Quỹ Nga đăng ký vaccine Sputnik-Light, Australia tiếp nhận 300.000 liều AstraZeneca

VOV.VN - Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga (RDIF) đã nộp đơn đăng ký vaccine Sputnik-Light. Đây là vaccine tiêm 1 mũi duy nhất và kháng thể được sinh ra 1 tuần sau khi tiêm. Trong khi đó, Australia tiếp nhận lô vaccine ngăn ngừa Covid-19 đầu tiên gồm 300.000 liều của hãng được phẩm AstraZeneca.

Tuyên bố của Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga (28/2) cho biết, đơn đăng ký vaccine Sputnik-Light đã được đệ trình để phê duyệt việc sử dụng khẩn cấp ở Nga và một số quốc gia khác.

Giám đốc trung tâm Gamalei - đơn vị phát triển vaccine, Alexander Ginzburg nhấn mạnh rằng vaccine Sputnik Light sẽ bảo vệ cơ thể chống lại virus SARS-CoV-2 trong thời gian tối đa 5 tháng. Khả năng miễn dịch với COVID-19 sau khi tiêm chủng vaccine Sputnik-Light sẽ bắt đầu hình thành sau một tuần và số lượng kháng thể tối đa sẽ xuất hiện sau 4 tuần kể từ khi tiêm chủng. Nhiệm vụ chính của việc sử dụng vaccine này là giảm số ca tử vong do nhiễm virus SARS-CoV-2 ở những quốc gia có tỷ lệ tử vong rất cao. Trong khi đó, vaccine "Sputnik-V" cũng do Trung tâm Gamalei phát triển, cho phép có khả năng miễn dịch lên đến hai năm.

Trước đó, Trung tâm Gamalei đã tiến hành thử nghiệm lâm sàng vaccine Sputnik-Light giai đoạn I và II sau khi được Bộ Y tế cấp phép vào tháng 1/2021. Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III đã được triển khai từ 17/2/2021 đến 28/1/2022 với sự tham gia của 4 nghìn tình nguyện viên và được tiến hành tại 15 tổ chức y tế ở Moscow, Kaliningrad, Saint Petersburg, Saratov và Smolensk.

Sau khi được cấp phép lưu hành, dự kiến vaccine này sẽ đưa vào sử dụng để tiêm chủng cho người dân song song với các loại vaccine hai thành phần (tiêm 2 mũi) khác của Nga. Tuy nhiên, theo Tổng Giám đốc Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga, Kirill Dmitriev, vaccine Sputnik-Light sẽ chủ yếu hướng đến thị trường nước ngoài.

Đến nay, Nga đã đăng ký 3 loại vaccine ngừa Covid-19 gồm Sputnik-V, EpiVacCorona và KoviVac.

Trong khi đó, hôm nay (28/02), Australia đã tiếp nhận lô vaccine ngăn ngừa Covid-19 đầu tiên gồm 300.000 liều của hãng được phẩm AstraZeneca để chuẩn bị cho việc tăng cường chiến dịch tiêm chủng trên cả nước.

Bộ trưởng Y tế Australia Greg Hunt cho biết lô vaccine sẽ được chuyển thẳng đến Cơ quan quản lý sản phẩm điều trị (TGA) kiểm tra chất lượng trước khi đưa vào sử dụng từ ngày 8/3 tới: “Tôi vui mừng thông báo rằng lô hàng vaccine AstraZeneca đầu tiên gồm 300.000 liều đã đến Australia vào sáng nay. Lô vaccine sẽ được vận chuyển an toàn đến kho. Sau lô hàng, chúng tôi đã tăng hơn gấp đôi tổng số lượng vaccine tại Australia. Đây là lô hàng đầu tiên trong số gần 54 triệu liều vaccine AstraZeneca được sử dụng tại Australia, trong đó 50 triệu liều được cấp phép sản xuất  trong nước sẽ ban hành vào cuối tháng 3. Dự kiến, Australia sẽ tự sản xuất vaccine AstraZeneca với năng suất 1 triệu liều mỗi tuần.”

