Quản lý tiền công đức: Nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa

VOV.VN - Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 04 năm 2023 về hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức. Với quy định này, người dân kỳ vọng việc quản lý tiền công đức không chỉ minh bạch hơn mà còn giúp cho lĩnh vực di tích, văn hóa có thêm nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị.

Thăm vãn cảnh chùa mỗi dịp đầu xuân năm mới, phát tâm công đức “giọt dầu” là nét văn hóa mang ý nghĩa đẹp, như một chút công đức góp phần xây dựng, tu bổ đền, chùa. Công đức “giọt dầu” thể hiện sức lao động, sự chắt chiu công sức của phật tử. Người đi lễ, thành tâm dâng lên công đức đối với các bậc tôn kính Đức Phật, các vị thánh, anh hùng dân tộc ở các đền, chùa.

"Bình thường tôi đi chùa thì thường công đức vào trong hòm, thường là số tiền rất nhỏ, thường từ 1 nghìn, 2 nghìn đến 10 nghìn", "Bao nhiêu cũng được, 1.000 cũng được, 2.000 cũng được, 100 cũng được và 2 triệu… Tức là tùy tâm mình thôi", "Trăm dân, nghìn con nhang đệ tử. Tất cả mọi người đều về chùa thì chắc là được rất nhiều”.

Tuy nhiên, quản lý tiền công đức là một vấn đề thường gây nhiều tranh cãi bởi tính nhạy cảm và phức tạp. Tiền công đức do người dân tự nguyện đóng góp. Phương thức thể hiện lòng thành này cũng là nét đẹp văn hoá trong đời sống tinh thần của người Việt. Do không phải ngân sách Nhà nước nên việc đòi hỏi công khai minh bạch thường gặp khó khăn. Tuy nhiên, mới đây, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 04/2023 với nhiều điểm mới khoa học hơn, cụ thể hơn.

Với các lễ hội do cơ quan Nhà nước tổ chức thì đơn vị thực hiện phải có tài khoản tại Kho bạc Nhà nước hoặc Ngân hàng thương mại để phản ánh việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng kinh phí cho tổ chức lễ hội... theo hình thức chuyển khoản, thanh toán điện tử.

Đối với các trường hợp tiếp nhận bằng tiền mặt, các đơn vị phải cử người tiếp nhận, mở sổ ghi chép đầy đủ số tiền đã tiếp nhận. Nhà nước sẽ không quản lý tiền công đức, tiền tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội đối với cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo. Các cơ sở này tự quyết định và chịu trách nhiệm về tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ.

Với quy định mới này, PGS,TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng: “Chúng ta rất rõ ràng rằng: Nhà nước không quản lý câu chuyện này nhưng Nhà nước sẽ giám sát sẽ theo dõi, kiểm tra quá trình sử dụng đó trên nguyên tắc là công khai, minh bạch, sử dụng đúng hiệu quả và đúng mục đích”.

Mới đây, Hiến chương Giáo hội phật giáo Việt Nam được tu chỉnh tại Đai hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ 9. Theo Hòa thượng Thích Huệ Thông, Phó Tổng Thư ký, Chánh văn phòng 2, Trung ương Giáo hội phật giáo Việt Nam thì Hiến chương lần này quy định rất cụ thể để tránh tình trạng sử dụng tiền của Tam bảo làm của riêng.

“Tu chỉnh hiến chương lần này xác định tài sản rất rõ ràng. Hầu hết các tài sản là tài sản chung. Bởi vì: khi người ta cúng dường là công đức cho Tam bảo. Tài sản cá nhân, nếu tu sĩ đó chứng minh được tài sản của riêng mình, cha mẹ cho riêng, người thân cho riêng, đặc biệt là tín đồ khi họ hiến cúng riêng cho vị đó” - Hòa thượng Thích Huệ Thông chia sẻ.

Với Hiến chương của Giáo hội phật giáo Việt Nam cùng với Thông tư 04 vừa được ban hành, người dân kỳ vọng việc quản lý tiền công đức sẽ đi vào bài bản, quy củ. Làm tốt được điều này không chỉ giúp cho hoạt động công đức, tài trợ tốt hơn, minh bạch hơn mà còn giúp cho lĩnh vực di tích, văn hóa nhận được thêm nhiều sự quan tâm, có thêm nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị di sản, di tích./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Minh bạch tiền công đức và câu chuyện niềm tin
Minh bạch tiền công đức và câu chuyện niềm tin

VOV.VN - Việc Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội được xem như một tín hiệu vô cùng tích cực.

Minh bạch tiền công đức và câu chuyện niềm tin

Minh bạch tiền công đức và câu chuyện niềm tin

VOV.VN - Việc Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội được xem như một tín hiệu vô cùng tích cực.

Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội tiếp nhận trên 10 tỷ đồng công đức
Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội tiếp nhận trên 10 tỷ đồng công đức

VOV.VN - Ngày 12/2, Học viện Phật giáo Việt Nam (HVPGVN) tại Hà Nội đã cử hành nghi lễ cầu nguyện quốc thái dân an; đón nhận công đức đóng góp cho quỹ Bảo trợ học đường và xây dựng cơ sở vật chất.

Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội tiếp nhận trên 10 tỷ đồng công đức

Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội tiếp nhận trên 10 tỷ đồng công đức

VOV.VN - Ngày 12/2, Học viện Phật giáo Việt Nam (HVPGVN) tại Hà Nội đã cử hành nghi lễ cầu nguyện quốc thái dân an; đón nhận công đức đóng góp cho quỹ Bảo trợ học đường và xây dựng cơ sở vật chất.

Quản lý tiền công đức: Minh bạch để tạo niềm tin cho cộng đồng
Quản lý tiền công đức: Minh bạch để tạo niềm tin cho cộng đồng

VOV.VN - Những năm qua, việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội còn nhiều bất cập, có xu hướng thương mại hoá và lợi dụng tổ chức lễ hội vì mục đích kinh tế; còn để xảy ra tranh chấp ở một số di tích giao cho đơn vị sự nghiệp công lập quản lý, sử dụng.

Quản lý tiền công đức: Minh bạch để tạo niềm tin cho cộng đồng

Quản lý tiền công đức: Minh bạch để tạo niềm tin cho cộng đồng

VOV.VN - Những năm qua, việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội còn nhiều bất cập, có xu hướng thương mại hoá và lợi dụng tổ chức lễ hội vì mục đích kinh tế; còn để xảy ra tranh chấp ở một số di tích giao cho đơn vị sự nghiệp công lập quản lý, sử dụng.