Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc tiểu vùng Tây Bắc

VOV.VN - Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thành phố Sơn La mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc của tiểu vùng Tây Bắc – là nội dung được thống nhất tại hội thảo văn hóa được thành phố Sơn La tổ chức sáng nay 11/3. Đây là sự kiện mở màn Lễ hội Mùa hoa Ban năm 2023.

Thành phố Sơn La có 12 dân tộc anh em chung sống, trong đó chiếm đa số là đồng bào dân tộc Thái với nhiều nét văn hóa độc đáo. Nhiều chủ trương, chính sách giữ gìn, bảo tồn các giá trị văn hóa được triển khai, đặc biệt là Đề án số 04 năm 2020 về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thành phố, mang đậm bản sắc các dân tộc tiểu vùng Tây Bắc giai đoạn 2020 – 2025.

Nhiều cách làm sáng tạo nhận được sự đồng tình ủng hộ của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân như: duy trì mặc trang phục dân tộc đến công sở, trường học; truyền dạy, phổ biến các điệu xòe Thái; thành lập các Câu lạc bộ văn hóa dân tộc Thái; phục dựng, duy trì các lễ hội gắn với quảng bá văn hóa, du lịch, kinh tế....

Tại Hội thảo giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc được tổ chức sáng nay (11/3), các nghệ nhân, nhà nghiên cứu văn hóa các dân tộc, nhà quản lý văn hóa... đã đóng góp nhiều ý kiến hướng tới mục tiêu gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong thời kỳ hội nhập.

Bà Hoàng Thị Mai, Nghệ nhân ưu tú tâm huyết với việc lưu giữ, truyền dạy các làn điệu dân ca dân tộc Thái chia sẻ: "Tôi là người Thái đen sinh ra và lớn lên ở Sơn La nên tôi rất hiểu về chữ và làn điệu dân ca của dân tộc. Năm nay tôi 75 tuổi mà tôi biết hát từ 6 tuổi, tôi đã hiểu được thơ thái của lời ru của mẹ, thấy rất hay và đam mê từ đó. Vậy nên tôi muốn duy trì và phát huy được, để các thế hệ nối tiếp. Từ năm 2012 đến nay tôi đã mở lớp dạy chữ Thái, hát Thái cho từ người trẻ đến già. Tôi nghĩ các cấp, các ngành cần mở rộng, có thêm những lớp truyền dạy ngôn ngữ, làn điệu dân ca... mới có thể lưu giữ được mãi mãi".

Nhiều giải pháp khác được đưa ra như phục dựng và duy trì lễ hội truyền thống:  Lễ hội Sên bản, Hạn Khuống, Lễ hội Mùa Hoa Ban; giữ gìn, bảo tồn trang phục truyền thống gắn với phục dựng làng nghề thêu dệt thổ cẩm; phát triển văn hóa ẩm thực dân tộc; tổ chức các cuộc thi sáng tác, phổ biến văn học nghệ thuật dân tộc Thái... Góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc của tiểu vùng Tây Bắc, là động lực để thành phố Sơn La phát triển xanh, nhanh và bền vững./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhiều hoạt động diễn ra tại Lễ hội Hoa Ban Điện Biên
Nhiều hoạt động diễn ra tại Lễ hội Hoa Ban Điện Biên

VOV.VN - Tối qua (10/3), Ban Tổ chức Lễ hội Hoa Ban năm 2023 và Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Điện Biên lần thứ VII đã khai mạc Không gian văn hoá vùng cao; Hoạt động trưng bày, giới thiệu các sản phẩm văn hóa, du lịch và vòng sơ khảo cuộc thi Người đẹp Hoa Ban lần thứ III, 2023.

Nhiều hoạt động diễn ra tại Lễ hội Hoa Ban Điện Biên

Nhiều hoạt động diễn ra tại Lễ hội Hoa Ban Điện Biên

VOV.VN - Tối qua (10/3), Ban Tổ chức Lễ hội Hoa Ban năm 2023 và Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Điện Biên lần thứ VII đã khai mạc Không gian văn hoá vùng cao; Hoạt động trưng bày, giới thiệu các sản phẩm văn hóa, du lịch và vòng sơ khảo cuộc thi Người đẹp Hoa Ban lần thứ III, 2023.

Mãn nhãn Lễ hội đường phố trong khuôn khổ Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8
Mãn nhãn Lễ hội đường phố trong khuôn khổ Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8

VOV.VN - Lễ hội đường phố trong dịp Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 đã mang đến cho người dân và du khách một không gian sôi động, ấn tượng. Qua đó, dẫn dắt người xem khám phá những nét đẹp văn hóa, di sản đặc trưng của vùng đất, con người Tây Nguyên và Đắk Lắk, tôn vinh giá trị hạt cà phê, người trồng, chế biến và kinh doanh cà phê.

Mãn nhãn Lễ hội đường phố trong khuôn khổ Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8

Mãn nhãn Lễ hội đường phố trong khuôn khổ Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8

VOV.VN - Lễ hội đường phố trong dịp Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 đã mang đến cho người dân và du khách một không gian sôi động, ấn tượng. Qua đó, dẫn dắt người xem khám phá những nét đẹp văn hóa, di sản đặc trưng của vùng đất, con người Tây Nguyên và Đắk Lắk, tôn vinh giá trị hạt cà phê, người trồng, chế biến và kinh doanh cà phê.

Xúc động xem triển lãm "Phút hồi sinh" ở Nhà tù Hỏa Lò
Xúc động xem triển lãm "Phút hồi sinh" ở Nhà tù Hỏa Lò

VOV.VN - Không gian trưng bày “Phút hồi sinh” là sản phẩm mới nhất của di tích Nhà tù Hỏa Lò - điểm đến hàng đầu tại Thủ đô hiện nay. Đặc biệt, di tích còn tổ chức chương trình giao lưu với nhân chứng lịch sử về trưng bày “Phút hồi sinh” và diễn hoạt cảnh vào ngày 16/3 và 21/3.

Xúc động xem triển lãm "Phút hồi sinh" ở Nhà tù Hỏa Lò

Xúc động xem triển lãm "Phút hồi sinh" ở Nhà tù Hỏa Lò

VOV.VN - Không gian trưng bày “Phút hồi sinh” là sản phẩm mới nhất của di tích Nhà tù Hỏa Lò - điểm đến hàng đầu tại Thủ đô hiện nay. Đặc biệt, di tích còn tổ chức chương trình giao lưu với nhân chứng lịch sử về trưng bày “Phút hồi sinh” và diễn hoạt cảnh vào ngày 16/3 và 21/3.