Khoa Lý luận và Lịch sử mỹ thuật: Cái nôi đào tạo các nhà nghiên cứu, lý luận hàng đầu

VOV.VN - Nhân kỷ niệm 45 năm thành lập, Khoa Lý luận và Lịch sử mỹ thuật (Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam) vừa tổ chức triển lãm “Đồng hành”, trưng bày 59 tác phẩm mỹ thuật của 35 tác giả là những thế hệ giảng viên, sinh viên đã và đang giảng dạy, học tập tại khoa.

Nếu Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam (tiền thân là trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương), tự hào là cái nôi đào tạo nên những bậc thầy đầu tiên của hội họa hiện đại Việt Nam, thì Khoa Lý luận mặc dù được thành lập muộn hơn, nhưng là nơi đào tạo nên những nhà nghiên cứu, nhà phê bình và các giảng viên lý luận mỹ thuật hàng đầu trong cả nước.

Khoa Lý luận và Lịch sử mỹ thuật được thành lập từ năm 1978, trong bối cảnh vừa hòa bình thống nhất đất nước. Đó cũng là thời điểm các thiết chế mỹ thuật ở Việt Nam bắt đầu được thiết lập lại để tạo nên một sự định hình mới cho sự phát triển của mỹ thuật Việt Nam trong tình hình mới. Sau 45 năm thành lập, đến nay, Khoa Lý luận và Lịch sử mỹ thuật đã đào tạo được 22 khóa.

Bắt đầu từ sự gây dựng ban đầu của thầy Nguyễn Trân - vị trưởng khoa đầu tiên với tên khoa là Khoa Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật. Cho đến năm 2010, khoa được đổi tên là Khoa Lý luận, Lịch sử và Phê bình Mỹ thuật và cũng ít nhiều có những thay đổi đáng kể, trong chương trình đào tạo của khoa, để cập nhật những kiến thức mới, phù hợp với tình hình mới của đất nước. Bên cạnh các môn học có tính truyền thống như các môn lịch sử mỹ thuật, lý luận mỹ thuật, mỹ học, nhiều năm nay để đáp ứng với sự phát triển chung của mỹ thuật hiện đại, đương đại Việt Nam, chương trình đào tạo của khoa được bổ sung các môn học mới như giám tuyển (curator), nhiếp ảnh, nghiệp vụ báo chí…

Mặc dù có những thăng trầm, việc tuyển sinh và đào tạo có ít nhiều những khó khăn nhưng Khoa Lý luận và Lịch sử mỹ thuật vẫn là cái nôi, đào tạo nên nhiều nhà khoa học, đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp nghiên cứu, phê bình và giảng dạy ở hầu hết các trường đại học, viện nghiên cứu thuộc lĩnh vực mỹ thuật. Bên cạnh đó, không ít trong số các sinh viên của khoa đã trở thành các giám tuyển độc lập, điều phối viên trong hệ thống các phòng trưng bày, nhà đấu giá mỹ thuật hiện nay, hoặc trở thành các nhà báo làm việc trong các cơ quan thông tấn, đài truyền hình, báo chí lớn trong cả nước.

Nhân kỷ niệm 45 năm thành lập, Khoa Lý luận và Lịch sử mỹ thuật đã tổ chức triển lãm “Đồng hành” trưng bày 59 tác phẩm mỹ thuật của 35 tác giả là những thế hệ giảng viên, sinh viên đã và đang giảng dạy, học tập tại khoa. Trong đó, có tác phẩm của những người thầy đã gắn bó với khoa từ những ngày đầu tiên thành lập và cũng có tác phẩm tới từ các sinh viên vừa mới bắt đầu hành trình năm thứ nhất, thứ hai đại học. Các tác phẩm được trưng bày tại triển lãm lần này có biên độ đa dạng từ hội họa, đồ họa tới điêu khắc và bản rập, phản ánh những quan niệm và cá tính riêng của mỗi tác giả.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật 50 năm sau ngày đất nước thống nhất
Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật 50 năm sau ngày đất nước thống nhất

VOV.VN - Ngày 12/12, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc "Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Việt Nam 50 năm sau ngày đất nước hòa bình, thống nhất, đổi mới: Thực trạng và định hướng phát triển".

Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật 50 năm sau ngày đất nước thống nhất

Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật 50 năm sau ngày đất nước thống nhất

VOV.VN - Ngày 12/12, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc "Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Việt Nam 50 năm sau ngày đất nước hòa bình, thống nhất, đổi mới: Thực trạng và định hướng phát triển".

"Tiếng chày trên sóc Bom Bo": Bao nhiêu gạo là bao nhiêu tình
"Tiếng chày trên sóc Bom Bo": Bao nhiêu gạo là bao nhiêu tình

VOV.VN - Giống như nhiều ca khúc cách mạng, "Tiếng chày trên sóc Bom Bo" không chỉ đơn thuần là tiếng giã gạo mà đã trở thành huyền thoại có sức vọng đến mai sau.

"Tiếng chày trên sóc Bom Bo": Bao nhiêu gạo là bao nhiêu tình

"Tiếng chày trên sóc Bom Bo": Bao nhiêu gạo là bao nhiêu tình

VOV.VN - Giống như nhiều ca khúc cách mạng, "Tiếng chày trên sóc Bom Bo" không chỉ đơn thuần là tiếng giã gạo mà đã trở thành huyền thoại có sức vọng đến mai sau.

5 nghệ sĩ của VOV được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân năm 2023
5 nghệ sĩ của VOV được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân năm 2023

VOV.VN - Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) có 5 nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân (NSND) theo quyết định do Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ký.

5 nghệ sĩ của VOV được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân năm 2023

5 nghệ sĩ của VOV được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân năm 2023

VOV.VN - Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) có 5 nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân (NSND) theo quyết định do Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ký.

Trao giải cuộc thi sáng tác thơ, ca khúc đầu tiên về bình đẳng giới
Trao giải cuộc thi sáng tác thơ, ca khúc đầu tiên về bình đẳng giới

VOV.VN - Tối nay (8/12), Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ tại Việt Nam tổ chức trao giải cuộc thi sáng tác thơ, ca khúc về bình đẳng giới. Đây là lần đầu tiên Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ tổ chức cuộc thi tại Việt Nam.

Trao giải cuộc thi sáng tác thơ, ca khúc đầu tiên về bình đẳng giới

Trao giải cuộc thi sáng tác thơ, ca khúc đầu tiên về bình đẳng giới

VOV.VN - Tối nay (8/12), Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ tại Việt Nam tổ chức trao giải cuộc thi sáng tác thơ, ca khúc về bình đẳng giới. Đây là lần đầu tiên Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ tổ chức cuộc thi tại Việt Nam.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đờn ca tài tử - Di sản tỏa sáng”
Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đờn ca tài tử - Di sản tỏa sáng”

VOV.VN - Tối nay (8/12), tại TP.HCM diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đờn ca tài tử - Di sản tỏa sáng”. Đây là chương trình kỉ niệm 10 năm ngày UNESCO chính thức vinh danh loại hình nghệ thuật Đờn ca tài tử vùng Nam bộ vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (5/12/2013-5/12/2023).

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đờn ca tài tử - Di sản tỏa sáng”

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đờn ca tài tử - Di sản tỏa sáng”

VOV.VN - Tối nay (8/12), tại TP.HCM diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đờn ca tài tử - Di sản tỏa sáng”. Đây là chương trình kỉ niệm 10 năm ngày UNESCO chính thức vinh danh loại hình nghệ thuật Đờn ca tài tử vùng Nam bộ vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (5/12/2013-5/12/2023).