Việt Nam trong tuần:

Xử lý các cá nhân vụ làm 2 máy bay suýt đâm nhau tại sân bay Đà Nẵng

VOV.VN -Máy bay trực thăng Mi-171 rơi khi huấn luyện; Đợt 2 kỳ thi ĐH-CĐ 2014; Trung Quốc thay đổi chiến thuật, điều thêm tàu quân sự đến khu vực giàn khoan Hải Dương 981... là những sự kiện trong nước đáng chú ý tuần qua

Xử lý các cá nhân để xảy ra sự cố máy bay suýt đâm nhau tại Đà Nẵng

>> Máy bay JestarPacific và VietnamAirlines suýt va chạm trên đường băng
>> Băng ghi âm cuộc điện đàm vụ 2 máy bay suýt va chạm trên đường băng

Cục Hàng không Việt Nam vừa thông báo kết quả điều tra sự cố hai máy bay suýt đâm nhau trên đường cất hạ cánh, xảy ra tại Cảng Hàng không quốc tế Đà Nẵng vào ngày 27/6 vừa qua.


Nguyên nhân được xác định là do khi cho phép máy bay số hiệu PIC595 cất cánh, kiểm soát viên không lưu đã không quan sát đường cất hạ cánh có máy bay số hiệu HVN130 vẫn chưa thoát khỏi đường cất hạ cánh.

Không chỉ vậy, kiểm soát viên không lưu điều hành nêu trên không có giấy phép và đang thực tập. Bên cạnh đó, kíp trực Đài kiểm soát tại sân bay Đà Nẵng bố trí thiếu người so với quy định. 

Cục Hàng không Việt Nam đánh giá đây là sự cố uy hiếp an toàn hoạt động bay nghiêm trọng. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, có thể dẫn đến tai nạn.

Do đó, Cục Hàng không Việt Nam quyết định thu hồi giấy phép và chứng chỉ của kíp trưởng kíp trực Phan Nho Quang. Không làm thủ tục cấp giấy phép cho kiểm soát viên không lưu thực tập Trương Nguyễn Quỳnh Anh trong phạm vi tối thiểu một năm. Yêu cầu đình chỉ công việc đối với Giám đốc Công ty Quản lý bay miền Trung trong vòng 15 ngày để thực hiện việc kiểm điểm và xử lý trách nhiệm.

18 chiến sĩ hy sinh khi đang thực hiện huấn luyện bay

>> Lễ viếng 18 liệt sĩ hy sinh trong vụ rơi máy bay ở Hòa Lạc

>> “Đồng đội hãy yên nghỉ, chúng tôi tiếp tục nhiệm vụ bảo vệ bầu trời“

>>Vĩnh biệt 18 chiến sĩ vụ rơi máy bay Mi-171


>> Trao tặng Huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm cho các chiến sỹ vụ máy bay rơi

>>Vụ rơi máy bay: Tình trạng 3 chiến sĩ bị thương vẫn rất nặng

>> Nỗ lực cứu chữa nạn nhân vụ rơi máy bay trực thăng ở Hòa Lạc

>> Hình ảnh đầu tiên từ hiện trường trực thăng rơi ở Hòa Lạc
>> Vụ rơi máy bay ở Hòa Lạc: 17 chiến sĩ hy sinh

Sáng 7/7, chiếc trực thăng Mi-171 chở 21 sỹ quan, chiến sỹ đã rơi và bốc cháy dữ dội tại thôn Hòa Lạc, xã Bình Yên, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội, cách sân bay Hòa Lạc khoảng 3km.


18 người đã hy sinh và 3 người bị thương nặng sau khi tổ bay cố gắng lái chiếc máy bay gặp nạn tránh xa chợ và khu vực đông dân cư.

Ngày 11/7, lễ tang 18 sỹ quan, quân nhân hy sinh đã được Quân chủng Phòng không - Không quân và Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội tổ chức trọng thể theo nghi thức lễ tang quân đội, tại Nhà tang lễ Quốc gia, Hà Nội.


Chủ tịch nước đã quyết định truy tặng và tặng thưởng Huân chương Chiến công cho các đồng chí hy sinh.

Trả lời báo chí, Thiếu tướng Nguyễn Kim Cách, Phó Chính ủy Quân chủng Phòng không - Không quân cho biết, kết quả điều tra ban đầu nguyên nhân vụ trực thăng Mi-171 rơi là do động cơ của máy bay bị tụt công suất đột ngột.

