Để không còn công chức "có cũng như không"

(VOV)- Nếu như người đứng đầu phát huy được khả năng của từng cá nhân thì lỗ hổng trong quản lý cán bộ, công chức không lo ngại như hiện nay.

Mấy ngày gần đây, dư luận lại đang nóng lên trước việc lãnh đạo một số tỉnh kiểm tra, chỉ đạo phải xử lý nghiêm các cán bộ, công chức, viên chức của địa phương "bỏ việc rong chơi". Ngoài ý thức của những cán bộ, công chức "thích chơi hơn thích làm", sự việc này cho thấy lỗ hổng trong công tác quản lý, giám sát cán bộ của người có thẩm quyền và hệ thống chính quyền, cơ quan quản lý Nhà nước các cấp. Lỗ hổng này cần phải được khắc phục, bởi nó có tác động to lớn tới công tác quản lý con người, quản lý xã hội.

Trong cuộc họp thứ nhất Ban chỉ đạo Đề án đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, trong bộ máy chúng ta, một bộ phận công chức, viên chức không có cũng được, họ làm việc theo kiểu "sáng cắp ô đi, tối cắp ô về", không mang lại bất cứ hiệu quả công việc nào. Và việc Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên chỉ đạo các cơ quan liên quan kiểm điểm, xử lý cán bộ, công chức, viên chức bỏ nhiệm sở trong giờ hành chính; việc Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình “vi hành” kiểm tra cán bộ, công chức “la cà” ở quán cà phê trong giờ làm việc, lập danh sách gửi về các cơ quan, đơn vị quản lý nhắc nhở là minh chứng rõ ràng nhất về thực trạng số cán bộ, công chức “không có cũng được” này.

Hình minh họa cho tình trạng cán bộ "sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về" (Ảnh: ANTĐ)

Nguyên nhân của thực trạng từ lâu đã được đưa ra. Hầu hết đều cho rằng, đội ngũ cán bộ, công chức đó hoặc là con ông cháu cha, hoặc là không có khả năng đảm đương công việc, hoặc là “chân trong, chân ngoài”… và “rất khó” để xử lý họ. Nhưng có một nguyên nhân rất cơ bản, ít được nhắc tới và quy trách nhiệm, nó xuất phát từ công tác quản lý cán bộ, khả năng tổ chức lao động của chính người có thẩm quyền, người đứng đầu cơ quan quản lý.

Điều 9 và Điều 10, Luật Cán bộ, Công chức năm 2008 đã quy định rõ ràng nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong khi thi hành công vụ, cũng như nghĩa vụ của cán bộ, công chức là người đứng đầu. Theo đó, cán bộ, công chức là người đứng đầu ngoài việc phải thực hiện nghĩa vụ của cán bộ, công chức nói chung còn phải: Chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành công vụ của cán bộ, công chức; xử lý kịp thời, nghiêm minh cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý có hành vi vi phạm kỷ luật. Nhưng có một thực tế là dường như người đứng đầu ít có thời gian, điều kiện để thực hiện đầy đủ nghĩa vụ này. Việc quản lý cán bộ, công chức đơn thuần chỉ là quản lý giờ hành chính mà ít quan tâm tới hiệu quả công việc; hoặc có yêu cầu nhưng không có biện pháp cụ thể, thiếu kiểm tra, giám sát.

Điều đáng nói nữa là, không ít trường hợp (kể cả những cán bộ, công chức trong diện "không có cũng được") có khả năng, có mong muốn được cống hiến, nhưng vì người đứng đầu không đánh giá đúng khả năng, bố trí công việc không phù hợp, hoặc có thể "vì lợi ích nhóm", đã gây nên tình trạng lãng phí chất xám, lãng phí tài năng; vô hình trung còn bổ sung họ vào đội ngũ cán bộ, công chức không thiết tha với công việc, thậm chí có những ý nghĩ, việc làm tiêu cực.

Việc lãnh đạo một số địa phương sâu sát, kiểm tra và yêu cầu xử lý những cán bộ, công chức lấy thời gian làm việc phục vụ nhu cầu cá nhân đã và đang được dư luận ủng hộ. Nhưng, đó cũng mới chỉ phản ánh đúng một phần thực tế và nó chưa giải quyết triệt để tình trạng "lãng phí thời gian" của một bộ phận cán bộ, công chức. Vậy nên, trong câu chuyện có tới gần 1/3 cán bộ, công chức (dù là con số chưa hoàn toàn chính xác) chuyên "sáng cắp ô đi, tối cắp ô về", rõ ràng vai trò quản lý, bố trí, sắp xếp công việc của người đứng đầu có tính chất quyết định.

