Những đàn ông bất hạnh trong Truyện Kiều

Đọc Truyện Kiều, có ai không xót thương cho Kiều, Vân, Đạm Tiên, Mã Kiều…? Nhưng cũng có mấy người đàn ông trong Truyện Kiều được hạnh phúc?

Từ Hải phóng khoáng, mạnh mẽ, phi thường - người mang công lý đến cho Kiều - bị hãm hại chết đứng giữa trận tiền. Cho đến giờ, cái chết bi thảm ấy vẫn khiến tim tôi xót đau. Vương Ông nhân hậu bị thằng bán tơ vu oan đến khuynh gia, bại sản. Vương Quan bất lực nhìn chị Kiều bán mình chuộc cha. Trong cuộc đoạn trường dằng dặc của nàng, có lẽ, hai người đàn ông họ Vương này luôn đau đáu một nỗi cay đắng, xót xa vì nhớ con, thương chị!

Ảnh minh họa.

Chàng Thúc Sinh đa diện cũng là một nhân vật khó quên. Thúc Sinh là ân nhân chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh của Tú Bà. Chàng yêu Kiều thiết tha. Nhưng lại sợ vợ đến đớn hèn nên không bảo vệ được người đàn bà mình yêu. Tên quan Tổng đốc Hồ Tôn Hiến mặt sắt đen sì, mưu sâu, kế hiểm, quyền cao, chức trọng nhưng cũng không dám sống thật với lòng mình vì sĩ diện hão: Nghĩ mình phương diện quốc gia/ Quan trên nhìn xuống người ta trông vào.

Tên Sở Khanh bạc tình nổi tiếng lầu xanh, Mã Giám Sinh trâng tráo, bọn tay sai Ưng Khuyển tàn bạo, Bạc Hạnh bỉ ổi… là những người đàn ông xấu xí, đáng khinh. Chúng phải trả giá cho tội lỗi của mình bằng những hình phạt đích đáng khi Kiều báo ân, báo oán. Bất luận vì tiền, vì quyền hay vì lòng đố kị…, bọn chúng đều có kết cục bi thảm. Suy cho cùng, cũng là đáng thương, bởi bọn chúng quá u mê.

Đọc 3.254 câu Kiều, nỉ non tiếng Nguyễn Du khóc thương cho phận đàn bà. Nhưng phận đàn ông thời vua Gia Tĩnh Triều Minh nhìn chung đều bạc. Thi hào Nguyễn Du luận rằng:

Ngẫm hay muôn sự tại trời

Trời kia đã bắt làm người có thân.

Bắt phong trần phải phong trần

Cho thanh cao mới được phần thanh cao.

Ngày nay, chúng ta biết rằng, thi nhân hiểu rõ căn nguyên mọi khổ đau của cõi người là bởi sự bất công hoành hành, đồng tiền bá đạo, vòng kim cô tham - sân - si siết chặt cửa cường quyền… Nhưng, chính thi nhân cũng đau khổ, câm nín ôm mối hận ngàn năm, phó thác cho mệnh trời./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ra mắt ấn bản Truyện Kiều bằng chữ Nôm và Quốc ngữ
Ra mắt ấn bản Truyện Kiều bằng chữ Nôm và Quốc ngữ

In song đôi chữ Quốc ngữ và chữ Nôm Truyện Kiều là ấn bản đặc biệt kỷ niệm 250 năm ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du.

Ra mắt ấn bản Truyện Kiều bằng chữ Nôm và Quốc ngữ

Ra mắt ấn bản Truyện Kiều bằng chữ Nôm và Quốc ngữ

In song đôi chữ Quốc ngữ và chữ Nôm Truyện Kiều là ấn bản đặc biệt kỷ niệm 250 năm ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du.

Công bố ấn bản Truyện Kiều bằng chữ Nôm có niên đại hơn 100 năm
Công bố ấn bản Truyện Kiều bằng chữ Nôm có niên đại hơn 100 năm

VOV.VN - Ban Quản lý di tích Nguyễn Du vừa công bố hai tư liệu cổ về Truyện Kiều có niên đại hơn 100 năm.

Công bố ấn bản Truyện Kiều bằng chữ Nôm có niên đại hơn 100 năm

Công bố ấn bản Truyện Kiều bằng chữ Nôm có niên đại hơn 100 năm

VOV.VN - Ban Quản lý di tích Nguyễn Du vừa công bố hai tư liệu cổ về Truyện Kiều có niên đại hơn 100 năm.

Ấn phẩm Truyện Kiều mới ra mắt được biên soạn và chỉnh lý thế nào?
Ấn phẩm Truyện Kiều mới ra mắt được biên soạn và chỉnh lý thế nào?

VOV.VN -PV VOV đã phỏng vấn Giáo sư Trần Đình Sử, một trong những nhà nghiên cứu tham gia biên soạn và chỉnh lý bản Truyện Kiều lần này.

Ấn phẩm Truyện Kiều mới ra mắt được biên soạn và chỉnh lý thế nào?

Ấn phẩm Truyện Kiều mới ra mắt được biên soạn và chỉnh lý thế nào?

VOV.VN -PV VOV đã phỏng vấn Giáo sư Trần Đình Sử, một trong những nhà nghiên cứu tham gia biên soạn và chỉnh lý bản Truyện Kiều lần này.