“Mỗi nhà thơ phải là một nhà truyền thông“

VOV.VN - Đó là chia sẻ của các nhà thơ trẻ, nhà nghiên cứu tại cuộc tọa đàm "Thơ trẻ: truyền thống và cách tân".

"Mỗi nhà thơ phải là một nhà truyền thông, tự quảng bá thơ cho mình" - đó là chia sẻ của các nhà thơ trẻ, nhà nghiên cứu tại cuộc tọa đàm "Thơ trẻ: truyền thống và cách tân" khi bàn về chủ đề đưa thơ gần hơn với đời sống. Đây là sự kiện trong khuôn khổ hội nghị đại biểu những người viết văn trẻ toàn quốc lần thứ 9 đang diễn ra tại Hà Nội.

Trước thực tế có nhiều người làm thơ nhưng lại ít người thích đọc thơ, không ít cây bút trẻ đã bày tỏ sự băn khoăn khi đang phải tự bỏ tiền xuất bản thơ, tặng thơ cho bạn bè mà rất khó đưa thơ ra thị trường xuất bản chung. Thời chống Mỹ, mỗi tập thơ có thể được phát hành vài chục nghìn bản. Còn hiện nay, mỗi nhà thơ chỉ dám in 1.000 đến 2.000 bản, hiếm có trường hợp nhà thơ có thể xuất bản hàng vạn bản như trước.

Các nhà thơ trẻ phát biểu tại tọa đàm.

Hiện nay thơ đang bị lép vế hơn so với văn xuôi và không thể cạnh tranh với các nhu cầu giải trí khác như âm nhạc, điện ảnh... Chính vì thế tại cuộc tọa đàm, các nhà thơ trẻ đã chia sẻ cách thức đưa thơ gần hơn với đời sống bằng cách quảng bá thơ trên mạng xã hội như facebook, lồng ghép thơ với các công cụ truyền thông đa phương tiện như video, clip, blog... bên cạnh những phương pháp truyền thống như trình diễn, đọc thơ và phổ biến trên các chương trình phát thanh. Khi thơ được cộng đồng đón nhận thì cơ hội xuất bản thơ sẽ nhiều hơn, tiêu biểu như trường hợp của nhà thơ trẻ Nguyễn Phong Việt (Sài Gòn), Lương Đình Khoa (Hà Nội).

Tại buổi tọa đàm, nhà thơ Lương Đình Khoa chia sẻ: "Mỗi bài thơ như một đứa con tinh thần, bạn rất háo hức để đưa nó giới thiệu đến độc giả. Thời gian gần đây, vào năm 2014 may mắn có một đơn vị bỏ tiền ra mua bản quyền và in thơ của tôi. Theo nhận định của tôi, để có một đơn vị bỏ tiền mua bản quyền như thế thì tác phẩm thơ đã được đưa đến với độc giả trên đời sống mạng và được độc giả phản hồi. Đó là cơ sở để họ tin tưởng rằng thơ có đời sống, có độc giả thì họ mới in. Thứ hai mỗi nhà thơ phải là một nhà thơ hãy là một người biết cách truyền thông đến độc giả của mình". 

Các nhà thơ trẻ cũng cho rằng: để quảng bá thơ một cách rộng rãi, những người cầm bút phải được bảo vệ bản quyền trên cơ sở pháp luật, nếu không tuân thủ tác quyền tốt vì việc đưa thơ ra nước ngoài cũng như giới thiệu thơ nước ngoài vào Việt Nam./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Văn học thị trường?
Văn học thị trường?

VOV.VN - Thời gian gần đây, “Văn học thị trường” gây bão là nhờ sự phát triển của mạng internet và công nghệ truyền thông.

Văn học thị trường?

Văn học thị trường?

VOV.VN - Thời gian gần đây, “Văn học thị trường” gây bão là nhờ sự phát triển của mạng internet và công nghệ truyền thông.

Truyện tranh Việt về đâu?
Truyện tranh Việt về đâu?

Vượt qua nhiều năm dài bị lép vế, truyện tranh Việt Nam đang trở lại với sự tươi mới, nhưng cũng không thiếu trắc trở chông gai.

Truyện tranh Việt về đâu?

Truyện tranh Việt về đâu?

Vượt qua nhiều năm dài bị lép vế, truyện tranh Việt Nam đang trở lại với sự tươi mới, nhưng cũng không thiếu trắc trở chông gai.

Văn học trẻ Việt Nam: Nhập cuộc sôi nổi và tự tin
Văn học trẻ Việt Nam: Nhập cuộc sôi nổi và tự tin

VOV.VN -Nhà văn Chu Lai chia sẻ: “Đọc văn trẻ nhiều khi tôi giật mình kinh ngạc và khâm phục, đồng thời nhận thấy biển văn là vô bờ”.

Văn học trẻ Việt Nam: Nhập cuộc sôi nổi và tự tin

Văn học trẻ Việt Nam: Nhập cuộc sôi nổi và tự tin

VOV.VN -Nhà văn Chu Lai chia sẻ: “Đọc văn trẻ nhiều khi tôi giật mình kinh ngạc và khâm phục, đồng thời nhận thấy biển văn là vô bờ”.

Chùm ảnh: Chen chân xếp hàng xin chữ ký nhà văn Nguyễn Nhật Ánh
Chùm ảnh: Chen chân xếp hàng xin chữ ký nhà văn Nguyễn Nhật Ánh

VOV.VN - Sáng 18/9 tác giả Nguyễn Nhật Ánh đã có mặt tại Hà Nội để kí tặng và giao lưu cùng độc giả.  

Chùm ảnh: Chen chân xếp hàng xin chữ ký nhà văn Nguyễn Nhật Ánh

Chùm ảnh: Chen chân xếp hàng xin chữ ký nhà văn Nguyễn Nhật Ánh

VOV.VN - Sáng 18/9 tác giả Nguyễn Nhật Ánh đã có mặt tại Hà Nội để kí tặng và giao lưu cùng độc giả.  

Bút ký “Không phải cuối cùng”
Bút ký “Không phải cuối cùng”

VOV.VN -Đến nay, hai tổ máy của thuỷ điện Lai Châu đã phát điện. Điều đó có nghĩa là cái điều rất khó ấy, đã được vượt qua.

Bút ký “Không phải cuối cùng”

Bút ký “Không phải cuối cùng”

VOV.VN -Đến nay, hai tổ máy của thuỷ điện Lai Châu đã phát điện. Điều đó có nghĩa là cái điều rất khó ấy, đã được vượt qua.