Người khôi phục dân ca Tày trên quê hương mới Đắk Nông

VOV.VN - Là người dân tộc Tày, sinh ra và lớn lên tại quê hương Đông Khê (tỉnh Cao Bằng) – nơi mà cây tính tẩu, làn điệu then đã in sâu trong tâm trí, nên dù di cư đến vùng đất mới, ông Nông Văn Hưu (75 tuổi) vẫn luôn say mê với làn điệu dân ca của dân tộc mình và đau đáu với việc làm thế nào giữ gìn, truyền dạy bộ môn này cho cộng đồng dân cư nơi ông sinh sống.

Nghệ nhân ưu tú Nông Văn Hưu (người dân tộc Tày, hiện ở xã Nam Dong, huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông) từng là sỹ quan quân đội về hưu với quân hàm Thiếu tá. Tích cực tham gia công tác xã hội, ông Hưu được nhân dân và lãnh đạo địa phương tín nhiệm bầu là Bí thư Chi bộ thôn, rồi Bí thư Đảng ủy xã Nam Dong. Ông chia sẻ: Năm 1991, ông đưa vợ con từ Cao Bằng vào Tây Nguyên lập nghiệp. Nơi quê hương mới có rất đông đồng bào Tày, Nùng, Thái, Kinh… từ các tỉnh miền núi phía Bắc vào sinh sống, lập nghiệp.

Nghệ nhân ưu tú Nông Văn Hưu nói: "Vào địa phương, Phòng Văn hóa huyện xuống yêu cầu tổ chức văn nghệ quần chúng để tham gia liên hoan văn nghệ quần chúng toàn huyện. Lúc đó tôi làm lãnh đạo cũng đã cố gắng dẫn đoàn đầu tiên có hát chèo, dân ca ở dưới miền xuôi đi biểu diễn. Khi trở về, tôi tự hỏi, tại sao mình không bảo tồn chính làn điệu hát then của dân tộc mình trên mảnh đất Tây Nguyên này? Trong khi vốn liếng của mình cũng có? Tôi bắt đầu kêu gọi bà con, người thì góp quả bầu, người thì góp cây, người biết đánh đàn. Muốn hát được then việc đầu tiên phải đánh được đàn tính".

Am hiểu về nhạc lý, thông thạo các làn điệu then của nhiều địa phương, ông Nông Văn Hưu là một trong những người Tày, Nùng đầu tiên ở Nam Dong đã đem tiếng tính lời then hòa cùng những điệu dân ca của các dân tộc Tây Nguyên ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông. Năm 2006, sau khi nghỉ công tác, ông Nông Văn Hưu chuyên tâm cho niềm đam mê hát then, đàn tính và đến năm 2007, ông cùng hơn 20 thành viên thành lập Câu lạc bộ hát then xã Nam Dong với tên gọi "Hoa bằng lăng tím". Bà Đàm Thị Tuyên, ở thôn Trung Tâm, xã Nam Dong - thành viên CLB hát then đàn tính cho biết: Mỗi khi địa phương có hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ hay sự kiện chính trị lớn, Câu lạc bộ đều đóng góp những tiết mục đặc sắc. Hiện nay, Câu lạc bộ còn tổ chức các lớp dạy học đàn tính, hát then cho nhiều bạn  trẻ...

"Ông Hưu làm đàn tính, vận động anh chị em trong bản biết sơ sơ về hát then, đam mê hát then, thích đàn tính để giữ gìn bản sắc của dân tộc Tày, Nùng. Ông dìu dắt từng chút một, viết bài, chị em trong hội cùng học hỏi và giúp đỡ lẫn nhau. Bác là người có uy tín của đồng bào ở trong này rồi", bà Đàm Thị Tuyên chia sẻ.

Đến nay, Nghệ nhân ưu tú Nông Văn Hưu đã có một kho tàng đồ sộ với hơn 300 bài then, trong đó có nhiều bài viết lời như: “Khúc tâm tình Đắk Nông”, “Pắc Pó mùa thu”, “Lời then dâng Bác”, “Lời chào xứ Lạng”, “Đắk Nông kính chào quý khách”… do chính Câu lạc bộ hát then xã Nam Dong dàn dựng và biểu diễn đã nhận được nhiều giải thưởng cao trong các Liên hoan đàn tính, hát then của tỉnh, khu vực và toàn quốc. Riêng bài then “Khúc tâm tình Đắk Nông” được Câu lạc bộ hát then xã Nam Dong, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, dàn dựng, biểu diễn và giành giải B tại Liên hoan đàn tính toàn quốc lần 2 tổ chức tại Cao Bằng năm 2007.

