“Lãnh tụ ca” - Giai điệu quen thuộc hàng ngày

VOV.VN -Bài hát “Ca ngợi Hồ Chủ tịch” (thường gọi là “Lãnh tụ ca”) là một bản chính ca hào hùng rất Việt Nam ai cũng hát được.

Từ năm 1978, những nhà ở gần hồ Hoàn Kiếm hoặc ai có việc đi qua đây đều được nghe chuông đồng hồ trên nóc Bưu điện tấu lên hai câu nhạc rất rộn ràng mở đầu ca khúc “Ca ngợi Hồ Chủ tịch” của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước và Nguyễn Đình Thi:  “Si rề sol si rê sol si la. Sol si rê si la sol sol la rê - Sao vàng phất phới ánh hồng sáng tươi. Toàn Việt Nam đón chào ngày mới”.

Cách đây hơn 10 năm, nhạc sĩ Hoàng Lương (con trai nhạc sĩ Hoàng Hà) theo đề nghị của Bộ biên tập Đài Tiếng nói Việt Nam (TNVN) anh đã viết lại, chỉ lấy câu nhạc mở đầu của ca khúc ấy để tấu lên mỗi khi báo giờ trên sóng phát thanh quốc gia: “Si rề sol si rê sol si la”. Hàng ngày chỉ cần nghe những nốt nhạc này lặp đi lặp lại cũng gợi nhớ Bác Hồ kính yêu của toàn dân tộc.

Bài hát “Ca ngợi Hồ Chủ tịch” mang đậm chất dân gian và cũng để thể hiện hình ảnh Bác là người con ưu tú của đất nước, vị cha già kính yêu của dân tộc.

Ngày 30/4/1970, nhạc sĩ Lưu Hữu Phước - lúc đó là Bộ trưởng Bộ Thông tin Tuyên truyền và Văn hóa Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam - từ miền Nam ra Hà Nội, ông đến thăm Đài TNVN theo lời mời của nhà báo Trần Lâm và gặp gỡ với bà con văn nghệ. Cuối buổi nói chuyện, các biên tập viên trẻ (trong đó có tôi), nhân sắp đến ngày sinh của Bác Hồ muốn ông kể về sự ra đời bài hát “Ca ngợi Hồ Chủ tịch”. Ông vui lòng đáp ứng. Giọng miền Nam nhẹ nhàng chậm rãi, ông kể:

Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, tôi là một trong những sinh viên Nam Bộ  tham gia phong trào hoạt động yêu nước và đấu tranh cách mạng. Lớp trẻ chúng tôi rất ngưỡng mộ cụ Nguyễn Ái Quốc, mong ước có ngày cụ lãnh đạo nhân dân đánh đuổi Đế quốc Thực dân, giải phóng quê hương đất nước. Đó cũng là niềm tin và hy vọng thầm kín trong lòng của lớp sinh viên và thanh niên tiến bộ lúc bấy giờ. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, tên của Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất hiện. Chúng tôi trào dâng niềm vui, xúc động khó tả. Hầu hết các nhạc sĩ từng dấn thân theo cách mạng ai cũng có ý nguyện sáng tác bài hát ngợi ca Hồ Chủ tịch để gửi vào đó lòng kính yêu Người, một biểu tượng tuyệt vời của một dân tộc bất khuất và của phong trào cách mạng thế giới. Tôi cố gắng suy nghĩ để tìm một giai điệu đẹp và dễ hát, dễ thuộc.


Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước

Tại kỳ họp thứ hai của Quốc hội khóa 1 vào tháng 10/1946, lần đầu tiên tôi trông thấy Bác Hồ. Trong hội trường, anh Nguyễn Văn Tạo  - đại biểu Nam Bộ kể lại tinh thần chiến đấu của quân dân Nam Bộ anh dũng chống lại hành động xâm lược tàn bạo của giặc Pháp. Bác Hồ ôm anh Tạo và khóc. Tôi cũng xúc động không cầm được nước mắt. Tôi có cảm giác Bác Hồ ôm anh Tạo như đang ôm tôi, ôm cả ba má, chú bác, bà con gần xa của tôi và toàn dân Nam Bộ. Nước mắt của Bác rơi trên vai anh Tạo, tôi cảm thấy nóng hổi như rơi trên vai mình. Quá cảm động và không thể nào quên.

