Nghệ thuật múa chầu trong diễn xướng then của người Tày

Múa chầu trong nghệ thuật diễn xướng then của người Tày tại xã Trọng Con, huyện Thạch An (Cao Bằng) có lịch sử lâu đời, không chỉ thể hiện những nét đẹp trong văn hoá ứng xử, nhân cách, mà còn là nơi hội tụ những giá trị văn hoá độc đáo, đặc sắc trong kho tàng di sản văn hoá truyền thống của người Tày.

Thực hiện Dự án 6 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch”, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam vừa tổ chức xây dựng mô hình phát huy văn hóa phi vật thể nghệ thuật múa chầu trong diễn xướng then của người Tày ở xã Trọng Con, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng.

Đây là dịp để các nghệ nhân dân tộc Tày trao truyền cách thức trình diễn điệu múa chầu truyền thống của dân tộc Tày. Qua đó, giúp các học viên tìm hiểu về lịch sử ra đời, nội dung và ý nghĩa cũng như hình thức trình diễn nghệ thuật diễn xướng then trong đời sống cộng đồng, đặc biệt là thế hệ hệ trẻ nhằm lưu giữ lâu bền vốn di sản quý giá của cha ông. Từ đó hướng tới mục tiêu đưa giá trị văn hóa truyền thống đến với cuộc sống đương đại.

Tham gia lớp trao truyền có 50 học viên là dân tộc Tày đang sinh sống tại các thôn Pò Nài, Bản Chang, Vĩnh Quang và Nam Quang xã Trọng Con. Trong đó có Nghệ nhân Ưu tú Nông Thị Nhít và Nghệ nhân Ưu tú Hoàng Văn Thiệu cùng các nghệ nhân dân gian là những người am hiểu về nghệ thuật diễn xướng then trực tiếp truyền dạy. 

Theo Nghệ nhân Ưu tú Hoàng Văn Thiệu cho biết, nghệ thuật diễn xướng then là một hình thức sinh hoạt văn hoá tâm linh tiêu biểu, đặc sắc không chỉ của người Tày ở Cao Bằng, mà còn là sinh hoạt văn hóa tâm linh của cộng đồng Tày trong cả nước. Múa chầu của người Tày tại xã Trọng Con, huyện Thạch An nói riêng và Cao Bằng nói chung, thường diễn ra vào các dịp lễ, Tết, lễ cầu an, lễ cấp sắc, mừng nhà mới có ý nghĩa cầu phúc, cầu lộc cho gia đình, cầu mùa màng tốt tươi, cầu bình an, sức khoẻ. Trong đó có hai điệu múa chính, đó là múa chầu và múa xuông với đạo cụ giản đơn gồm chiếc quạt, cây đàn tính và chùm sóc nhạc. 

Trong cuộc diễn xướng Then, các chúa Then thường thể hiện điệu múa chầu song song với khúc hát chầu tổ tiên, chầu cung vua, chầu chúa trời. Hoà vào âm thanh của chiếc đàn tính và nhịp điệu của chùm sóc nhạc, những điệu múa chầu nhịp nhàng, uyển chuyển mà dứt khoát đã góp phần tô điểm thêm tiết mục then tính mang đậm bản sắc và đời sống tinh thần phong phú của người Tày Cao Bằng. 

Múa chầu là một điệu múa nhẹ nhàng, lả lướt với nhiều nhịp điệu đứng, ngồi, quỳ, vòng xuyến người múa cầm sóc nhạc, quạt và múa theo điệu nhạc đàn tính. Điệu múa này được nhiều người mến mộ, cũng không phân biệt tuổi tác, tầng lớp, hễ ai biết múa, thích múa và thuộc bài, đủ đôi múa là có thể vào đội múa.

"Cùng với những đổi thay trong đời sống xã hội, nghệ thuật múa chầu trong diễn xướng Then đã dần bị mai một, ít người còn biết đến loại hình nghệ thuật truyền thống này. Đây là dịp để cho chúng tôi truyền lại những gì mình được học từ nhỏ về các làn điệu dân ca, dân vũ của dân tộc, đồng thời còn là dịp để các nghệ nhân giao lưu, kể chuyện cho thế hệ trẻ về ý nghĩa, lịch sử văn hóa truyền thống của dân tộc mình" - Nghệ nhân Ưu tú Hoàng Văn Thiệu nhấn mạnh.

Nghệ nhân Ưu tú Nông Thị Nhít cho biết, năm nay dù đã 85 tuổi, sức đã yếu, trí nhớ đã không còn minh mẫn, nhưng bà vẫn cố gắng truyền lại các loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống cho con cháu để gìn giữ di sản của cha ông.

Theo bà, múa chầu góp phần làm cho diễn xướng then trở nên hấp dẫn vì sức cuốn hút mang đậm yếu tố sân khấu tâm linh của then, có ý nghĩa rất lớn trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào dân tộc Tày ở Cao Bằng. Với hơn 70 năm gắn bó với then cũng như múa chầu bà đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú năm 2022, đây không chỉ là niềm hạnh phúc đối với bà mà còn là vinh dự của bà con dân tộc Tày bản Pò Lài. 

