72.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp: Lãng phí quá!

VOV.VN -Bất cập từ việc người học càng cao thất nghiệp đã gây nên lãng phí lớn và tác động xấu cho xã hội.

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội vừa công bố một số liệu làm nhiều người lo lắng. Đó là có 72.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp. Chuyện thừa thầy thiếu thợ ai cũng biết từ lâu. Nhưng rồi, mùa tuyển sinh này, các trường cao đẳng, trung cấp nghề đang lo không có thí sinh. Bởi, phần lớn các em chọn trường đại học làm đích đến. Thực tế này cho thấy có phần trách nhiệm của ngành giáo dục trong việc phân luồng học sinh chưa tốt. Tuy nhiên, bình tĩnh suy xét thì tình trạng hàng vạn cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp không chỉ đổ lỗi tất cả cho cơ chế.  

Đã từ lâu, tình trạng sinh viên tốt nghiệp khó tìm việc làm, phải làm việc không đúng chuyên môn, thậm chí là thất nghiệp, đã không còn là chuyện gì mới mẻ. Có chăng là lần này, con số 72.000 người thất nghiệp mang danh cử nhân, thạc sĩ – tức là những người được đào tạo bài bản được công bố công khai khiến dư luận chú ý. Bởi ai cũng muốn tìm ra câu trả lời cho thực trạng đáng buồn của công tác đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực của đất nước.  

Hàng chục nghìn cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp là sự lãng phí lớn cho xã hội (ảnh minh họa)

Học tập để nâng cao tri thức, kỹ năng và có một việc làm để nuôi sống bản thân, gia đình, là một nhu cầu có thật và chính đáng của mọi người. Vì thế, 72.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp, nghĩa là có chừng ấy niềm mơ ước, sự kỳ vọng của sinh viên, phụ huynh bị dập tắt. Không chỉ lãng phí công sức của người học, hao tốn tiền bạc của gia đình và mất mát lớn hơn là đất nước đã lãng phí một lực lượng lao động được đào tạo có trình độ cao, mà lẽ ra, nếu có chính sách đào tạo, sử dụng hợp lý, đất nước sẽ được nhận thêm một phần đóng góp công sức, tài năng xứng đáng của họ để phát triển.  

Người lao động bị thất nghiệp vì kinh tế trì trệ, vì doanh nghiệp không có nhu cầu tuyển dụng, âu cũng là chuyện bình thường. Đằng này, không ít doanh nghiệp luôn kêu ca đang thiếu lao động kỹ thuật, lao động có tay nghề nhưng lại tuyển không ra. Tỷ lệ ứng viên được nhà tuyển dụng chấp nhận ở các Hội chợ việc làm lâu nay thường chỉ khoảng 20 đến 25%.

Việc tăng nhanh số lượng các trường đại học đã tạo thêm nhiều cơ hội học tập cho học sinh, nhưng vô hình chung đã hướng các em xem đại học là con đường vào đời duy nhất. Tất cả đổ xô và đại học, ra trường không có việc làm, tiếp tục học lên cao, lại không xin được việc, đội quân thất nghiệp được bổ sung thêm nhiều thạc sĩ. Trong khi nhà máy, công trường thiếu công nhân, kỹ sư thì đất nước lại đang thừa cử nhân thạc sĩ, nhất là các chuyên ngành kế toán, quản trị kinh doanh... 

Nhà trường chạy theo lợi nhuận, không biết đến nhu cầu của xã hội. Nhà nước đầu tư không cân đối, không sát thực tế ngành nghề đào tạo. Công tác dự báo nguồn nhân lực của ngành chức năng chưa tốt, cùng với tâm lý sính bằng cấp là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng dư thừa lao động có trình độ đại học, trên đại học như hiện nay.

Các chuyên gia cho rằng, dù là nguyên nhân nào, thì thủ phạm và cũng là nạn nhân chính của tình trạng thất nghiệp vẫn là lỗi chọn nhầm nghề của sinh viên và phụ huynh. Có thể quan điểm này là khó chấp nhận với nhiều người, bởi đổ lỗi cho người khác bao giờ cũng dễ hơn tự nhận lỗi về cho bản thân. Bởi thực tế, trong khi con số thất nghiệp từ đầu năm đến nay là 900.000 người, trong đó có 72.000 cử nhân, thạc sĩ được công bố thì mùa tuyển sinh năm nay, hàng loạt trường cao đẳng, trung cấp, dạy nghề cũng đang như ngòi trên đống lửa khi lượng hồ sơ đăng ký rất thưa thớt.  