Máy bay Mi 171 vừa cất cánh nên chưa đủ độ cao và không đủ thời gian cho động cơ thứ hai bù công suất cho động cơ trục trặc. Trong trường hợp này, phi công phải hạ cánh nhưng vị trí máy bay lúc đó ở nơi có đông dân cư, đặc biệt là gần chợ nên nếu máy bay hạ cánh sẽ gây ra thiệt hại cho người dân.

Về tình trang sức khỏe của 3 chiến sĩ bị thương, để giảm bớt thời gian và mức độ nặng của phẫu thuật, Hội đồng hội chẩn liên viện BV Việt Đức, Bỏng Quốc gia, Bạch Mai đã quyết định lọc máu liên tục, cắt bỏ các tổ chức hoại tử bỏng và chuẩn bị cắt cụt chi không còn khả năng bảo tồn. Nên tháo khớp gối các chi đã hoại tử để giảm thời gian và mức độ nặng của phẫu thuật cắt cụt đùi.

Các chiến sĩ bị thương đang được điều trị tích cực tại phòng vô trùng cách ly. 

Hội đồng hội chẩn nhận định tình trạng của 3 chiến sĩ là rất nặng, cần đảm bảo thông khí tốt, do đó cần chủ động mở khí quản. Các chuyên gia xác định, sau mấy ngày điều trị, tình trạng các bệnh nhân vẫn nghiêm trọng, diễn biến khó lường trong một vài ngày tới.

Hội đồng hội chẩn cũng quyết định tích cực nuôi dưỡng bệnh nhân bằng đường tĩnh mạch kết hợp đường tiêu hóa; nội soi khí phế quản để chẩn đoán và gắp bỏ các mảnh hoại tử từ đường hô hấp; tiến hành lọc máu liên tục sớm; sử dụng kháng sinh mạnh (sử dụng kháng sinh ít độc với thận).

Tính đến 15h ngày 9/7, Viện Bỏng Quốc gia cho biết 3 chiến sĩ đã được lọc máu liên tục, mở khí quản, cắt loại bỏ tổ chức hoại tử bỏng, nuôi dưỡng tích cực ... Các bác sĩ cũng đã chỉ định dùng sử dụng kháng sinh mạnh, tăng cường kiểm soát nhiễm khuẩn nghiêm ngặt. Các bác sĩ cũng chuẩn bị cắt cụt chi khi sức khỏe bệnh nhân cho phép.

Yêu cầu Trung Quốc giải thích lý do bắt 6 ngư dân

Tại cuộc họp báo thường kỳ được tổ chức chiều 10/7, thông tin về diễn biến vụ Trung Quốc bắt giữ tàu cá QNg 94912 TS cùng 6 ngư dân Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cho biết, ngay sau khi có thông tin về vụ việc, Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, cũng như các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại Trung Quốc tiến hành các biện pháp lãnh sự để bảo hộ công dân; đồng thời xác minh các vấn đề liên quan đến vụ việc này.

Hiện tại, sức khỏe của các ngư dân hoàn toàn ổn định. 6 ngư dân cùng với tàu cá QNg 94912 TS hiện đang bị phía Trung Quốc lưu giữ tại cảng Tam Á, thành phố Hải Nam, Trung Quốc.

Trước đó, ông Lương Thanh Quảng, Trợ lý Cục trưởng, Trưởng phòng Bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài, Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết: đại diện Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội đề nghị phía Trung Quốc thông báo chính thức cho phía Việt Nam về vị trí tọa độ, lý do Trung Quốc bắt giữ tàu cá Quảng Ngãi mang số hiệu QNg 94912 TS cùng 06 ngư dân ngày 3/7/2014 vừa qua.

Trung Quốc điều thêm tàu quân sự đến khu vực giàn khoan Hải Dương 981

>> Tàu Trung Quốc thay đổi chiến lược cản phá tàu Việt Nam
>> Tàu chiến Trung Quốc áp sát tàu thực thi pháp luật của Việt Nam
>> Mỹ xây dựng chiến lược buộc TQ thay đổi cách hành xử tại Biển Đông

Trung Quốc đã thay đổi chiến thuật, liên tục dùng tàu chiến và tàu hải cảnh cản phá lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam, trước khi các tàu của Việt Nam tiếp cận giàn khoan Hải Dương 981 để tuyên truyền. 

Ngày 12/7, từ hướng Tây, lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam liên tục phát hiện một tàu pháo và một tàu tên lửa tấn công nhanh của Trung Quốc, di chuyển cách tàu của Việt Nam từ 2,5 đến 3 hải lý.


