Nhà giáo cũng phải nhìn nhận lại chính mình

VOV.VN-Ngày Nhà giáo Việt còn là dịp để mỗi thầy giáo, cô giáo tự nhìn nhận lại mình, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là dịp để xã hội thể hiện lòng tri ân với những người đang ngày đêm lặng thầm thắp sáng con đường tri thức, dẫn dắt thế hệ trẻ đi đến tương lai. Kính trọng thầy, cô giáo là đạo lý mà người Việt Nam nào cũng hiểu, cũng làm, để đất nước này mãi rạng ngời truyền thống tôn trọng đạo học và đề cao người dạy học. Đây cũng là dịp để các thầy, cô giáo nhìn nhận lại mình, tôi luyện tri thức, đạo đức và nhân cách để đổi mới giáo dục căn bản và toàn diện.

Người làm nghề dạy học lấy niềm vui, sự tiến bộ, thành đạt của học trò làm lý tưởng nghề nghiệp, làm lẽ sống của mình mà không một giờ so đo, tính toán. Đất nước ghi nhận công lao to lớn của hàng triệu thầy giáo, cô giáo hy sinh cả tuổi thanh xuân, vượt lên những khó khăn của cuộc sống, đem hết trí tuệ, tâm huyết của mình truyền dạy cho bao thế hệ học sinh trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 năm nay, niềm vui như được nhân lên khi Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” đã đặt ra những nhiệm vụ cấp thiết cho ngành giáo dục. Nghị quyết nêu rõ quan điểm tiếp tục coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, đồng thời coi đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Nghị quyết đã thể hiện quyết tâm lớn của Đảng nhằm tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển của đất nước thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Muốn đổi mới giáo dục, trước hết và trọng tâm là đổi mới chất lượng đội ngũ giáo viên. Nghị quyết Trung ương 8 đã xác định, phát triển hệ thống trường sư phạm là một trong các nhiệm vụ, đồng thời cũng là giải pháp để đạt được mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện. Nghị quyết cũng đã đề ra những giải pháp cụ thể như ưu tiên đầu tư xây dựng một số trường sư phạm, trường sư phạm kỹ thuật trọng điểm và có cơ chế tuyển sinh và cử tuyển riêng để tuyển chọn được những người có phẩm chất, năng lực vào ngành sư phạm. Lương giáo viên sẽ được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính, sự nghiệp, cùng các chế độ phụ cấp họp lý theo vùng và tính chất công việc sẽ là động lực lớn để hút sinh viên giỏi vào ngành sư phạm. 

Đất nước trên đà đổi mới và hội nhập quốc tế sâu rộng, vai trò của đội ngũ giáo viên tiếp tục được coi trọng. Người thầy trước yêu cầu của xã hội hiện đại không chỉ dừng lại ở những giá trị đạo đức truyền thống mà phải là những nhà giáo dục hiện đại; Không chỉ là tấm gương tự rèn luyện nâng cao trình độ mà còn là người thầy công minh hơn, biết lắng nghe, chia sẻ, thậm chí là tranh luận với người học để đi đến tận cùng lẽ đúng – sai; Không chỉ là người chuyển tải tri thức mà còn là người định hướng, truyền cảm hứng cho người học, làm cho người học có ý thức tự giác cao về việc học với sự nỗ lực của cá nhân, năng lực sáng tạo được khai mở, được tạo môi trường để thể hiện.

Sự nỗ lực, cống hiến của các thầy, cô giáo là tấm gương tốt nhất, là thước đo, là đích đến để học sinh ngưỡng mộ và noi theo. Vì vậy, Ngày Nhà giáo Việt Nam không chỉ là ngày để xã hội tôn vinh ý nghĩa cao quý của nghề dạy học và những người làm nghề dạy học, mà còn là dịp để mỗi thầy giáo, cô giáo tự nhìn nhận lại mình, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, giữ trọn đạo của người gieo chữ. Có như vậy, chúng ta mới đổi mới được nền giáo dục một cách căn bản và toàn diện./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thầy cô phải luôn là tấm gương tự hoàn thiện mình
Thầy cô phải luôn là tấm gương tự hoàn thiện mình

VOV.VN -Sứ mệnh cao quý của người thầy là truyền dạy kiến thức, đạo lý cho học trò, giúp học trò trở thành người có nhân cách tốt đẹp....