Nếu như người đứng đầu đơn vị thực sự có trình độ; nếu như người đứng đầu công tâm, khách quan; nếu như người đứng đầu tập hợp được sức mạnh tập thể, phát huy được khả năng của từng cá nhân; nếu như người đứng đầu nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ cán bộ, công chức như pháp luật quy định... chắc rằng lỗ hổng trong công tác quản lý sẽ được lấp đầy, và đội ngũ cán bộ, công chức "cắp ô" không đáng lo ngại như hiện nay.

Để xây dựng một nền công vụ “chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả”, Bộ Nội vụ đã thực hiện việc thi tuyển công chức bằng trắc nghiệm trên máy vi tính. Tuy chưa thể khẳng định đây là một hình mẫu, nhưng với cách làm đề cao tính minh bạch, đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu công việc, có ý thức phục vụ nhân dân sẽ được lựa chọn. Nhưng, có cán bộ, công chức tốt chưa đủ mà cái gốc của vấn đề là người đứng đầu phải biết sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức ấy./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

 Xử lý nghiêm cán bộ, công chức dùng xe công đi lễ hội
Xử lý nghiêm cán bộ, công chức dùng xe công đi lễ hội

(VOV) - Thành phố Hà Nội vừa có công văn yêu cầu xử lý nghiêm cán bộ, công chức, tập thể cơ quan sử dụng xe công đi lễ hội. 

 Xử lý nghiêm cán bộ, công chức dùng xe công đi lễ hội

Xử lý nghiêm cán bộ, công chức dùng xe công đi lễ hội

(VOV) - Thành phố Hà Nội vừa có công văn yêu cầu xử lý nghiêm cán bộ, công chức, tập thể cơ quan sử dụng xe công đi lễ hội. 

Thi tuyển công chức bằng trắc nghiệm trên máy tính
Thi tuyển công chức bằng trắc nghiệm trên máy tính

Bộ Nội vụ sẽ tiếp tục bổ sung, hoàn thiện phần mềm thi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cho thực hiện rộng rãi trong các ngành.

Thi tuyển công chức bằng trắc nghiệm trên máy tính

Thi tuyển công chức bằng trắc nghiệm trên máy tính

Bộ Nội vụ sẽ tiếp tục bổ sung, hoàn thiện phần mềm thi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cho thực hiện rộng rãi trong các ngành.

30% công chức “có cũng như không”: Làm sao để giảm?
30% công chức “có cũng như không”: Làm sao để giảm?

(VOV) -Số công chức đó cụ thể là ở đâu, là ai và tại sao họ vẫn “tồn tại” trên những vị trí công tác?

30% công chức “có cũng như không”: Làm sao để giảm?

30% công chức “có cũng như không”: Làm sao để giảm?

(VOV) -Số công chức đó cụ thể là ở đâu, là ai và tại sao họ vẫn “tồn tại” trên những vị trí công tác?

Blog Thóc: Phải đuổi 30% công chức ăn hại ra đường
Blog Thóc: Phải đuổi 30% công chức ăn hại ra đường

(VOV) - Nuôi không những cán bộ, công chức vô dụng này ngày nào là bất công ngày đó

Blog Thóc: Phải đuổi 30% công chức ăn hại ra đường

Blog Thóc: Phải đuổi 30% công chức ăn hại ra đường

(VOV) - Nuôi không những cán bộ, công chức vô dụng này ngày nào là bất công ngày đó

Dư luận về 30% công chức "có cũng như không"
Dư luận về 30% công chức "có cũng như không"

(VOV) -Nhiều độc giả hiến kế, giải pháp để tiệt trừ 30% số công chức, viên chức "sáng cắp ô đi, tối cắp ô về" trong cơ quan Nhà nước.

Dư luận về 30% công chức "có cũng như không"

Dư luận về 30% công chức "có cũng như không"

(VOV) -Nhiều độc giả hiến kế, giải pháp để tiệt trừ 30% số công chức, viên chức "sáng cắp ô đi, tối cắp ô về" trong cơ quan Nhà nước.