Sau đó, tôi còn được dịp gặp Bác Hồ khi Người đến thăm Phòng Nam Bộ ở nhà số 2, đường Ngô Quyền, Hà Nội, nơi gặp gỡ của cán bộ, chiến sĩ từ miền Nam ra. Lúc ấy, đồng chí Huỳnh Bá Nhung là trưởng phòng, tôi là phó trưởng phòng. Sau khi thăm hỏi mọi người, Bác đến bên chị Đỗ Hồng Lan (tức ca sĩ Xuân Mai sau này – là vợ Phó Tổng biên tập Đài TNVN Huỳnh Văn Tiểng), lúc ấy Đỗ Hồng Lan mới 17 tuổi. Người hỏi: “Cháu có dự định làm gì không?”. Đỗ Hồng Lan đáp: “Thưa Bác, cháu dự định học tiếng Anh ạ”.

Tháng 9/1946, sau khi dự Hội nghị Fontainebleau ở Pháp, Bác về đến Hải Phòng. Đông đảo nhân dân đón tiếp, trong đó có đoàn đại biểu Nam Bộ. Gặp lại Đỗ Hồng Lan, Bác Hồ hỏi: “Thế nào, cháu học tiếng Anh đến đâu rồi?”. Xuân Mai lúng túng, không nói được câu nào. Chúng tôi rất ngạc nhiên và xúc động, Người bận trăm công ngàn việc mà vẫn nhớ và quan tâm đến từng ước mong của con cháu. Sau đó tôi còn được gặp Bác đôi lần nữa ở chiến khu Việt Bắc. Bao giờ hình ảnh của Bác, từ cử chỉ đến lời nói cũng đều đem lại cho mọi người ấn tượng sâu sắc.

Năm 1947, tại Phú Thọ, tôi bắt đầu viết những dòng nhạc đầu tiên của một ca khúc về Bác Hồ: “Ánh hồng soi sáng chân trời Á Châu”… Trong phần tiếp theo, tôi viết: “Hồ Chí Minh xuất hiện trong ánh sao, xuất hiện để cứu dân khổ đau”… Và sau đó không lâu ca khúc “Ca ngợi Hồ Chủ tịch” ra đời, nhanh chóng phổ biến trong các vùng kháng chiến.

Tháng 4/1950, Bác Hồ đã nghe ca khúc này khi đến dự Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ nhất tại Chiến khu Việt Bắc trong tiếng hát chào mừng “bộc phát” của chị em đại biểu. Đến năm 1951, tôi được nghe ý kiến đóng góp của nhiều người về mấy chữ “soi sáng chân trời Á Châu” và “xuất hiện trong ánh sao”. Hai câu hát trên, là không phù hợp với đức tính khiêm tốn, gần gũi nhân dân của Bác. Ngay sau đó, tôi nhờ nhà văn Nguyễn Đình Thi góp ý chỉnh sữa mấy chữ trên, và gần như anh Thi làm lại tất cả các lời ca. Hiện nay, chúng ta không còn nghe mấy lời ca cũ mà thay vào đó là câu hát mới: “Sao vàng phất phới ánh hồng sáng tươi” và “Hồ Chí Minh dắt dìu dân nước ta, vững bền tranh đấu cho đời chúng ta”… Cũng trong năm 1951, bài “Ca ngợi Hồ Chủ tịch” của anh chị em chúng tôi đã vang lên nghiêm trang trong Đại hội liên hoan Thanh niên - Sinh viên thế giới lần thứ ba, tại thủ đô Berlin (Đức) do đoàn đại biểu Việt Nam trình diễn.

***

 

Ca ngợi Hồ Chủ tịch - Lãnh tụ ca

Vốn là một nhạc sĩ tài hoa của vùng đất Nam Bộ, là tác giả của một khối lượng tác phẩm âm nhạc đồ sộ: ca khúc, ca cảnh, ca kịch, nhạc kịch, nhạc múa, nhạc phim, sưu tầm, nghiên cứu…, nên nhạc sĩ Lưu Hữu Phước đã khéo sắp xếp và vận dụng điệu thức ngũ cung dân tộc tạo nên bài hát “Ca ngợi Hồ Chủ tịch” mang đậm chất dân gian và cũng để thể hiện hình ảnh Bác là người con ưu tú của đất nước, vị cha già kính yêu của dân tộc. Ông đã khéo vận dụng thủ pháp chuyển hệ (métabol) để có âm hình giai điệu phong phú. Do đó nét nhạc không bị bó hẹp trong 5 âm, mà được mở rộng thành 7 âm có nội dung súc tích, khúc thức gọn gàng, giai điệu đẹp. Bài hát “Ca ngợi Hồ Chủ tịch” (thường gọi là “Lãnh tụ ca”) là một bản chính ca hào hùng rất Việt Nam ai cũng hát được./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chuyện chưa kể về tác giả bức sơn mài vẽ Bác Hồ ở bảo tàng Fukuoka
Chuyện chưa kể về tác giả bức sơn mài vẽ Bác Hồ ở bảo tàng Fukuoka