Thầy cô phải luôn là tấm gương tự hoàn thiện mình

Thầy cô phải luôn là tấm gương tự hoàn thiện mình

VOV.VN -Sứ mệnh cao quý của người thầy là truyền dạy kiến thức, đạo lý cho học trò, giúp học trò trở thành người có nhân cách tốt đẹp....

Giáo dục vùng cao: Nỗ lực duy trì sĩ số học sinh
Giáo dục vùng cao: Nỗ lực duy trì sĩ số học sinh

VOV.VN -Nhiều trường học ở vùng cao trước khi nghĩ tới việc nâng cao chất lượng giáo dục lại nghĩ tới việc duy trì sĩ số...

Giáo dục vùng cao: Nỗ lực duy trì sĩ số học sinh

Giáo dục vùng cao: Nỗ lực duy trì sĩ số học sinh

VOV.VN -Nhiều trường học ở vùng cao trước khi nghĩ tới việc nâng cao chất lượng giáo dục lại nghĩ tới việc duy trì sĩ số...

Đổi mới giáo dục bắt đầu từ đổi mới đào tạo giáo viên
Đổi mới giáo dục bắt đầu từ đổi mới đào tạo giáo viên

VOV.VN-Đào tạo lại đội ngũ giáo viên để phù hợp với hiện tại là một trong những nhân tố then chốt để thực hiện đổi mới dạy và học. 

Đổi mới giáo dục bắt đầu từ đổi mới đào tạo giáo viên

Đổi mới giáo dục bắt đầu từ đổi mới đào tạo giáo viên

VOV.VN-Đào tạo lại đội ngũ giáo viên để phù hợp với hiện tại là một trong những nhân tố then chốt để thực hiện đổi mới dạy và học. 

Công nhận 571 Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2013
Công nhận 571 Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2013

VOV.VN-Sáng 18/11, tại Văn Miếu Quốc Tử Giám – Hà Nội tổ chức lễ vinh danh các nhà giáo được công nhận là GS, PGS năm 2013.

Công nhận 571 Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2013

Công nhận 571 Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2013

VOV.VN-Sáng 18/11, tại Văn Miếu Quốc Tử Giám – Hà Nội tổ chức lễ vinh danh các nhà giáo được công nhận là GS, PGS năm 2013.

Tuyên dương 160 nhà giáo tiêu biểu
Tuyên dương 160 nhà giáo tiêu biểu

VOV.VN -Đây là những nhà giáo có phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy với nghề, có nhiều đóng góp trong giảng dạy, nghiên cứu…

Tuyên dương 160 nhà giáo tiêu biểu

Tuyên dương 160 nhà giáo tiêu biểu

VOV.VN -Đây là những nhà giáo có phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy với nghề, có nhiều đóng góp trong giảng dạy, nghiên cứu…

Những người "gieo" con chữ trên vùng đất khó
Những người "gieo" con chữ trên vùng đất khó

VOV.VN-Hình ảnh các thầy cô giáo trẻ xuống tận nhà để vận động học sinh đến trường đã trở nên quen thuộc ở nhiều vùng khó khăn của Bình Phước

Những người "gieo" con chữ trên vùng đất khó

Những người "gieo" con chữ trên vùng đất khó

VOV.VN-Hình ảnh các thầy cô giáo trẻ xuống tận nhà để vận động học sinh đến trường đã trở nên quen thuộc ở nhiều vùng khó khăn của Bình Phước