Mang CMND khi cho trẻ đi khám: Một quy định “lạ kỳ”

VOV.VN - Bất kể một quy định nào mới ra đời, nếu không giảm bớt những phiền toái cho dân thì cũng đừng làm cho họ thêm mệt mỏi.

Theo một thông tư mới nhất của Bộ Y tế (Thông tư 52/2017) thì từ ngày 1/3, đơn thuốc ngoại trú cho trẻ dưới 72 tháng tuổi được yêu cầu ghi thêm số chứng minh nhân dân (CMND) hoặc thẻ căn cước của cha mẹ, người giám hộ cho trẻ. Ngay khi thông tư này vừa đi vào cuộc sống đã vấp phải sự phản ứng của xã hội, thậm chí ngay chính người trong ngành cũng cảm thấy “chướng”. 

 Mặc dù ngành y tế đã lên tiếng giải thích nhưng kỳ thực, một quy định hầu như không mang lại lợi ích gì cho trẻ thì có nên tiếp tục triển khai hay không? Và nó càng trở nên xa lạ, thậm chí “kỳ lạ” trong bối cảnh Chính phủ đang nỗ lực cắt giảm những thủ tục gây phiền toái cho người dân và doanh nghiệp.

Khám bệnh cho trẻ tại Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM (Ảnh: Thanh Niên)
Băn khoăn, phiền hà, gây khó, rối rắm… là những cụm từ được sử dụng khi đề cập đến một quy định trong Thông tư 52/2017. Khi trẻ bị bệnh, mục tiêu tối thượng là đưa trẻ đến các cơ sở y tế để bác sĩ khám, chẩn đoán và kê đơn thuốc. Ngay kể cả việc mang theo Thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của trẻ, nhiều phụ huynh cũng còn quên, huống chi phải nhớ mang theo cả giấy tờ tùy thân của chính mình. Và khi Nhà nước đã quy định trẻ em dưới 72 tháng tuổi được khám, chữa bệnh miễn phí thì đôi khi, cha mẹ hoặc người giám hộ chỉ cần trình ra giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh là đủ. Đó là quyền của trẻ.

Đối với các y bác sĩ, họ kê đơn thuốc dựa trên bệnh tình của trẻ và các chỉ số như tên, tuổi, cân nặng…Vậy, nếu cha mẹ không xuất trình được CMND hoặc thẻ căn cước thì bác sĩ  hoặc là “tạm thời” không kê đơn thuốc, hoặc là châm chước “bỏ qua” quy định để làm tròn trách nhiệm của mình? Trong hàng ngàn cơ sở khám chữa bệnh cho trẻ em trên toàn quốc, liệu ngành Y có đủ năng lực để giám sát việc thực thi quy định trên? Tại sao họ lại tự làm khó mình, tự gây thêm những phiền phức mà không mang lại lợi lộc gì cho cả hai phía?

 Ngay cả với ngành Bảo hiểm, có hay không có số CMND hoặc thẻ căn cước của cha mẹ, người giám hộ thì cũng chẳng có ý nghĩa gì vì tất cả trẻ em dưới 72 tháng tuổi đều được cấp thẻ BHYT miễn phí.

Theo giải thích của ngành Y tế thì “ưu điểm vượt trội” của quy định này là cha mẹ hoặc người giám hộ phải chịu trách nhiệm về thông tin bệnh nhi. Xem ra, cách giải thích này cũng chẳng thuyết phục bởi lẽ, căn cứ quan trọng nhất để bác sĩ kê đơn thuốc là bệnh tình của trẻ. Mọi thứ khác, có hay không đều là thứ yếu.

Bất kể một quy định nào mới ra đời, nếu không giảm bớt những phiền toái cho dân thì cũng đừng làm cho họ thêm mệt mỏi, nhất là với bệnh nhi và người nhà của các em. Ngay đến quy định “bán thuốc theo đơn” ra đời từ nhiều năm nay nhưng thử hỏi, ngành Y đã giám sát chặt chẽ chưa, đã xử phạt được bao nhiêu nhà thuốc vi phạm?

Những năm gần đây, dư luận đã từng phản đối nhiều “quy định  trên trời”, chẳng lẽ, ngành Y không lấy đó làm “kinh nghiệm”? Càng đáng tiếc hơn khi nhân dân đang ghi nhận những chuyển biến tích cực trong khâu khám, chữa bệnh thì lại vấp phải những quy định mới, hết sức vô lý. 

Trong nỗ lực xây dựng một Chính phủ kiến tạo, biết bao thủ tục hành chính rườm rà, bao quy định gây khó cho người dân và doanh nghiệp đã được bãi bỏ. Vậy mà, hàng trăm, hàng ngàn bệnh nhi dưới 72 tháng tuổi – đối tượng cần được xã hội nâng niu nhiều nhất, ưu tiên nhiều nhất, lại đang có nguy cơ “gặp khó” bởi một quy định hết sức “lạ kỳ”./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

6.000 trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi được nuôi dưỡng trong Làng trẻ em SOS
6.000 trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi được nuôi dưỡng trong Làng trẻ em SOS

VOV.VN - Sáng 9/1, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 30 năm xây dựng và phát triển Làng trẻ em SOS Việt Nam.

6.000 trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi được nuôi dưỡng trong Làng trẻ em SOS

6.000 trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi được nuôi dưỡng trong Làng trẻ em SOS

VOV.VN - Sáng 9/1, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 30 năm xây dựng và phát triển Làng trẻ em SOS Việt Nam.

Những nguyên nhân khiến trẻ em chậm nói
Những nguyên nhân khiến trẻ em chậm nói

VOV.VN - Trẻ chậm nói, có thể do có vấn đề ở cơ quan phát âm hay do sự tác động của các yếu tố tâm lý, giáo dục gây rối loạn ngôn ngữ ở trẻ.

Những nguyên nhân khiến trẻ em chậm nói

Những nguyên nhân khiến trẻ em chậm nói

VOV.VN - Trẻ chậm nói, có thể do có vấn đề ở cơ quan phát âm hay do sự tác động của các yếu tố tâm lý, giáo dục gây rối loạn ngôn ngữ ở trẻ.

Đến năm 2020, tăng từ 1,5cm đến 2cm chiều cao của trẻ em 5 tuổi
Đến năm 2020, tăng từ 1,5cm đến 2cm chiều cao của trẻ em 5 tuổi

VOV.VN -Mục tiêu đến năm 2020 của Bộ Y tế là sẽ tăng chiều cao của trẻ em 5 tuổi từ 1,5 đến 2 cm so với năm 2010.

Đến năm 2020, tăng từ 1,5cm đến 2cm chiều cao của trẻ em 5 tuổi

Đến năm 2020, tăng từ 1,5cm đến 2cm chiều cao của trẻ em 5 tuổi

VOV.VN -Mục tiêu đến năm 2020 của Bộ Y tế là sẽ tăng chiều cao của trẻ em 5 tuổi từ 1,5 đến 2 cm so với năm 2010.