Lễ hội Đua ghe Ngo Sóc Trăng thu hút khoảng 100.000 lượt khách

VOV.VN - Trong 2 ngày 26-27/11 tới, sẽ có gần 50 ghe Ngo tranh tài tại dòng sông Maspero, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Hoạt động nằm trong khuôn khổ của Lễ hội Đua ghe Ngo – Oóc Om Bóc tỉnh Sóc Trăng năm 2023.

Ông Lý Rotha, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng cho biết, tính đến thời điểm này, đã có 46 ghe Ngo đại diện cho các chùa trong tỉnh và các địa phương trong khu vực ĐBSCL đăng ký tham gia tranh tài ở Lễ hội Oóc Om Bóc-Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2023; trong đó, có 6 đội ghe Ngo nữ. Riêng tỉnh Sóc Trăng, có 38 đội ghe Ngo đăng ký tham gia.

Đua ghe Ngo – Oóc Om Bóc là một trong 3 lễ hội lớn của đồng bào Khmer. Năm nay, giải đua sẽ diễn ra trong 2 ngày 26-27/11 tại dòng sông Maspero với 2 nội dung, gồm vô địch đồng hạng nữ (giải nữ) cự ly 1.000m và vô địch đồng hạng nam (giải nam) với cự ly 1.200m.

Hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer; đồng thời thông qua giải tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu môn thể thao truyền thống của địa phương và con người Sóc Trăng thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến với Sóc Trăng.

Ban Tổ chức Lễ hội nhấn mạnh, đua ghe Ngo là một trong những nội dung quan trọng của Chương trình tổ chức lễ hội, do đó sự kiện phải diễn ra thiết thực, mang đậm bản sắc văn hoá truyền thống đặc trưng của dân tộc; gắn liền với phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Bên cạnh đó, công tác tổ chức phải được chuẩn bị chu đáo, chặt chẽ, có hiệu quả, đảm bảo an toàn, tiết kiệm, vui tươi, đoàn kết. Các đội ghe Ngo tham dự phải đảm bảo tính trung thực, cao thượng , đoàn kết, hữu nghị.

Theo sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng, giải Đua ghe Ngo tổ chức hàng năm đón khoảng 100.000 lượt khách xem trực tiếp, trên 400.000 lượt khách thông qua mạng xã hội, trong đó khách ngoài tỉnh và quốc tế trên 20.000 lượt. Đây cũng là lễ hội văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch cần được gìn giữ và bảo tồn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đồng bào Khmer hướng tới Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo 2023
Đồng bào Khmer hướng tới Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo 2023

VOV.VN - Lễ hội Oóc Om Bóc – Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2023 sẽ diễn ra từ 25 - 27/11. Đây là hoạt động văn hoá - thể thao thể hiện tính cộng đồng, có ý nghĩa đặc biệt đối với đồng bào dân tộc Khmer.

Đồng bào Khmer hướng tới Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo 2023

Đồng bào Khmer hướng tới Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo 2023

VOV.VN - Lễ hội Oóc Om Bóc – Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2023 sẽ diễn ra từ 25 - 27/11. Đây là hoạt động văn hoá - thể thao thể hiện tính cộng đồng, có ý nghĩa đặc biệt đối với đồng bào dân tộc Khmer.

Sôi nổi lễ hội đua ghe ngo lần đầu tiên của TP.HCM
Sôi nổi lễ hội đua ghe ngo lần đầu tiên của TP.HCM

VOV.VN - Sáng nay (23/4), tại kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, lần đầu tiên TP.HCM tổ chức hội đua ghe ngo - một lễ hội đặc trưng của người Khmer Nam bộ. Sự kiện đã thu hút sự tham gia, cổ vũ đông đảo đồng bào các dân tộc của địa phương và các tỉnh lận cận.

Sôi nổi lễ hội đua ghe ngo lần đầu tiên của TP.HCM

Sôi nổi lễ hội đua ghe ngo lần đầu tiên của TP.HCM

VOV.VN - Sáng nay (23/4), tại kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, lần đầu tiên TP.HCM tổ chức hội đua ghe ngo - một lễ hội đặc trưng của người Khmer Nam bộ. Sự kiện đã thu hút sự tham gia, cổ vũ đông đảo đồng bào các dân tộc của địa phương và các tỉnh lận cận.

Người dân lội nước xem đua ghe Ngo đồng bào Khmer
Người dân lội nước xem đua ghe Ngo đồng bào Khmer

VOV.VN - Giải có 54 đội ghe Ngo đăng ký tham gia đến từ các tỉnh: Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang, Kiên Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long và chủ nhà Sóc Trăng; trong đó, có 9 đội ghe Ngo nữ và 45 đội ghe Ngo nam.

Người dân lội nước xem đua ghe Ngo đồng bào Khmer

Người dân lội nước xem đua ghe Ngo đồng bào Khmer

VOV.VN - Giải có 54 đội ghe Ngo đăng ký tham gia đến từ các tỉnh: Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang, Kiên Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long và chủ nhà Sóc Trăng; trong đó, có 9 đội ghe Ngo nữ và 45 đội ghe Ngo nam.