VOV.VN - Họa sĩ Nguyễn Khang là người có cơ duyên được vẽ nhiều tác phẩm để đời về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Chuyện chưa kể về tác giả bức sơn mài vẽ Bác Hồ ở bảo tàng Fukuoka

Chuyện chưa kể về tác giả bức sơn mài vẽ Bác Hồ ở bảo tàng Fukuoka

VOV.VN - Họa sĩ Nguyễn Khang là người có cơ duyên được vẽ nhiều tác phẩm để đời về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Xem nghệ nhân Phạm Quang Xuân làm dép lốp cao su Bác Hồ
Xem nghệ nhân Phạm Quang Xuân làm dép lốp cao su Bác Hồ

VOV.VN -Chỉ trong vòng 30 phút, người xem đã được chứng kiến nghệ nhân Phạm Quang Xuân làm hoàn chỉnh đôi dép lốp cao su Bác Hồ.

Xem nghệ nhân Phạm Quang Xuân làm dép lốp cao su Bác Hồ

Xem nghệ nhân Phạm Quang Xuân làm dép lốp cao su Bác Hồ

VOV.VN -Chỉ trong vòng 30 phút, người xem đã được chứng kiến nghệ nhân Phạm Quang Xuân làm hoàn chỉnh đôi dép lốp cao su Bác Hồ.

Dâng cặp bánh chưng 700kg lên anh linh thân mẫu Bác Hồ
Dâng cặp bánh chưng 700kg lên anh linh thân mẫu Bác Hồ

VOV.VN - Cặp bánh chưng có tổng trọng lượng 700kg. Mỗi chiếc nặng 350kg được “kết” lại từ khoảng 350 chiếc bánh chưng.

Dâng cặp bánh chưng 700kg lên anh linh thân mẫu Bác Hồ

Dâng cặp bánh chưng 700kg lên anh linh thân mẫu Bác Hồ

VOV.VN - Cặp bánh chưng có tổng trọng lượng 700kg. Mỗi chiếc nặng 350kg được “kết” lại từ khoảng 350 chiếc bánh chưng.

Khai mạc triển lãm tranh cổ động về Bác Hồ và tình yêu đất nước
Khai mạc triển lãm tranh cổ động về Bác Hồ và tình yêu đất nước

VOV.VN - Triển lãm trưng bày 100 tranh cổ động khổ lớn với chủ đề “Chiến thắng lịch sử 30/4” và “Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lòng người dân Việt Nam”.

Khai mạc triển lãm tranh cổ động về Bác Hồ và tình yêu đất nước

Khai mạc triển lãm tranh cổ động về Bác Hồ và tình yêu đất nước

VOV.VN - Triển lãm trưng bày 100 tranh cổ động khổ lớn với chủ đề “Chiến thắng lịch sử 30/4” và “Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lòng người dân Việt Nam”.

Phim mới “Thầu chín ở Xiêm” kể về hoạt động của Bác Hồ ở Thái Lan
Phim mới “Thầu chín ở Xiêm” kể về hoạt động của Bác Hồ ở Thái Lan

VOV.VN - Đây là phim được đạo diễn trẻ Bùi Tuấn Dũng đã được trao giải Nhất dành cho tác phẩm văn học nghệ thuật sáng tác để hưởng ứng học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Phim mới “Thầu chín ở Xiêm” kể về hoạt động của Bác Hồ ở Thái Lan

Phim mới “Thầu chín ở Xiêm” kể về hoạt động của Bác Hồ ở Thái Lan

VOV.VN - Đây là phim được đạo diễn trẻ Bùi Tuấn Dũng đã được trao giải Nhất dành cho tác phẩm văn học nghệ thuật sáng tác để hưởng ứng học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.