Gói tín dụng khơi thông thị trường bất động sản

(VOV)-Khi gói tín dụng được đưa ra, nhiều người lo ngại là làm thế nào để giải cứu thị trường bất động sản nhưng không làm tăng khối nợ xấu.

Ngân hàng Nhà nước đã chính thức ban hành Thông tư 02 triển khai gói tín dụng 30.000 tỷ đồng hỗ trợ thị trường bất động sản, phân khúc nhà ở xã hội dành cho người có thu nhập thấp. Đây là gói tín dụng được trông chờ từ lâu, nay đã thành hiện thực.

Giới chuyên gia bất động sản đã nghe nói tới gói tín dụng có tính chất “giải cứu ” cho thị trường bất động sản này từ lâu. Và cũng xuất hiện nhiều băn khoăn về việc thực hiện gói hỗ trợ này. Nhiều người từng e ngại, nếu tiếp tục đổ tiền vào bất động sản sẽ khiến nợ xấu dầy thêm và liệu bằng cách nào để giám sát việc thực hiện ưu đãi tín dụng đến đúng đối tượng được hưởng hỗ trợ là người thu nhập thấp?.

Lý do là trong khi thị trường bất động sản đóng băng, tồn kho bất động sản tiếp tục tăng lên bất chấp nỗ lực của doanh nghiệp rất nhiều lần hạ giá bán, bất chấp nỗ lực của cơ quan chức năng nhằm “giải cứu” thị trường bất động sản bằng các biện pháp hành chính. Bởi một lẽ, câu hỏi: khơi thông thị trường bất động sản bằng gì, nếu không phải là bằng tiền luôn thường trực.

Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 02 triển khai gói tín dụng 30.000 tỷ đồng hỗ trợ thị trường bất động sản (Ảnh: Internet)

Chính ngành ngân hàng cũng “bí” câu trả lời, bởi lẽ tung tiền ra không khó, nhưng làm sao để gói tín dụng này đạt hiệu quả mong muốn là giải cứu thị trường bất động sản nhưng không làm tăng khối nợ xấu đang đóng băng trong bất động sản mà thời gian qua các ngân hàng đang phải gánh chịu? Đồng thời, làm sao để không ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ trong mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, cũng là một thách thức.

Đến nay, mọi chuyện đã ngã ngũ: Thông tư 02 ban hành ngày 15/5/2013 đã khẳng định, dành 70% số tiền của gói tín dụng 30.000 tỷ đồng cho việc kích cầu, tức là hỗ trợ người mua; 30% cho các doanh nghiệp có dự án nhà ở xã hội. Như vậy, các doanh nghiệp có nhà ở xã hội sẽ có một nguồn vốn giá rẻ, với lãi suất 6%năm, trong khi bình quân lãi suất tín dụng trên thị trường đang là 13%/năm. Đây sẽ là động lực để các doanh nghiệp tiếp tục hoàn thiện các dự án, xây dựng giá bán và chính sách hợp lý, hấp dẫn người mua.

Còn về phía người mua, với lãi suất 6%/năm, thời hạn hợp đồng tối thiểu 10 năm, các năm sau lãi suất chỉ có thấp hơn chứ không cao hơn 6% là một điều kiện lý tưởng để thoả ước nguyện “an cư lạc nghiệp”. Tất nhiên, đối tượng được hưởng gói ưu đãi tín dụng này vẫn phải là người có thu nhập thấp đáp ứng các tiêu chí mà Bộ Xây dựng đã phối hợp cùng các địa phương xây dựng và ban hành. Chính quyền các địa phương sẽ có trách nhiệm rà soát đối tượng đủ điều kiện đáp ứng các tiêu chí được mua nhà thu nhập thấp; giám sát việc sử dụng nhà đúng mục đích…

Thông tư 02 còn mở rộng thêm một đối tượng nữa là người có nhu cầu mua nhà thương mại có diện tích dưới 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 cũng được hưởng ưu đãi lãi suất trong thời gian tối thiểu 10 năm.

Trong bối cảnh thị trường bất động sản đang ngày càng “bất động”, vì người bán không đủ tiền xây tiếp, người mua không có tiền để mua, các công trình xây dựng, dự án nhà ở vẫn tiếp tục bị bỏ hoang gây lãng phí xã hội rất lớn, thì gói hỗ trợ tín dụng theo Thông tư 02 ngày 15/5/2013 này giống như một cơn mưa mùa hạ, tiếp thêm hy vọng cho thị trường bất động sản. Tất nhiên, trước tiên, Nhà nước chỉ có thể hỗ trợ đối tượng người thu nhập thấp; có hộ khẩu tại địa phương mua nhà và mỗi hộ gia đình chỉ được hỗ trợ tín dụng để mua một căn, nhằm mục đích tăng cường an sinh xã hội, nhưng đây cũng là nỗ lực lớn để khơi thông thị trường bất động sản.

