Tôn tạo di tích Thành Điện Hải giai đoạn 2: Thêm nhà trưng bày dưới lòng đất

VOV.VN - Sau khi hoàn thành giai đoạn 2, Thành Điện Hải sẽ tạo nên một không gian lịch sử, trưng bày, kết nối với Bảo tàng Đà Nẵng mới, Quảng trường trung tâm và hệ thống thiết chế văn hóa, địa điểm di tích xung quanh.

Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng vừa ký quyết định phê duyệt Dự án tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Thành Điện Hải giai đoạn 2. Đây là quyết định ý nghĩa đối với di tích gắn với câu chuyện lịch sử quan trọng của quân và dân Quảng Nam- Đà Nẵng trong buổi đầu chống liên quân Pháp- Tây Ban Nha xâm lược. 

Trước đó, giai đoạn 1 của dự án hoàn thành từ năm 2019. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 trong suốt 2 năm qua, đến nay thành phố Đà Nẵng mới tiếp tục triển khai giai đoạn 2. Trong giai đoạn 2, sẽ thực hiện các hạng mục bên trong khuôn viên hơn 26 nghìn mét vuông của Thành Điện Hải với tổng mức đầu tư phê duyệt là hơn 84 tỷ đồng. Dự án bổ sung một số thành phần kiến trúc mới nhằm làm rõ hơn giá trị gốc của di tích như: hạ giải, tháo dỡ, di dời các thành phần, công trình không phù hợp; phục dựng cổng thành phía Đông; xây dựng miếu thờ, nhà trưng bày, nhà bảo vệ,… Theo kế hoạch, phần xây lắp khối bảo tàng xây mới và hạng mục cải tạo cơ sở số 42 Bạch Đằng để làm Bảo tàng Đà Nẵng dự kiến hoàn thành vào cuối năm nay.

Sau khi hoàn thành giai đoạn 2, Thành Điện Hải sẽ tạo nên một không gian lịch sử, trưng bày, kết nối với Bảo tàng Đà Nẵng mới, Quảng trường trung tâm và hệ thống thiết chế văn hóa, địa điểm di tích xung quanh.

Ông Huỳnh Đình Quốc Thiện, Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng cho biết: “Lãnh đạo thành phố đã đầu tư một nguồn kinh phí rất lớn để ngầm hóa dưới Thành Điện Hải để xây dựng một nhà trưng bày sự kiện. Chúng tôi cũng đã nghiên cứu xây dựng 1 bộ phim bằng công nghệ 3D và 5D tái hiện lại trận đánh mở đầu cho cuộc kháng chiến chống Pháp đó. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tái hiện một sa bàn phòng tuyến, phòng thủ của Đà Nẵng và sa bàn của trận chiến 1858-1860 để phục vụ cho khách tham quan hiểu hơn về trận chiến lịch sử"./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Gia Lai chủ trương bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hoá
Gia Lai chủ trương bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hoá

VOV.VN - Hội đồng Di sản văn hoá Quốc gia khuyến nghị tỉnh Gia Lai cần coi các di sản văn hoá là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế, hướng tới xây dựng Gia Lai thành điểm đến di sản ở Tây Nguyên.

Gia Lai chủ trương bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hoá

Gia Lai chủ trương bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hoá

VOV.VN - Hội đồng Di sản văn hoá Quốc gia khuyến nghị tỉnh Gia Lai cần coi các di sản văn hoá là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế, hướng tới xây dựng Gia Lai thành điểm đến di sản ở Tây Nguyên.

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: “Đô thị cũng cần có quá khứ của mình”
PGS.TS Bùi Hoài Sơn: “Đô thị cũng cần có quá khứ của mình”

VOV.VN - Chúng ta muốn gìn giữ di sản để thể hiện bản sắc của đô thị. Nếu mất đi nó, tất cả các đô thị sẽ trở nên giống nhau, sẽ triệt tiêu tính hấp dẫn của các đô thị đó. Trong bối cảnh hiện nay, chính di sản hình thành nên tính hấp dẫn của các đô thị.

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: “Đô thị cũng cần có quá khứ của mình”

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: “Đô thị cũng cần có quá khứ của mình”

VOV.VN - Chúng ta muốn gìn giữ di sản để thể hiện bản sắc của đô thị. Nếu mất đi nó, tất cả các đô thị sẽ trở nên giống nhau, sẽ triệt tiêu tính hấp dẫn của các đô thị đó. Trong bối cảnh hiện nay, chính di sản hình thành nên tính hấp dẫn của các đô thị.

Hà Nội khởi công dự án bảo tồn nhà biệt thự cổ 49 Trần Hưng Đạo - 46 Hàng Bài
Hà Nội khởi công dự án bảo tồn nhà biệt thự cổ 49 Trần Hưng Đạo - 46 Hàng Bài

VOV.VN - Thông qua dự án, công trình bảo tồn nhà biệt thự cổ được kỳ vọng đem đến cho những người yêu di sản cơ hội tìm hiểu về sự hình thành khu phố Pháp, sự giao thoa kiến trúc đô thị Pháp - Việt, lối sống trong nửa đầu thế kỷ 20 ở Hà Nội.

Hà Nội khởi công dự án bảo tồn nhà biệt thự cổ 49 Trần Hưng Đạo - 46 Hàng Bài

Hà Nội khởi công dự án bảo tồn nhà biệt thự cổ 49 Trần Hưng Đạo - 46 Hàng Bài

VOV.VN - Thông qua dự án, công trình bảo tồn nhà biệt thự cổ được kỳ vọng đem đến cho những người yêu di sản cơ hội tìm hiểu về sự hình thành khu phố Pháp, sự giao thoa kiến trúc đô thị Pháp - Việt, lối sống trong nửa đầu thế kỷ 20 ở Hà Nội.