Năm 2015, ông Nông Văn Hưu vinh dự được Nhà nước phong tặng Nghệ nhân ưu tú vì có nhiều thành tích trong công tác bảo tồn đàn tính, hát then. Đến năm 2017, Nghệ nhân ưu tú Nông Văn Hưu được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tặng Bằng khen tại Lễ Tuyên dương Người có uy tín, Nhân sĩ, Trí thức tiêu biểu toàn quốc lần thứ Nhất vì có nhiều thành tích trong công tác bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc.

Nói về những đóng góp trong hoạt động xã hội của Nghệ nhân ưu tú Nông Văn Hưu, ông Trương Văn Tú, Chủ tịch UBND xã Nam Dong cho biết: "Ông Nông Văn Hưu trước đây là Bí thư đảng ủy xã Nam Dong, khi về nghỉ hưu, ông rất gương mẫu chấp hành tốt các chủ trương của Đảng chính sách pháp luật của Nhà nước, vận động con cháu noi theo. Bên cạnh đó, bác là nghệ nhân của người Tày Nùng, là chủ nhiệm Câu lạc bộ, dạy cho các em học sinh duy trì văn hóa dân tộc Tày Nùng ở phía Bắc. Trong thời gian tới, xã tập trung chỉ đạo, lãnh đạo các CLB này phát triển, biểu diễn phục vụ ngày trọng đại của đất nước, sự kiện của huyện, của tỉnh, CLB ngày càng có thêm thành viên".

Từ những cây đàn ghép bằng các quả bầu tìm khắp Tây Nguyên, đến nay Nghệ nhân ưu tú Nông Văn Hưu đã là người chế tác đàn tính có tiếng, được rất nhiều người tìm đến đặt hàng cho các đội văn nghệ chuyên nghiệp với hơn 400 cây đàn tính lớn nhỏ các loại. Dù tuổi cao nhưng ông vẫn tìm tòi nghiên cứu thêm hát then của dân tộc Tày, thậm chí cả dân tộc Thái. Ông cũng mong các cấp chính quyền của Đăk Nông tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện cho những nghệ nhân người dân tộc thiểu số có thêm cơ hội được tham gia các hội thi, liên hoan góp phần đưa văn hóa dân tộc mình đến gần hơn với đồng bào ở Tây Nguyên. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

"Lá đỏ" - Bản tình ca đẹp về một thời khói lửa chiến tranh
"Lá đỏ" - Bản tình ca đẹp về một thời khói lửa chiến tranh

VOV.VN - Ở "Lá đỏ", ta còn thấy những giai điệu của một bản tình ca được ra đời trong máu lửa chiến tranh mà vẫn tha thiết, vẫn dịu êm và trong sáng đến lạ thường.

"Lá đỏ" - Bản tình ca đẹp về một thời khói lửa chiến tranh

"Lá đỏ" - Bản tình ca đẹp về một thời khói lửa chiến tranh

VOV.VN - Ở "Lá đỏ", ta còn thấy những giai điệu của một bản tình ca được ra đời trong máu lửa chiến tranh mà vẫn tha thiết, vẫn dịu êm và trong sáng đến lạ thường.

Ca sĩ Vũ Thắng Lợi: "Có bao nhiêu tiền, tôi làm nhạc hết"
Ca sĩ Vũ Thắng Lợi: "Có bao nhiêu tiền, tôi làm nhạc hết"

VOV.VN - Dịp kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12-1944/22-12-2023), Thiếu tá, ca sĩ Vũ Thắng Lợi tổ chức liveshow mang tựa đề “Quê hương”.

Ca sĩ Vũ Thắng Lợi: "Có bao nhiêu tiền, tôi làm nhạc hết"

Ca sĩ Vũ Thắng Lợi: "Có bao nhiêu tiền, tôi làm nhạc hết"

VOV.VN - Dịp kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12-1944/22-12-2023), Thiếu tá, ca sĩ Vũ Thắng Lợi tổ chức liveshow mang tựa đề “Quê hương”.

"Mong ước kỷ niệm xưa" và những ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Xuân Phương
"Mong ước kỷ niệm xưa" và những ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Xuân Phương

VOV.VN - Nhạc sĩ Xuân Phương là tác giả của nhiều ca khúc nổi tiếng như Anh (Hồ Quỳnh Hương), Nếu phải xa nhau (Minh Quân), Mong ước kỷ niệm xưa (Nhóm 3A), Lời chưa nói, Lời ru cho con (Hà Trần), Người đàn bà thứ 2 (Nguyễn Ngọc Anh),...

"Mong ước kỷ niệm xưa" và những ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Xuân Phương

"Mong ước kỷ niệm xưa" và những ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Xuân Phương

VOV.VN - Nhạc sĩ Xuân Phương là tác giả của nhiều ca khúc nổi tiếng như Anh (Hồ Quỳnh Hương), Nếu phải xa nhau (Minh Quân), Mong ước kỷ niệm xưa (Nhóm 3A), Lời chưa nói, Lời ru cho con (Hà Trần), Người đàn bà thứ 2 (Nguyễn Ngọc Anh),...