Gia Lai chủ trương bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hoá

VOV.VN - Hội đồng Di sản văn hoá Quốc gia khuyến nghị tỉnh Gia Lai cần coi các di sản văn hoá là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế, hướng tới xây dựng Gia Lai thành điểm đến di sản ở Tây Nguyên.

Hôm nay (28/4), Đoàn công tác của Hội đồng Di sản văn hoá Quốc gia có buổi làm việc với UBND tỉnh Gia Lai, về khuyến nghị của UNESCO đối với các di sản phi vật thể đại diện của nhân loại, bảo vệ và phát huy giá trị di tích quốc gia, bảo vật quốc gia.

Tỉnh Gia Lai có 33 di tích, cụm di tích đã được xếp hạng. Trong đó có quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo (Thị xã An Khê) được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt, cùng 8 di tích quốc gia và 16 di tích cấp tỉnh. Bên cạnh đó, Không gian văn hoá cồng chiêng, Sử thi dân tộc Ba Na, Lễ Cầu mưa của Yang Pơtao Apui, được đưa vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

Với quần thể di tích An Khê và huyện Đak Pơ, những năm gần đây đã phát hiện nhiều hiện vật có giá trị quan trọng, có niên đại cách đây khoảng 80 vạn năm, được coi là mốc mở đầu của lịch sử Việt Nam. Tuy nhiên, việc bảo tồn các di tích văn hoá quý giá này vẫn còn nhiều khó khăn.

Cụ thể, hiện địa phương không có Ban Quản lý di tích hay Trung tâm Bảo tồn di tích; Thị xã An Khê, nơi có 2/3 di tích của tỉnh và hàng nghìn hiện vật khảo cổ, nhưng chưa có thiết chế bảo tàng chính thức; chế độ đãi ngộ với nghệ nhân lĩnh vực di sản văn hoá chưa đảm bảo để họ phát huy khả năng.

Tại buổi làm việc, các thành viên trong Hội đồng Di sản văn hoá Quốc gia khuyến nghị, bên cạnh việc cần làm tốt công tác bảo tồn, tỉnh Gia Lai cần coi các di sản văn hoá là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế, hướng tới xây dựng Gia Lai thành điểm đến di sản ở Tây Nguyên.

Để làm được điều đó, tỉnh cần quy hoạch tổng thể, chiến lược về bảo tồn văn hoá; cần ưu tiên nguồn kinh phí cho công tác đào tạo nguồn lực bảo tồn di sản, ứng dụng công nghệ số; chính sách hỗ trợ cho nghệ nhân, góp phần duy trì đội ngũ giữ gìn, phát huy văn hoá phi vật thể.

Tiếp thu những khuyến nghị của các thành viên Hội đồng Di sản văn hoá quốc gia, bà Nguyễn Thị Thanh Lịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai cho biết, tỉnh Gia Lai xin tiếp thu đầy đủ, xem như đây là bổ sung vào xây dựng kế hoạch, hoạch định của tỉnh khi có quy hoạch tổng thể, có chiến lược về bảo tồn phát triển văn hoá.

“Tỉnh Gia Lai sẽ nghiên cứu, đề xuất HĐND tỉnh xây dựng Nghị quyết đặc thù về bảo tồn văn hoá và chính sách với nghệ nhận, cơ chế để giữ nhà rông, ngành nghề truyền thống. Đặc biệt là cam kết trách nhiệm của tỉnh trong việc cùng với Cục Di sản và Bộ Văn hoá Thể thao - Du lịch để thực hiện các cam kết với UNESCO”, bà Lịch nêu rõ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bà Rịa-Vũng Tàu giải trình thông tin đưa Lễ giỗ bà Hoàng Phi Yến vào Di sản quốc gia
Bà Rịa-Vũng Tàu giải trình thông tin đưa Lễ giỗ bà Hoàng Phi Yến vào Di sản quốc gia

VOV.VN - Ngày 28/4, Sở Văn hoá, Thể thao tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, đã có giải trình gửi UBND tỉnh về thông tin liên quan đến Lễ giỗ bà Thứ phi Hoàng Phi Yến được công nhận và đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. 

Bà Rịa-Vũng Tàu giải trình thông tin đưa Lễ giỗ bà Hoàng Phi Yến vào Di sản quốc gia

Bà Rịa-Vũng Tàu giải trình thông tin đưa Lễ giỗ bà Hoàng Phi Yến vào Di sản quốc gia

VOV.VN - Ngày 28/4, Sở Văn hoá, Thể thao tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, đã có giải trình gửi UBND tỉnh về thông tin liên quan đến Lễ giỗ bà Thứ phi Hoàng Phi Yến được công nhận và đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. 

Hướng đi cho di sản kiến trúc đô thị
Hướng đi cho di sản kiến trúc đô thị

VOV.VN - Chương trình "Đối thoại mở" trò chuyện cùng TS.KTS Trương Ngọc Lân - Phó Trưởng khoa Kiến trúc và Quy hoạch - Trường Đại học Xây dựng Hà Nội về bảo vệ, giữ gìn và phát triển di sản kiến trúc trong lòng đô thị.

Hướng đi cho di sản kiến trúc đô thị

Hướng đi cho di sản kiến trúc đô thị

VOV.VN - Chương trình "Đối thoại mở" trò chuyện cùng TS.KTS Trương Ngọc Lân - Phó Trưởng khoa Kiến trúc và Quy hoạch - Trường Đại học Xây dựng Hà Nội về bảo vệ, giữ gìn và phát triển di sản kiến trúc trong lòng đô thị.

Dinh thự dòng họ Nông – di sản quý giá tại Cao Bằng
Dinh thự dòng họ Nông – di sản quý giá tại Cao Bằng

VOV.VN - Trải qua hơn 100 năm tồn tại cùng thời gian, phủ bao lớp rêu phong cổ kính, ngôi nhà trong khu Dinh thự dòng họ Nông vẫn đứng uy nghi và lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử của vùng đất Bảo Lạc, Cao Bằng.

Dinh thự dòng họ Nông – di sản quý giá tại Cao Bằng

Dinh thự dòng họ Nông – di sản quý giá tại Cao Bằng

VOV.VN - Trải qua hơn 100 năm tồn tại cùng thời gian, phủ bao lớp rêu phong cổ kính, ngôi nhà trong khu Dinh thự dòng họ Nông vẫn đứng uy nghi và lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử của vùng đất Bảo Lạc, Cao Bằng.