Nhiều năm qua, bà đã tham gia truyền dạy điệu múa chầu cho các thế hệ ở bản Pò Lài, từ trung niên đến các cháu học sinh. Việc tham gia truyền dạy các em, các cháu luyện tập múa chầu mang lại cho bà niềm vui, lòng tự hào vì bản sắc văn hóa dân tộc mình không những được duy trì mà còn lan tỏa niềm đam mê cho thế hệ trẻ biết trân trọng, giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống.

Dịp này, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam đã trao tặng Đội văn nghệ xã Trọng Con trang phục, đạo cụ truyền thống dân tộc Tày phục vụ cho việc tập luyện và trình diễn để tuyên truyền, quảng bá và phát huy về di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Tày gắn với phát triển du lịch cộng đồng.

Ông Nông Ngọc Hoàng, Chủ tích UBND xã Ngọc Đào phấn khởi cho biết, đồng bào dân tộc Tày nơi đây vẫn còn lưu giữ nhiều nét đẹp dân gian phong phú, cần được quan tâm và hỗ trợ một cách khoa học nhằm tránh tình trạng mai một theo thời gian. Việc Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tổ chức xây dựng mô hình phát huy văn hóa phi vật thể nghệ thuật múa chầu trong diễn xướng then của người Tày ở xã Trọng Con giúp cho di sản văn hóa phi vật thể này luôn có sức sống trong đời sống cộng đồng. Điều đáng trân trọng là các nghệ nhân với tâm huyết và tình yêu đối với di sản văn hóa dân tộc đã không quản ngại đường sá xa xôi, vượt mọi khó khăn để đến tham gia trao truyền cho lớp trẻ với mong muốn khơi dậy dòng chảy di sản quý báu của cha ông để lưu truyền lâu bền cùng thời gian. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hàng loạt chương trình nghệ thuật hấp dẫn đón năm mới 2024 tại các tỉnh, thành
Hàng loạt chương trình nghệ thuật hấp dẫn đón năm mới 2024 tại các tỉnh, thành

VOV.VN - Chào năm mới 2024, nhiều tỉnh, thành trên cả nước sẽ tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn, hứa hẹn đem đến người dân và du khách những trải nghiệm thú vị trong ngày đầu năm mới.

Hàng loạt chương trình nghệ thuật hấp dẫn đón năm mới 2024 tại các tỉnh, thành

Hàng loạt chương trình nghệ thuật hấp dẫn đón năm mới 2024 tại các tỉnh, thành

VOV.VN - Chào năm mới 2024, nhiều tỉnh, thành trên cả nước sẽ tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn, hứa hẹn đem đến người dân và du khách những trải nghiệm thú vị trong ngày đầu năm mới.

Cần bước đột phá về thể chế, chính sách để văn hóa phát triển
Cần bước đột phá về thể chế, chính sách để văn hóa phát triển

VOV.VN - Tỉnh Sơn La luôn coi văn hóa là động lực, mục tiêu để phát triển toàn diện, bền vững. Tuy nhiên, để văn hóa không bị “hòa tan” trong “biển hội nhập”, rất cần cơ chế đủ mạnh từ các bộ, ngành Trung ương, cùng sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa của cả hệ thống chính trị ở địa phương, nhất là đội ngũ những người đứng đầu.

Cần bước đột phá về thể chế, chính sách để văn hóa phát triển

Cần bước đột phá về thể chế, chính sách để văn hóa phát triển

VOV.VN - Tỉnh Sơn La luôn coi văn hóa là động lực, mục tiêu để phát triển toàn diện, bền vững. Tuy nhiên, để văn hóa không bị “hòa tan” trong “biển hội nhập”, rất cần cơ chế đủ mạnh từ các bộ, ngành Trung ương, cùng sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa của cả hệ thống chính trị ở địa phương, nhất là đội ngũ những người đứng đầu.

Tiêu chuẩn xét tặng NNND và NNƯT lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể
Tiêu chuẩn xét tặng NNND và NNƯT lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể

VOV.VN - Chính phủ ban hành Nghị định 93/2023/NĐ-CP quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.

Tiêu chuẩn xét tặng NNND và NNƯT lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể

Tiêu chuẩn xét tặng NNND và NNƯT lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể

VOV.VN - Chính phủ ban hành Nghị định 93/2023/NĐ-CP quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.

Hội An tạm dừng trùng tu Chùa Cầu để nghiên cứu kỹ phương án
Hội An tạm dừng trùng tu Chùa Cầu để nghiên cứu kỹ phương án

VOV.VN - Cuối năm 2022, dự án trùng tu Chùa Cầu, thành phố Hội An khởi công. Sau gần 1 năm, di tích này đã hoàn thành việc tháo dỡ thì UBND thành phố Hội An yêu cầu tạm dừng việc trùng tu để lấy thêm ý kiến, đánh giá cẩn trọng, đảm bảo tính chân xác của di tích.

Hội An tạm dừng trùng tu Chùa Cầu để nghiên cứu kỹ phương án

Hội An tạm dừng trùng tu Chùa Cầu để nghiên cứu kỹ phương án

VOV.VN - Cuối năm 2022, dự án trùng tu Chùa Cầu, thành phố Hội An khởi công. Sau gần 1 năm, di tích này đã hoàn thành việc tháo dỡ thì UBND thành phố Hội An yêu cầu tạm dừng việc trùng tu để lấy thêm ý kiến, đánh giá cẩn trọng, đảm bảo tính chân xác của di tích.