Khoảng cách hoạt động của các tàu chiến Trung Quốc ngày càng gần các tàu của Việt Nam. Nếu như trong ngày 5/7, khoảng cách hoạt động của các tàu chiến Trung Quốc cách các tàu của Việt Nam từ 1,5 đến 2 hải lý thì đến ngày 9/7, tàu pháo của Trung Quốc mang số hiệu 787 phi thẳng vào đội hình của tàu cảnh sát biển Việt Nam.

Ngày 11/7, Trung Quốc đã điều thêm 1 tàu quân sự đến khu vực giàn khoan Hải Dương 981, nâng tổng số tàu quân sự tại khu vực này lên 6 chiếc. Bên cạnh đó, Trung Quốc tiếp tục duy trì khoảng 110 chiếc tàu các loại trên giàn khoan gồm: 45 tàu hải cảnh, 19 tàu vận tải, 16 tàu kéo và 24 tàu cá…

Cùng với các hành động ngăn cản các tàu của Việt Nam, đáng chú ý, ngày 10/7, tàu của Trung Quốc có treo một biểu ngữ nhắc đến hòa bình trong khi chính họ đang xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.

Trước sự cản phá ngày càng quyết liệt của các tàu Trung Quốc, lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam luôn quán triệt tinh thần, chủ động, bình tĩnh, không mắc mưu khiêu khích, đấu tranh kiên quyết, kiên trì, dũng cảm, mưu trí, linh hoạt để vừa giữ vững chủ quyền biển đảo thềm lục địa của Tổ quốc, vừa giữ vững môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực.

Đợt 2 kỳ thi tuyển sinh Đại học- Cao đẳng năm 2014

>> Đề thi ĐH đạt yêu cầu kiểm tra kiến thức, đáp án chấm sẽ mở
>> Đợt 2 của kỳ thi ĐH: 153 thí sinh vi phạm bị xử lý kỷ luật
>> Cả nước có 226 thí sinh bị xử lý kỷ luật trong cả 2 đợt thi đại học
>> Kỳ thi Đại học năm 2014 có nhiều bước tiến mới
>> Đề thi Đại học ra theo hướng “mở” thì đáp án, chấm thi cũng sẽ “mở”

Ngày 9/7, gần 600.000 thí sinh tham gia thi khối B, C, D và các khối còn lại bước vào kỳ tuyển sinh Đại học, Cao đẳng 2014.

Trong đợt thi này, trên phạm vi cả nước, có 153 thí sinh vi phạm quy chế, bị xử lý kỷ luật. Trong đó có 28 thí sinh bị khiển trách; 2 thí sinh bị cảnh cáo và 123 thí sinh bị đình chỉ thi; 6 thí sinh đến muộn không được dự thi.


Trong cả hai đợt thi đại học năm nay, toàn quốc có 226 trường hợp thí sinh bị xử lý kỷ luật, trong đó, có 171 em bị đình chỉ thi, chủ yếu do mang điện thoại di động và tài liệu trái phép vào phòng thi. Con số này bằng một nửa so với năm ngoái và đang có xu hướng giảm qua các năm, cho thấy ý thức trung thực trong thi cử của thí sinh đang ngày càng tăng lên. 

Một trong những vấn đề khiến thí sinh quan tâm trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) năm 2014 là đáp án của đề thi cũng như cách chấm thi khi mà năm nay, Bộ GD-ĐT áp dụng đổi mới cách ra đề theo hướng “mở”.

Trả lời thắc mắc về vấn đề trên, tại cuộc họp báo chiều 10/7, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho biết: Đề thi ra theo hướng “mở” thì đáp án và chấm thi cũng sẽ “mở”. Theo đó, đáp án, cách chấm thi “mở” sẽ được Bộ GD-ĐT xây dựng theo những tiêu chuẩn chung. Bài thi của thí sinh được chấm theo đáp án “mở” phải truyền tải được thông điệp, ý tưởng, nội dung phù hợp với thuần phong mỹ tục, pháp luật của Việt Nam.

Bộ Y tế yêu cầu không để thiếu vaccine dịch vụ

Bộ Y tế đã có công văn gửi giám đốc sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương yêu cầu tăng cường quản lý tiêm chủng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu tiêm chủng của nhân dân, tránh tình trạng thiếu vaccine.


Cụ thể, theo nội dung công văn ngày 8/7, Bộ Y tế yêu cầu sở y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ sở tiêm chủng dịch vụ chủ động đặt hàng các nhà cung ứng, kịp thời lập kế hoạch dự trù vaccine để đáp ứng đủ nhu cầu của người dân, tránh xảy ra tình trạng thiếu vaccine.