Không phải nghề nào quan trọng mà vấn đề là bản thân người lao động có là người quan trọng trong mắt nhà tuyển dụng hay không. Muốn vậy, mỗi sinh viên cần thấu hiểu quy tắc 4 H (Học- Hiểu – Hành và Hoàn thiện). Học tốt chưa chắc Hiểu và Hành tốt. Nhưng không Học thì chắc chắn sẽ không thể Hiểu và Hành tốt, lại càng không thể nào Hoàn thiện mình được. Học lờ vờ - Hiểu lờ mờ - Hành lờ đờ là con đường tất yếu dẫn tới khó kiếm việc làm.

Thay đổi quan niệm về học tập và việc làm vốn đã ăn sâu trong nhận thức của mỗi ngành, mỗi người là điều khó thực hiện trong một sớm một chiều. Vì vậy, bên cạnh sự quyết liệt của Nhà nước trong việc quy hoạch lại mạng lưới đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển nhân lực của đất nước thì bản thân mỗi sinh viên cần ý thức hơn trong việc lựa chọn nghề nghiệp. Bởi một công dân tốt, trước hết là người suy nghĩ và hành động có trách nhiệm với chính mình./.   

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sinh viên ra trường rồi thất nghiệp: Lỗi ở đâu?
Sinh viên ra trường rồi thất nghiệp: Lỗi ở đâu?

VOV.VN -Dù có thuộc lý thuyết mà thiếu cọ xát thực tế thì khi ra trường sinh viên cũng khó đáp ứng được yêu cầu.

Sinh viên ra trường rồi thất nghiệp: Lỗi ở đâu?

Sinh viên ra trường rồi thất nghiệp: Lỗi ở đâu?

VOV.VN -Dù có thuộc lý thuyết mà thiếu cọ xát thực tế thì khi ra trường sinh viên cũng khó đáp ứng được yêu cầu.

Sinh viên thất nghiệp vì thiếu nhiều kỹ năng
Sinh viên thất nghiệp vì thiếu nhiều kỹ năng

VOV.VN -Kỹ năng giao tiếp, kiến thức xã hội, làm việc nhóm… là những kỹ năng mà sinh viên còn thiếu sau khi ra trường.

Sinh viên thất nghiệp vì thiếu nhiều kỹ năng

Sinh viên thất nghiệp vì thiếu nhiều kỹ năng

VOV.VN -Kỹ năng giao tiếp, kiến thức xã hội, làm việc nhóm… là những kỹ năng mà sinh viên còn thiếu sau khi ra trường.

Cử nhân thất nghiệp: Đừng đổ hết “tội” cho khủng hoảng
Cử nhân thất nghiệp: Đừng đổ hết “tội” cho khủng hoảng

(VOV) -Nghịch lý trong đào tạo và sử dụng mới là điều khiến những nhà hoạch định chính sách giáo dục phải suy ngẫm.

Cử nhân thất nghiệp: Đừng đổ hết “tội” cho khủng hoảng

Cử nhân thất nghiệp: Đừng đổ hết “tội” cho khủng hoảng

(VOV) -Nghịch lý trong đào tạo và sử dụng mới là điều khiến những nhà hoạch định chính sách giáo dục phải suy ngẫm.

 Sinh viên thất nghiệp do thiếu kỹ năng làm việc nhóm
Sinh viên thất nghiệp do thiếu kỹ năng làm việc nhóm

VOV.VN -Nhiều bạn trẻ khi ra trường kỷ luật lao động kém, nói thiếu lịch sự và đặc biệt là thiếu kỹ năng làm việc nhóm

 Sinh viên thất nghiệp do thiếu kỹ năng làm việc nhóm

Sinh viên thất nghiệp do thiếu kỹ năng làm việc nhóm

VOV.VN -Nhiều bạn trẻ khi ra trường kỷ luật lao động kém, nói thiếu lịch sự và đặc biệt là thiếu kỹ năng làm việc nhóm

Cả nước có 900.000 người thất nghiệp
Cả nước có 900.000 người thất nghiệp

VOV.VN -Nhóm thanh niên từ 20-24 tuổi tốt nghiệp cao đẳng và đại học trở lên có tỷ lệ thất nghiệp rất cao, lên tới 20,75%.

Cả nước có 900.000 người thất nghiệp

Cả nước có 900.000 người thất nghiệp

VOV.VN -Nhóm thanh niên từ 20-24 tuổi tốt nghiệp cao đẳng và đại học trở lên có tỷ lệ thất nghiệp rất cao, lên tới 20,75%.