Lễ hội to lên, trách nhiệm nhỏ đi?

VOV.VN - Chỉ có người lao động chân chính mới không nhận thức lệch lạc, không làm méo mó, biến tướng lễ hội.

Cả nước hiện có gần 9.000 lễ hội diễn ra quanh năm, nhưng nhiều nhất và tấp nập nhất là vào mùa Xuân. Tính cộng đồng, truyền thống dân tộc yêu nước thương nòi, yêu lao động, là cái gốc của lễ hội. Tuy nhiên, sự gia tăng số lượng và qui mô đã làm nảy sinh những biểu hiện bất thường, làm biến tướng, làm mất đi cái gốc văn hóa của lễ hội. Chấn chỉnh thực trạng này không chỉ là trách nhiệm của riêng những người làm văn hóa.

Những năm gần đây, mặc dù ngành văn hóa và các địa phương quan tâm nhiều hơn đến việc quản lý lễ hội, nhưng nhìn chung lễ hội vẫn diễn ra tràn lan, gây lãng phí thời gian, sức người, tiền bạc và tài sản công. Từ lễ hội lớn đến lễ hội nhỏ ngày càng mang tính thương mại hóa, làm méo mó ý nghĩa thực sự của lễ hội. Không gian lễ hội thì chật chội, bất cứ chỗ nào cũng có thể diễn ra ùn tắc, chen lấn, thậm chí là dẫm đạp lên nhau. Về môi trường thì rác xả bừa bãi, các công trình vệ sinh xuống cấp. Ở nhiều nơi, người ăn xin bủa vây, tình trạng chèo kéo, ép giá khách đi hội không giảm.

Lễ hội ngày nay được tổ chức linh đình, hoành tráng hơn trước kia rất nhiều (ảnh chỉ mang tính minh họa cho bài viết, ảnh: Lê Bích)

Đối với người dân, đa số tham gia lễ hội mà không hiểu đúng về lễ hội, nên dễ trở thành cuồng tín, sa vào những suy nghĩ sai lệch, là mảnh đất màu mỡ cho tệ nạn cờ bạc, bói toán, mê tín dị đoan... Họ sẵn sàng mặc cả với thần thánh, báng bổ truyền thống. Lễ hội đối với họ là dịp gặp nhau để khoe mẽ, chén thù chén tạc,... biểu hiện của lối sống thực dụng, thiếu văn hóa, của thói quen hối lộ, chạy chọt, bán mua quyền chức.

Chưa hết, gần đây, căn bệnh “kỉ lục” lây lan ra nhiều lễ hội với những biểu hiện rất phản cảm. Thế nhưng, trước thực trạng ấy mà nhiều địa phương vẫn muốn nâng cấp lễ hội, còn ngành văn hóa chưa nghiên cứu căn bản nên không có qui hoạch tổng thể để định hướng. Trách nhiệm tổ chức và quản lý lễ hội phân cấp về địa phương mà đa số coi tổ chức lễ hội là nguồn thu tài chính chứ không mấy quan tâm đến cái gốc văn hóa cũng như những vấn đề xã hội nảy sinh từ đây. Vì vậy, nhiều địa phương giao xuống huyện, xã, có xã còn giao xuống tận thôn, làng, thậm chí “khoán trắng” cho một nhóm người nào đó.

Ngành văn hóa với chức năng thanh tra thì lúc nào cũng nói không đủ chế tài nên xử lý chưa nghiêm. Nếu không chấn chỉnh thực trạng này thì xu hướng “lễ hội to lên” mà “trách nhiệm nhỏ đi” đã thấy hiển hiện.

Để quản lý hiệu quả, đưa việc tổ chức lễ hội vào trật tự, theo chúng tôi, trước hết cần giải quyết hài hòa quan hệ giữa văn hóa và kinh tế, giữa lợi ích và trách nhiệm, giữa cá nhân và cộng đồng. Ngành chức năng và các địa phương cần xử lý kiên quyết đối với sai phạm trong các lễ hội. Nhưng quan trọng hơn và về lâu dài cần làm tốt việc phân loại, xác định đúng giá trị, tính chất lễ hội để phân cấp quản lý.

Nếu chúng ta cứ loay hoay không tìm ra cách thức tổ chức lễ hội theo đúng ý nghĩa và giá trị đích thực của nó thì tức là chúng ta chưa biết cách ứng xử văn hóa đối với lễ hội. Tất nhiên, trong việc này trách nhiệm không chỉ của riêng những người làm văn hóa, mà cần có sự chung sức của nhiều ngành liên quan, của từng địa phương.

