Quan hệ như thế nào với nước lớn?

VOV.VN -Nhiều quốc gia vừa và nhỏ lựa chọn mối quan hệ một cách thông minh và hợp lý. Họ cùng hợp tác, hội nhập và đưa ra quan điểm nhất quán trước sau là “win-win”.

Theo cách tiếp cận thông thường, nước lớn được hiểu là nước có dân số đông, diện tích rộng; có nguồn dự trữ quốc gia về tài chính vượt trội, đồng thời là nước có tiềm lực mạnh về chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự; có khả năng ảnh hưởng, chi phối các quốc gia khác trên thế giới.

Từ xa xưa, các nước nhỏ và vừa đều mong muốn thiết lập mối quan hệ tốt với các nước lớn. Ở mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn khác nhau xuất phát từ tư tưởng của các nhà lãnh đạo mà lựa chọn một hay một số nước lớn để xây dựng mối quan hệ. 

Có nhiều cấp độ trong mối quan hệ đó, có thể chỉ là quan hệ bang giao bình thường, hay quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự hoặc có thể là dựa vào sự bảo trợ về một lĩnh vực nào đó dưới một hình thức thỏa hiệp phù hợp. 

Trong các mối quan hệ đó, nước lớn thường làm chủ, thậm chí chủ động, chi phối, dàn dựng để sao cho có lợi nhất cho họ. Họ có nhiều phương án, kế hoạch và “con bài” để ràng buộc làm cho các nước nhỏ phải lệ thuộc, phải “nghe theo”. Dường như các mối quan hệ đó diễn ra như thể đã được “mặc định” của kẻ bề trên để một mặt thì họ ràng buộc, mặt khác họ có thêm đồng minh, vây cánh. Âu đó cũng là “cuộc chơi” mà các nước lớn thường hành xử với các nước vừa và nhỏ.

Giữa đa chiều các mối quan hệ đó, các nước vừa và nhỏ phải làm gì?, “đóng cửa” thì sẽ đơn độc trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa, hợp tác, liên kết ngày nay, còn “mở cửa” thì dễ bị lệ thuộc vào nước lớn. Có biết bao lời giải khiến các nước vừa và nhỏ phải suy nghĩ, “lao tâm khổ tứ” để lựa chọn. Hợp tác như thế nào để cùng chia sẻ lợi ích, hai bên cùng có lợi, trong đó tạo ra cơ chế hợp tác có sự ràng buộc thích hợp với điều kiện cụ thể của mỗi bên. Đương nhiên là ở mỗi lựa chọn đó đều có hệ quả của nó, có những mối quan hệ đã diễn ra nhiều năm trên thế giới giữa các nước vừa và nhỏ với các nước lớn đem lại lợi ích mà cả hai bên đều thấy chấp nhận được. Bên cạnh đó có những hệ quả cũng phải mất nhiều chục năm để sửa sai, khắc phục, tốn kém nhiều công sức, tiền của của nhiều thế hệ.

Thực tế đã có nhiều quốc gia vừa và nhỏ lựa chọn mối quan hệ một cách thông minh và hợp lý. Họ cùng hợp tác, hội nhập và đưa ra quan điểm nhất quán trước sau là “win-win”, đôi bên cùng có lợi và phải hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong những lúc khó khăn, hoạn nạn. Mặt khác nước nhỏ và vừa phải xây dựng chiến lược riêng cho mình, đó là tập trung toàn lực cho mũi nhọn về kinh tế hoặc về khoa học công nghệ. Và chỉ có như vậy, khi mà nội lực đủ mạnh rồi thì tuy vừa hay nhỏ nhưng họ cũng sẽ không lệ thuộc vào bất kỳ một nước nào hay “cuộc chơi” nào. 

Thế giới ngày nay đã có những nước dân số chỉ có mấy chục nghìn, mấy trăm nghìn hoặc mấy triệu người thôi nhưng họ không hề “nhỏ”, thậm chí nhiều nước lớn phải ngước nhìn, ngưỡng mộ. Đấy là điều mà các nước vừa và nhỏ tự hào vì họ có sự lựa chọn đúng cho con đường đi một cách chủ động, độc lập, tự chủ, tự cường.

Ngày nay, trật tự hay “luật chơi” của thế giới không còn kiểu “cá lớn nuốt cá bé” hay “lấy thịt đè người”, càng không phải là “cuộc chơi” áp đặt, ép buộc hay đơn phương, đơn cực nữa. Mối quan hệ của thế giới phẳng ngày nay dẫu là các nước vừa và nhỏ hay nước lớn đều phải dựa trên nguyên lý giản dị, văn minh, đó là đôi bên cùng có lợi, trên cơ sở phải tuân thủ luật pháp quốc tế, hợp tác bình đẳng giữa các bên.

Ai đó đã từng nói: Không có kẻ thù hay bạn vĩnh cửu, chỉ có lợi ích là vĩnh cửu. Lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc cùng vươn tới hòa bình sẽ là bạn vĩnh cửu với tất cả các nước trên thế giới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhật Bản hiện thực hóa chiến lược “nước lớn chính trị”
Nhật Bản hiện thực hóa chiến lược “nước lớn chính trị”

VOV.VN - Cho phép Mỹ lập căn cứ mới ở Okinawa là bước đi quan trọng trong chiến lược an ninh quốc gia mới của Nhật Bản.

Nhật Bản hiện thực hóa chiến lược “nước lớn chính trị”

Nhật Bản hiện thực hóa chiến lược “nước lớn chính trị”

VOV.VN - Cho phép Mỹ lập căn cứ mới ở Okinawa là bước đi quan trọng trong chiến lược an ninh quốc gia mới của Nhật Bản.

"Mỹ không muốn nước lớn chèn ép nước nhỏ trong tranh chấp lãnh thổ"
"Mỹ không muốn nước lớn chèn ép nước nhỏ trong tranh chấp lãnh thổ"

VOV.VN - Ông Rhodes cho rằng, các nước cần hợp tác với nhau để tránh tính toán sai lầm và giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình.

"Mỹ không muốn nước lớn chèn ép nước nhỏ trong tranh chấp lãnh thổ"

"Mỹ không muốn nước lớn chèn ép nước nhỏ trong tranh chấp lãnh thổ"

VOV.VN - Ông Rhodes cho rằng, các nước cần hợp tác với nhau để tránh tính toán sai lầm và giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình.

Các nước lớn để mắt đến châu Á-Thái Bình Dương
Các nước lớn để mắt đến châu Á-Thái Bình Dương

(VOV) - Không chỉ Mỹ mà nhiều nước khác đều quan tâm khu vực này, và tiến hành nhiều bước đi nhằm gây ảnh hưởng.

Các nước lớn để mắt đến châu Á-Thái Bình Dương

Các nước lớn để mắt đến châu Á-Thái Bình Dương

(VOV) - Không chỉ Mỹ mà nhiều nước khác đều quan tâm khu vực này, và tiến hành nhiều bước đi nhằm gây ảnh hưởng.

Trung Quốc hãy hành xử như một nước lớn có trách nhiệm
Trung Quốc hãy hành xử như một nước lớn có trách nhiệm

VOV.VN -Rút giàn khoan và toàn bộ lực lượng ra khỏi vùng biển Việt Nam, đấy mới là cách hành xử đúng của một nước lớn.

Trung Quốc hãy hành xử như một nước lớn có trách nhiệm

Trung Quốc hãy hành xử như một nước lớn có trách nhiệm

VOV.VN -Rút giàn khoan và toàn bộ lực lượng ra khỏi vùng biển Việt Nam, đấy mới là cách hành xử đúng của một nước lớn.