc tháng 7, sớm trình Chính phủ phê duyệt trong năm nay./.

"Nghị định qui định đối tượng, tiêu chuẩn, qui trình, thủ tục xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” gồm 5 chương, với 21 điều, qui định đối tượng, tiêu chuẩn, qui trình, thủ tục đề nghị xét tặng danh hiệu cho các nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể; một số qui định về chính sách đãi ngộ đối với Nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú.Trước khi tổ chức hội nghị lấy ý kiến đóng góp, ban soạn thảo cũng đã gửi dự thảo đến các địa phương, các hội chuyên ngành ở trung ương và địa phương và nhận được hơn 100 ý kiến đóng góp của 42 đơn vị, địa phương.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhớ lần đầu thu thanh giọng hát nghệ nhân Hà Thị Cầu
Nhớ lần đầu thu thanh giọng hát nghệ nhân Hà Thị Cầu

(VOV) - Bà Hà Thị Cầu là người đầu tiên hát xẩm trong chương trình “Dân ca và nhạc cổ truyền” trên làn sóng phát thanh quốc gia.

Nhớ lần đầu thu thanh giọng hát nghệ nhân Hà Thị Cầu

Nhớ lần đầu thu thanh giọng hát nghệ nhân Hà Thị Cầu

(VOV) - Bà Hà Thị Cầu là người đầu tiên hát xẩm trong chương trình “Dân ca và nhạc cổ truyền” trên làn sóng phát thanh quốc gia.

Gặp nghệ nhân Nhã nhạc cao tuổi nhất ở xứ Huế
Gặp nghệ nhân Nhã nhạc cao tuổi nhất ở xứ Huế

“Tôi có chừng nào thì để lại cho con cho cháu chừng nớ”. Đó là tâm sự của cụ Lư Hữ Thi, nghệ nhân Nhã nhạc cao tuổi nhất ở xứ Huế hiện nay.

Gặp nghệ nhân Nhã nhạc cao tuổi nhất ở xứ Huế

Gặp nghệ nhân Nhã nhạc cao tuổi nhất ở xứ Huế

“Tôi có chừng nào thì để lại cho con cho cháu chừng nớ”. Đó là tâm sự của cụ Lư Hữ Thi, nghệ nhân Nhã nhạc cao tuổi nhất ở xứ Huế hiện nay.

Các nghệ sỹ dân gian tiếc thương nghệ nhân Hà Thị Cầu
Các nghệ sỹ dân gian tiếc thương nghệ nhân Hà Thị Cầu

(VOV) - Sự ra đi của nghệ nhân Hà Thị Cầu là mất mát lớn của nền âm nhạc dân tộc truyền thống nói chung và nghệ thuật hát Xẩm nói riêng.

Các nghệ sỹ dân gian tiếc thương nghệ nhân Hà Thị Cầu

Các nghệ sỹ dân gian tiếc thương nghệ nhân Hà Thị Cầu

(VOV) - Sự ra đi của nghệ nhân Hà Thị Cầu là mất mát lớn của nền âm nhạc dân tộc truyền thống nói chung và nghệ thuật hát Xẩm nói riêng.

Nghệ nhân dân gian “uống nước lã” truyền dạy đến bao giờ?
Nghệ nhân dân gian “uống nước lã” truyền dạy đến bao giờ?

(VOV) - Dù được tôn vinh là “báu vật nhân văn sống” nhưng bà Hà Thị Cầu và nhiều nghệ nhân khác phải sống chật vật với nỗi lo "cơm áo".

Nghệ nhân dân gian “uống nước lã” truyền dạy đến bao giờ?

Nghệ nhân dân gian “uống nước lã” truyền dạy đến bao giờ?

(VOV) - Dù được tôn vinh là “báu vật nhân văn sống” nhưng bà Hà Thị Cầu và nhiều nghệ nhân khác phải sống chật vật với nỗi lo "cơm áo".