Đồng thời, các đơn vị cơ sở phải tư vấn, khuyến khích người dân lựa chọn tiêm các vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng (tương đương với vaccine dịch vụ hoặc vaccine), để người dân đưa trẻ tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch.

Hà Nội đồng ý tăng 20% giá viện phí

Chiều 9/7, đa số các đại biểu Hội đồng Nhân dân TP Hà Nội đã nhất trí thông qua chủ trương giao cho UBND thành phố thực hiện theo thẩm quyền về việc tăng giá 1.348 dịch vụ kỹ thuật y tế đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước thuộc thành phố quản lý.

Cục Hàng không công khai các chuyến bay bị hủy, chậm chuyến

>> 90% nguyên nhân tình trạng chậm, hủy chuyến bay là do quản lý yếu kém 

Ngày 11/7, lần đầu tiên tại Việt Nam diễn ra việc công khai các chuyến bay bị hủy, chậm chuyến cũng như chỉ ra nguyên nhân chủ quan, khách quan để tìm ra hướng giải quyết triệt để cho một vấn đề lớn của ngành hàng không trong nhiều năm qua.


Tại cuộc họp về vấn đề này sáng 11/7, Bộ trưởng Đinh La Thăng chỉ đạo: "Không thể để khách hàng - thượng đế - phải mang cơm nắm nằm chờ ở nhà ga chỉ vì máy bay không đúng giờ"

Bộ trưởng cũng khẳng định 90% nguyên nhân tình trạng chậm, hủy chuyến bay là do sự yếu kém trong điều hành của các cơ quan quản lý Nhà nước, sau đó mới là do doanh nghiệp.

Chìm tàu cá tại Bình Thuận

>> Tàu cảnh sát biển tìm kiếm 16 ngư dân tàu BTH 96984 TS mất tích
>> Khẩn trương tìm kiếm 6 ngư dân tàu BTH 96984 TS bị chìm
>> Sẽ tiến hành trục vớt, lai dắt vào bờ tàu BTH 969 TS bị chìm
>> Tìm thấy thi thể ngư dân đầu tiên trong vụ chìm tàu cá ở Bình Thuận
>> Thăm hỏi ngư dân tàu cá Bình Thuận bị nạn
>> Bình Thuận: Tiếp tục tìm kiếm 5 thuyền viên mất tích

Ngày 8/7, cách khu vực Đông Nam mũi Kê Gà, tỉnh Bình Thuận khoảng 17 hải lý, tàu cá BTh 96984TS đã bị sóng lớn đánh chìm, trên tàu có 19 ngư dân. Một ngày sau vụ chìm tàu, nhờ những nỗ lực cao độ của các lực lượng thuộc Ban Chỉ huy Phòng chống tìm kiếm cứu nạn tỉnh, 13/19 ngư dân gặp nạn đã được đưa vào bờ an toàn.


Các ngư dân được cứu sống đưa vào bờ chiều 9/7 - Ảnh: Thanh Hà

Hiện tại, công tác tìm kiếm những người bị nạn trên biển vẫn được các cơ quan chức năng ở tỉnh Bình Thuận tiếp tục tiến hành.

Liên tiếp triệt phá đường dây cá độ bóng đá

>> Mở quán cà phê để tổ chức cá độ bóng đá
>> Triệt phá đường dây cá độ bóng đá quy mô lớn
>> Triệt phá “ổ” cá độ bóng đá trong quán cà phê
>> Bắt 6 đối tượng trong đường dây cá độ bóng đá “khủng” 1.400 tỉ đồng
>> Mở rộng điều tra đường dây cá độ bóng đá 37,7 triệu USD
>> Bắt thêm nghi can trong đường dây cá độ bóng đá hơn 37 triệu USD

Trong những ngày qua, Bộ Công an đã liên tục triển khai các chuyên án lớn, triệt xóa thành công nhiều đường dây tổ chức cá độ bóng đá. Sau TP.HCM và tỉnh TT-Huế đã có thêm hai đường dây tổ chức cá độ bóng đá qua mạng có quy mô lớn vừa bị cơ quan công an triệt xóa tại các tỉnh Thanh Hóa và Thái Nguyên.

Một số đối tượng trong đường dây tổ chức đánh bạc ngàn tỉ đã bị bắt giữ 

Cũng trong tuần này, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (C45) Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam 6 bị can trong đường dây tổ chức cờ bạc với số tiền 1.400 tỉ đồng qua trang web M88.com./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên