Nhân “Ngày Quốc tế hạnh phúc”

Hài hòa để hạnh phúc

(VOV)-Hạnh phúc là cái đích đến trong cuộc đời của mỗi người. Dù ở giai đoạn lịch sử nào, con người luôn trên hành trình đi tìm hạnh phúc.

Mục đích thì rõ ràng là vậy song có không ít người vẫn tranh luận thế nào là hạnh phúc, làm thế nào để có được hạnh phúc. Bắt đầu từ năm 2012, Liên Hợp Quốc đã chọn ngày 20/3 hàng năm là “Ngày Quốc tế hạnh phúc” nhằm gia tăng nhận thức của dư luận thế giới trong việc công nhận hạnh phúc là một trong những chỉ tiêu phát triển toàn cầu.

Vào tháng 6/2012, Liên Hợp Quốc đã ra Nghị quyết lấy ngày 20/3 hàng năm là Ngày Quốc tế hạnh phúc. Liên Hợp Quốc quyết định kỷ niệm ngày này theo đề xuất của Vương quốc Bhutan, một quốc gia nhỏ bé nằm ở khu vực Nam Á, phía Đông dãy Himalaya.

Bắt đầu từ những năm 1970, nhà Vua của vương quốc này đã đưa ra một cách thức mới đánh giá sự thịnh vượng của xã hội, đó là thông qua Chỉ số hạnh phúc quốc gia bên cạnh các chỉ số về kinh tế thường được dùng để đánh giá về sự giàu có vật chất. Chỉ số này được tính toán dựa trên các yếu tố về sức khỏe, tinh thần, giáo dục, môi trường, chất lượng quản lý và mức sống của người dân. Còn về lý do chọn ngày 20/3 thì đây là ngày đặc biệt trong năm khi mặt trời nằm ngang đường xích đạo nên trong ngày này, ngày và đêm có độ dài bằng nhau. Vì thế ngày này còn là biểu tượng cho sự hài hòa, cân bằng của vũ trụ. Thế nên việc chọn ngày 20/3 là Ngày Quốc tế hạnh phúc cũng truyền tải thông điệp rằng cân bằng, hài hòa là một trong những chìa khóa để mang đến hạnh phúc.

Vậy làm thế nào để cân bằng, để đạt được sự hài hòa nhằm đón nhận được hạnh phúc? Tổng thư ký Ban Ki-moon khẳng định rằng “chúng ta cần một mô hình kinh tế mới mà ở đó các bên phải công nhận sự phát triển bền vững của cả ba trụ cột xã hội, kinh tế và môi trường trong lành. Các yếu tố này kết hợp với nhau sẽ tạo ra khái niệm chỉ số chung về hạnh phúc toàn cầu”.

Nếu nhìn vào trường hợp của Vương quốc Bhutan thì đúng như vậy. Tuy chỉ là một trong những quốc gia đang phát triển có Tổng sản phẩm quốc nội thấp nhưng Bhutan lại là một trong những quốc gia có chỉ số hạnh phúc hàng đầu của thế giới. Điều này đạt được một phần là do nước này tập trung vào bốn trụ cột đó là môi trường xã hội, văn hóa, quản lý nhà nước và phát triển kinh tế-xã hội. Trong trường hợp này, rõ ràng, yếu tố giàu có vật chất không quyết định mức độ hạnh phúc của những người dân Butan. Mà tổng thể, là sự kết hợp của các chính sách giúp người dân sống khỏe hơn, vui hơn, có thể tận hưởng được hương vị của cuộc sống, con người được chung sống thân thiện, gần gũi với môi trường.

Bhutan là một ví dụ cụ thể cho thấy hạnh phúc được tạo nên bởi sự cân bằng chính sách của Chính phủ, mà ở đó, các yếu tố về kinh tế, xã hội và môi trường hài hòa với nhau, tạo thành một tổng thể thống nhất, người dân đạt được sự cân bằng giữa nhu cầu vật chất và nhu cầu về tinh thần. Khi người dân sống hài hòa sẽ tạo dựng một xã hội hài hòa.

Trên thực tế, việc cùng thực hiện thành công Mục tiêu thiên niên kỷ là cách mà các quốc gia đang chung tay tạo nên sự hài hòa trong quá trình phát triển để đảm bảo con người có một tương lai bền vững. Đây cũng chính là bước đi cụ thể để các quốc gia có thể sống thân ái, hòa bình với nhau, tạo dựng một thế giới hạnh phúc.

Tuy nhiên, không có bất kỳ chính phủ nào, quốc gia nào có thể tạo dựng hạnh phúc cho người dân mà thiếu sự đóng góp của từng cá nhân. Nhà nước đóng vai trò tạo ra các cơ chế, chính sách,còn từng người dân cũng cần phải tự nỗ lực để mang đến hạnh phúc cho chính bản thân mình. Với mỗi con người, khái niệm hạnh phúc là cụ thể và cũng khác nhau. Có người suốt đời phấn đấu cho những điều lớn lao, nhưng với nhiều người, hạnh phúc chỉ là những điều giản dị, đơn sơ trong cuộc sống. Thế nhưng từ bài học của Vương quốc Bhutan hay nhiều quốc gia khác, chúng ta có thể rút ra một điều, là mỗi người hãy tự làm hài hòa cuộc sống của mình, để trong cuộc đời, có thể đạt đến cái điều mà ta cho là hạnh phúc!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

"Việt Nam là nước hạnh phúc thứ hai trên thế giới"
"Việt Nam là nước hạnh phúc thứ hai trên thế giới"

Việt Nam được đánh giá cao là do người dân hài lòng với cuộc sống hiện có, tuổi thọ bình quân cao, và tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên ít gây tác động tới môi trường.

"Việt Nam là nước hạnh phúc thứ hai trên thế giới"

"Việt Nam là nước hạnh phúc thứ hai trên thế giới"

Việt Nam được đánh giá cao là do người dân hài lòng với cuộc sống hiện có, tuổi thọ bình quân cao, và tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên ít gây tác động tới môi trường.

"Nhà hạnh phúc” của nhiều người Việt ở Sydney
"Nhà hạnh phúc” của nhiều người Việt ở Sydney

Tại Sydney, Australia có một ngôi nhà thường được mọi người gọi với cái tên "Lovely Vietnamese House” (Nhà hạnh phúc). Chủ sở hữu ngôi nhà này là một người Australia.

"Nhà hạnh phúc” của nhiều người Việt ở Sydney

"Nhà hạnh phúc” của nhiều người Việt ở Sydney

Tại Sydney, Australia có một ngôi nhà thường được mọi người gọi với cái tên "Lovely Vietnamese House” (Nhà hạnh phúc). Chủ sở hữu ngôi nhà này là một người Australia.

Về nơi đong đầy hạnh phúc
Về nơi đong đầy hạnh phúc

(VOV) -Hạnh phúc, niềm vui đang nảy mầm và sinh sôi trên làng dân cư biên giới Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp.

Về nơi đong đầy hạnh phúc

Về nơi đong đầy hạnh phúc

(VOV) -Hạnh phúc, niềm vui đang nảy mầm và sinh sôi trên làng dân cư biên giới Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp.

Đám cưới hạnh phúc của 120 đôi uyên ương
Đám cưới hạnh phúc của 120 đôi uyên ương

(VOV) - Sự kiện này đã được công nhận kỷ lục Guiness Việt Nam

Đám cưới hạnh phúc của 120 đôi uyên ương

Đám cưới hạnh phúc của 120 đôi uyên ương

(VOV) - Sự kiện này đã được công nhận kỷ lục Guiness Việt Nam

Hạnh phúc ngày trở về
Hạnh phúc ngày trở về

(VOV) -Dịp Tết năm nay, Trại giam Công an Bà Rịa-Vũng Tàu có 21 phạm nhân được xét giảm án, tha tù trước thời hạn.

Hạnh phúc ngày trở về

Hạnh phúc ngày trở về

(VOV) -Dịp Tết năm nay, Trại giam Công an Bà Rịa-Vũng Tàu có 21 phạm nhân được xét giảm án, tha tù trước thời hạn.