Lễ hội là tài sản văn hóa của nhân dân, là nơi hội tụ sức mạnh của cộng đồng, của dân tộc, liên kết những giá trị và biểu tượng thiêng liêng. Tính cộng đồng, truyền thống dân tộc yêu nước thương nòi, yêu lao động, là cái gốc của lễ hội.

Chỉ có người lao động chân chính mới không nhận thức lệch lạc, không bị lôi kéo, mê hoặc bởi những cám dỗ nhất thời làm méo mó, biến tướng lễ hội.

Lao động không ngưng nghỉ, lo toan quanh năm suốt tháng, nên đời sống tinh thần của họ rất phong phú và được đảm bảo bằng những giá trị vật chất đích thực, trường tồn. Họ hiểu đúng đắn và sâu sắc về lễ hội, từ đó mới có thể gìn giữ, bảo vệ và phát huy một cách có hiệu quả những giá trị được trao truyền qua ngàn đời ấy. Và chính họ, những người lao động chân chính chứ không phải lực lượng nào khác, mới có khả năng chặn đứng được xu hướng “lễ hội to lên, trách nhiệm nhỏ đi”./.                                                                                                                             

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hà Nội sẵn sàng cho Lễ hội chùa Hương
Hà Nội sẵn sàng cho Lễ hội chùa Hương

VOV.VN -Theo Ban tổ chức lễ hội chùa Hương, quy mô, không gian lễ hội năm nay có nhiều đổi mới.

Hà Nội sẵn sàng cho Lễ hội chùa Hương

Hà Nội sẵn sàng cho Lễ hội chùa Hương

VOV.VN -Theo Ban tổ chức lễ hội chùa Hương, quy mô, không gian lễ hội năm nay có nhiều đổi mới.

Đưa lễ hội đua ngựa của đồng bào Mông về Hà Nội
Đưa lễ hội đua ngựa của đồng bào Mông về Hà Nội

Chương trình diễn ra từ ngày 15-17/2 (tức ngày 16-18 tháng Giêng năm Giáp Ngọ) tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Đưa lễ hội đua ngựa của đồng bào Mông về Hà Nội

Đưa lễ hội đua ngựa của đồng bào Mông về Hà Nội

Chương trình diễn ra từ ngày 15-17/2 (tức ngày 16-18 tháng Giêng năm Giáp Ngọ) tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Độc đáo lễ hội Căm Mường của người Lự
Độc đáo lễ hội Căm Mường của người Lự

VOV.VN - Lễ hội Căm Mường là lễ hội truyền thống của dân tộc Lự (tỉnh Lai Châu) vào dịp đầu năm mới.

Độc đáo lễ hội Căm Mường của người Lự

Độc đáo lễ hội Căm Mường của người Lự

VOV.VN - Lễ hội Căm Mường là lễ hội truyền thống của dân tộc Lự (tỉnh Lai Châu) vào dịp đầu năm mới.

Khai mạc Lễ hội Đường sách và Đường hoa Nguyễn Huệ 2013
Khai mạc Lễ hội Đường sách và Đường hoa Nguyễn Huệ 2013

VOV.VN - Lễ hội sách năm nay là dịp để bạn đọc các thế hệ nhìn lại một thành phố được mệnh danh là “hòn ngọc Viễn Đông”.

Khai mạc Lễ hội Đường sách và Đường hoa Nguyễn Huệ 2013

Khai mạc Lễ hội Đường sách và Đường hoa Nguyễn Huệ 2013

VOV.VN - Lễ hội sách năm nay là dịp để bạn đọc các thế hệ nhìn lại một thành phố được mệnh danh là “hòn ngọc Viễn Đông”.

Độc đáo lễ hội “Vỗ mông” Mèo Vạc
Độc đáo lễ hội “Vỗ mông” Mèo Vạc

VOV.VN -Hội diễn ra tại xã Lũng Pù đã thu hút được đông đảo bà con nhân dân và du khách đến tham gia và thượng ngoạn.

Độc đáo lễ hội “Vỗ mông” Mèo Vạc

Độc đáo lễ hội “Vỗ mông” Mèo Vạc

VOV.VN -Hội diễn ra tại xã Lũng Pù đã thu hút được đông đảo bà con nhân dân và du khách đến tham gia và thượng ngoạn.

Nam Định sẵn sàng đảm bảo an ninh trật tự lễ hội Đền Trần
Nam Định sẵn sàng đảm bảo an ninh trật tự lễ hội Đền Trần

Công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho du khách đã được Ban tổ chức lễ hội tăng cường.

Nam Định sẵn sàng đảm bảo an ninh trật tự lễ hội Đền Trần

Nam Định sẵn sàng đảm bảo an ninh trật tự lễ hội Đền Trần

Công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho du khách đã được Ban tổ chức lễ hội tăng cường.