Nghệ nhân Hà Thị Cầu - một "báu vật dân gian" độc đáo
Nghệ nhân Hà Thị Cầu - một "báu vật dân gian" độc đáo

(VOV) - Lối hát nhẩn nha, tiếng nhị réo rắt, lời ca mộc mạc, cuộc đời nhiều truân chuyên, vất vả... bà Hà Thị Cầu vẫn một lòng theo Đảng.

Nghệ nhân Hà Thị Cầu - một "báu vật dân gian" độc đáo

Nghệ nhân Hà Thị Cầu - một "báu vật dân gian" độc đáo

(VOV) - Lối hát nhẩn nha, tiếng nhị réo rắt, lời ca mộc mạc, cuộc đời nhiều truân chuyên, vất vả... bà Hà Thị Cầu vẫn một lòng theo Đảng.

Nghệ nhân nặng lòng với nhạc cụ dân tộc
Nghệ nhân nặng lòng với nhạc cụ dân tộc

(VOV) - Cả cuộc đời nghệ nhân Lò Văn Ơn say mê, tìm tòi nghiên cứu để khôi phục lại các loại nhạc cụ dân tộc đã bị mai một.

Nghệ nhân nặng lòng với nhạc cụ dân tộc

Nghệ nhân nặng lòng với nhạc cụ dân tộc

(VOV) - Cả cuộc đời nghệ nhân Lò Văn Ơn say mê, tìm tòi nghiên cứu để khôi phục lại các loại nhạc cụ dân tộc đã bị mai một.

Nỗi niềm nghệ nhân tranh thêu...
Nỗi niềm nghệ nhân tranh thêu...

Ở xã Minh Lãng (Vũ Thư, Thái Bình) có một nghệ nhân ngày đêm miệt mài sáng tạo những bức tranh thêu bằng đường kim mũi chỉ đầy tâm huyết. Mỗi tác phẩm của ông là một sự thể hiện độc đáo với những đường nét, gân khối khác lạ…  

Nỗi niềm nghệ nhân tranh thêu...

Nỗi niềm nghệ nhân tranh thêu...

Ở xã Minh Lãng (Vũ Thư, Thái Bình) có một nghệ nhân ngày đêm miệt mài sáng tạo những bức tranh thêu bằng đường kim mũi chỉ đầy tâm huyết. Mỗi tác phẩm của ông là một sự thể hiện độc đáo với những đường nét, gân khối khác lạ…  

Cây đàn tính và nghệ nhân "không tuổi"
Cây đàn tính và nghệ nhân "không tuổi"

Người gẩy được đàn tính thì nhiều, nhưng gẩy có hồn thì không phải ai cũng làm được. Ông Nông Văn Nhay đã gắn bó với cây tính tẩu như người bạn tri kỷ. Bà con Mường So gọi ông là người giữ hồn cây đàn tính tẩu.

Cây đàn tính và nghệ nhân "không tuổi"

Cây đàn tính và nghệ nhân "không tuổi"

Người gẩy được đàn tính thì nhiều, nhưng gẩy có hồn thì không phải ai cũng làm được. Ông Nông Văn Nhay đã gắn bó với cây tính tẩu như người bạn tri kỷ. Bà con Mường So gọi ông là người giữ hồn cây đàn tính tẩu.

Nghệ nhân hát xẩm Hà Thị Cầu qua đời
Nghệ nhân hát xẩm Hà Thị Cầu qua đời

(VOV) - Sau thời gian ốm kéo dài, Nghệ nhân Hà Thị Cầu đã tạ thế lúc 12h30 trưa nay (3/3) tại nhà riêng.

Nghệ nhân hát xẩm Hà Thị Cầu qua đời

Nghệ nhân hát xẩm Hà Thị Cầu qua đời

(VOV) - Sau thời gian ốm kéo dài, Nghệ nhân Hà Thị Cầu đã tạ thế lúc 12h30 trưa nay (3/3) tại nhà riêng.