Bắt đầu từ ngày 22/2, quốc gia lớn nhất châu Đại dương với 25 triệu dân đã chính thức triển khai chiến dịch tiêm chủng ngừa Covid-19 với vaccine của hãng dược phẩm Mỹ Pfizer đối với một số đối tượng ưu tiên như nhân viên y tế tuyến đầu, nhân viên làm việc tại các cơ sở cách ly, người già và người khuyết tật. Tính đến nay, gần 30.000 người dân Australia đã được tiêm chủng, trong đó có hơn 8000 người cao tuổi và người khuyết tật tại hơn 100 cơ sở chăm sóc y tế. Australia dự kiến hoàn thành kế hoạch chiến dịch tiêm chủng quốc gia vào tháng 10 tới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

New Zealand phong tỏa thành phố Auckland để kiểm soát Covid-19
New Zealand phong tỏa thành phố Auckland để kiểm soát Covid-19

VOV.VN - Sau chỉ 3 ngày được tận hưởng bầu không khí tự do, Auckland, thành phố lớn nhất của New Zealand, đã phải quay trở lại tình trạng phong tỏa trong một tuần để đối phó với nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19 trong cộng đồng.

New Zealand phong tỏa thành phố Auckland để kiểm soát Covid-19

New Zealand phong tỏa thành phố Auckland để kiểm soát Covid-19

VOV.VN - Sau chỉ 3 ngày được tận hưởng bầu không khí tự do, Auckland, thành phố lớn nhất của New Zealand, đã phải quay trở lại tình trạng phong tỏa trong một tuần để đối phó với nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19 trong cộng đồng.

Đức Giáo hoàng lên kế hoạch thăm Iraq bất chấp rủi ro về Covid-19
Đức Giáo hoàng lên kế hoạch thăm Iraq bất chấp rủi ro về Covid-19

VOV.VN - Đức giáo hoàng Francis đang có kế hoạch thăm Iraq trong 4 ngày, bắt đầu từ ngày 5/3 tới đây.

Đức Giáo hoàng lên kế hoạch thăm Iraq bất chấp rủi ro về Covid-19

Đức Giáo hoàng lên kế hoạch thăm Iraq bất chấp rủi ro về Covid-19

VOV.VN - Đức giáo hoàng Francis đang có kế hoạch thăm Iraq trong 4 ngày, bắt đầu từ ngày 5/3 tới đây.

Phát hiện mới về khả năng diệu kỳ của khẩu trang trong ngăn ngừa virus gây bệnh Covid-19
Phát hiện mới về khả năng diệu kỳ của khẩu trang trong ngăn ngừa virus gây bệnh Covid-19

VOV.VN - Theo nghiên cứu mới, nhờ làm ẩm đường hô hấp, khẩu trang có tác dụng rất tốt trong giảm lượng virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 và giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.

Phát hiện mới về khả năng diệu kỳ của khẩu trang trong ngăn ngừa virus gây bệnh Covid-19

Phát hiện mới về khả năng diệu kỳ của khẩu trang trong ngăn ngừa virus gây bệnh Covid-19

VOV.VN - Theo nghiên cứu mới, nhờ làm ẩm đường hô hấp, khẩu trang có tác dụng rất tốt trong giảm lượng virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 và giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.

Mỹ có thể trở thành quốc gia phương Tây đầu tiên đè bẹp Covid-19 nhờ miễn dịch cộng đồng?
Mỹ có thể trở thành quốc gia phương Tây đầu tiên đè bẹp Covid-19 nhờ miễn dịch cộng đồng?

VOV.VN - Mỹ có thể đạt được mức độ miễn dịch Covid-19 ở 2/3 dân số nước này nhờ vào sự kết hợp của tiêm chủng vaccine và cả các ca nhiễm bệnh trước đây.

Mỹ có thể trở thành quốc gia phương Tây đầu tiên đè bẹp Covid-19 nhờ miễn dịch cộng đồng?

Mỹ có thể trở thành quốc gia phương Tây đầu tiên đè bẹp Covid-19 nhờ miễn dịch cộng đồng?

VOV.VN - Mỹ có thể đạt được mức độ miễn dịch Covid-19 ở 2/3 dân số nước này nhờ vào sự kết hợp của tiêm chủng vaccine và cả các ca nhiễm bệnh trước đây.