Khi phân khúc nhà ở xã hội được khơi thông, tiếp đó phân khúc nhà ở thương mại có diện tích dưới 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 cũng được hưởng ưu đãi của Thông tư 02, thì chắc chắn phân khúc này cũng sẽ ấm dần lên, tạo sự lan toả thanh khoản cho các phân khúc khác.

Để tiếp tục giải cứu thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng đang tích cực soạn thảo, xin ý kiến các Bộ, ngành và các chuyên gia về dự thảo Nghị định cho phép người nước ngoài được sở hữu và mua nhà tại Việt Nam. Mong rằng, chủ trương nay sẽ giúp thêm “một hy vọng mới” cho thị trường bất động sản nước ta./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thị trường bất động sản: Giá ảo vì không minh bạch
Thị trường bất động sản: Giá ảo vì không minh bạch

(VOV) -TS Ngô Trí Long: Để tránh giá ảo nên để thị trường và người mua nhà tự quyết định, không nên can thiệp. 

Thị trường bất động sản: Giá ảo vì không minh bạch

Thị trường bất động sản: Giá ảo vì không minh bạch

(VOV) -TS Ngô Trí Long: Để tránh giá ảo nên để thị trường và người mua nhà tự quyết định, không nên can thiệp. 

Bất động sản 2013: Cuộc đuổi bắt về giá
Bất động sản 2013: Cuộc đuổi bắt về giá

Năm 2013, giá bất động sản sẽ còn giảm sâu, nhưng ngay cả như vậy, người có nhu cầu vẫn chưa xuống tay mua

Bất động sản 2013: Cuộc đuổi bắt về giá

Bất động sản 2013: Cuộc đuổi bắt về giá

Năm 2013, giá bất động sản sẽ còn giảm sâu, nhưng ngay cả như vậy, người có nhu cầu vẫn chưa xuống tay mua

Đóng cửa sàn bất động sản nếu không báo cáo
Đóng cửa sàn bất động sản nếu không báo cáo

(VOV)-Ngày 15/4, Bộ Xây dựng công bố dự thảo Thông tư Quy định chế độ báo cáo tình hình triển khai dự án và tình hình giao dịch BĐS.

Đóng cửa sàn bất động sản nếu không báo cáo

Đóng cửa sàn bất động sản nếu không báo cáo

(VOV)-Ngày 15/4, Bộ Xây dựng công bố dự thảo Thông tư Quy định chế độ báo cáo tình hình triển khai dự án và tình hình giao dịch BĐS.

Tồn kho bất động sản tăng 20%
Tồn kho bất động sản tăng 20%

Tính đến hết tháng 3/2013, lượng căn hộ tồn kho đã tăng đến 20%, tương đương 33.852 căn hộ, đất nền tồn kho hơn 1 triệu m2...

Tồn kho bất động sản tăng 20%

Tồn kho bất động sản tăng 20%

Tính đến hết tháng 3/2013, lượng căn hộ tồn kho đã tăng đến 20%, tương đương 33.852 căn hộ, đất nền tồn kho hơn 1 triệu m2...

Không nên cứu thị trường bất động sản?
Không nên cứu thị trường bất động sản?

(VOV) - Chuyên gia Alan Phan chỉ ra những điểm yếu của giới kinh doanh bất động sản và cho rằng thị trường này vỡ cũng... không sao.

Không nên cứu thị trường bất động sản?

Không nên cứu thị trường bất động sản?

(VOV) - Chuyên gia Alan Phan chỉ ra những điểm yếu của giới kinh doanh bất động sản và cho rằng thị trường này vỡ cũng... không sao.

Thị trường bất động sản không thừa nguồn cung
Thị trường bất động sản không thừa nguồn cung

(VOV) -Theo CBRE, thị trường bất động sản ở trong tình trạng hiện nay là do có quá nhiều dự án định vị không đúng hướng.

Thị trường bất động sản không thừa nguồn cung

Thị trường bất động sản không thừa nguồn cung

(VOV) -Theo CBRE, thị trường bất động sản ở trong tình trạng hiện nay là do có quá nhiều dự án định vị không đúng hướng.

Bơm gói 30.000 tỷ đồng "cứu trợ" bất động sản
Bơm gói 30.000 tỷ đồng "cứu trợ" bất động sản

(VOV) -Trong 10 năm, người dân được vay với lãi suất thấp còn sau đó thì hưởng lãi suất cho vay thương mại.

Bơm gói 30.000 tỷ đồng "cứu trợ" bất động sản

Bơm gói 30.000 tỷ đồng "cứu trợ" bất động sản

(VOV) -Trong 10 năm, người dân được vay với lãi suất thấp còn sau đó thì hưởng lãi suất cho vay thương mại.