A Riêu Car - Lễ hội đặc sắc của đồng bào Pa Cô

VOV.VN - A riêu Car là lễ hội linh thiêng và lớn nhất của dân tộc Pa Cô. Lễ hội này góp phần thắt chặt tình đoàn kết giữa các làng, bản, thông gia, anh em, bạn bè kết nghĩa, giúp đỡ nhau khi gặp rủi ro, hoạn nạn… Lễ hội cũng chính là hương ước, quy ước của Làng về những điều con, cháu, làng, bản không được mắc phải.


Lễ hội A Riêu Car của đồng bào Pa Cô, huyện vùng cao A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế có từ lâu đời. Đây là lễ hội có quy mô rất lớn, được tổ chức 20 năm đến 30 năm một lần nên bà con dân làng chuẩn bị chu đáo từ lễ vật đến không gian, thời gian, địa điểm tổ chức. 

A Riêu Car có 23 bước nghi thức. Đáng chú ý nhất là các nghi thức: Ta mŏŏt vĕĕl đâng  ân chaih (đón khách tại đầu làng), Pa đoh ân đoong (báo hiệu lễ hội), Veel moot (đón khách đến dự hội), Pa kloaq (thể hiện sự tôn trọng, quý mến của chủ hội đối với những khách quý đến dự hội), Pa dưưn Veel (vũ điệu chào mừng lễ hội), Pa xâr tâm mooi (tiếp khách),…

Chị Nguyễn Thị Hải Lý, dân tộc Pa Cô, ở xã Hồng Thượng, huyện  A Lưới, một trong số diễn viên, nghệ nhân tham gia tái hiện lễ hội A Riêu Car cho hay: “Diễn viên, nghệ nhân chúng em đầu tư thời gian tập rất nhiều nhằm tái hiện thực tế hóa lễ hội này. Qua đó chung tay lưu giữ bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Pa Cô. Trong rất nhiều lễ hội thì A Riêu Car là một lễ hội lớn nhất của dân tộc Pa Cô”.

Phần quan trọng nhất của Lễ hội A Riêu Car đó là nghi lễ Chật Ty riaq (nghi lễ đâm trâu tượng trưng). Trong những lễ hội lớn của các dân tộc thiểu số ở huyện miền núi A Lưới, đâm trâu là nghi lễ trọng tâm và quan trọng nhất của lễ hội, đặc biệt là trong Lễ hội A Riêu Car. Nghi lễ này tỏ lòng tạ ơn các vị thần linh ban tặng cho con cháu bản làng, dòng sông, con suối, đồi núi, đất đai và tài nguyên thiên nhiên quý để xây dựng nhà cửa, công trình, đem lại cho bà con dân bản cuộc sống no đủ. 

Sau khi kết thúc các phần nghi lễ, các vị già làng chủ hội thực hiện một nghi thức cuối cùng đó là Pa choo tâm mooi (lễ tiễn khách). Già làng Lê Tuấn Mõ, xã Hồng Thượng, huyện A Lưới cho biết: “Lễ hội A Riêu Car thường được dân làng tổ chức hai ngày, hai đêm. Ngày cuối cùng, khi đưa hài cốt lên mồ thì Già làng bên mời làm thủ tục đưa Già làng bạn trở về làng của mình”.

Nghi lễ Zi Zar (báo hiệu lễ hội kết thúc) là nghi lễ cuối cùng của lễ hội A Riêu Car. Zi zar báo hiệu rằng Lễ hội A Riêu Car truyền thống, linh thiêng đã đến hồi kết thúc, hẹn gặp lại Lễ  hội A Riêu Car mùa tới. Bà Lê Thị Thêm, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện A Lưới, tỉnh Thừa thiên Huế cho biết, việc tái hiện Lễ hội A Riêu Car tại ngôi nhà truyền thống đồng bào Pa Cô nằm trong Làng Văn hóa các dân tộc huyện A Lưới đã góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số. “Với sự hưởng ứng tham gia của cộng đồng, đặc biệt là các nghệ nhân, diễn viên, bà con ở các làng bản đã hội tụ về đây tham gia hoạt động lễ hội quy mô. Đây là nét sinh hoạt văn hóa đã có từ lâu đời của đồng bào Pa Cô được tái hiện lại tại không gian văn hóa của đồng bào các dân tộc”.

Lễ hội A Riêu Car là dịp các vị già làng, những người có uy tín được gặp nhau và cùng nhau khẳng định mối tình gắn bó keo sơn, sướng khổ có nhau, no đói giúp nhau, tôn trọng quyền và lợi ích của nhau như đã định ước giữa các dân tộc anh em trên dãy Trường Sơn.

 

Một số hình ảnh tại Lễ hội A Riêu Car

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngôi làng chung của đồng bào vùng cao Thừa Thiên Huế
Ngôi làng chung của đồng bào vùng cao Thừa Thiên Huế

VOV.VN - Huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu… Nơi đây có một Làng văn hóa truyền thống độc đáo. Đó là “ngôi làng chung”, nơi sinh hoạt, bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số vùng cao tỉnh Thừa Thiên Huế.

Ngôi làng chung của đồng bào vùng cao Thừa Thiên Huế

Ngôi làng chung của đồng bào vùng cao Thừa Thiên Huế

VOV.VN - Huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu… Nơi đây có một Làng văn hóa truyền thống độc đáo. Đó là “ngôi làng chung”, nơi sinh hoạt, bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số vùng cao tỉnh Thừa Thiên Huế.

Già làng, người uy tín với hành trình giảm nghèo  ở vùng cao Thừa Thiên Huế
Già làng, người uy tín với hành trình giảm nghèo ở vùng cao Thừa Thiên Huế

VOV.VN - Huyện miền núi A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận thoát nghèo năm 2024, sớm hơn 1 năm so với kế hoạch. Đạt được kết quả này có sự đóng góp quan trọng của các già làng, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.

Già làng, người uy tín với hành trình giảm nghèo  ở vùng cao Thừa Thiên Huế

Già làng, người uy tín với hành trình giảm nghèo ở vùng cao Thừa Thiên Huế

VOV.VN - Huyện miền núi A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận thoát nghèo năm 2024, sớm hơn 1 năm so với kế hoạch. Đạt được kết quả này có sự đóng góp quan trọng của các già làng, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.

Độc đáo ngôi làng văn hóa chung của đồng bào vùng cao Thừa Thiên Huế
Độc đáo ngôi làng văn hóa chung của đồng bào vùng cao Thừa Thiên Huế

VOV.VN - Huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế nằm trên dãy Trường Sơn hùng vĩ, nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu… Nơi đây có một Làng văn hóa truyền thống độc đáo, đó là “ngôi làng chung”, nơi sinh hoạt, bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới.

Độc đáo ngôi làng văn hóa chung của đồng bào vùng cao Thừa Thiên Huế

Độc đáo ngôi làng văn hóa chung của đồng bào vùng cao Thừa Thiên Huế

VOV.VN - Huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế nằm trên dãy Trường Sơn hùng vĩ, nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu… Nơi đây có một Làng văn hóa truyền thống độc đáo, đó là “ngôi làng chung”, nơi sinh hoạt, bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới.