Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm nếu Anh muốn gia nhập CPTPP

VOV.VN - Việt Nam với tư cách là nước thành viên CPTPP sẵn sàng chia sẻ thông tin cũng như kinh nghiệm tham gia CPTPP nếu phía Anh quan tâm.

Liên quan tới việc Anh đang trao đổi với các với các nước thành viên của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) về ý định tham gia Hiệp định này, tại họp báo thường kỳ chiều 17/9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết: 

“CPTPP là một hiệp định tự do thương mại chất lượng cao với các cam kết toàn diện nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại giữa các nước thành viên và tự do hóa thương mại theo hướng mở và dựa trên luật lệ quốc tế và khu vực. Các nước thành viên CPTPP đã thông qua quy trình gia nhập theo đó các nền kinh tế quan tâm cần phải đáp ứng tiêu chuẩn cao của Hiệp định cũng như quy trình gia nhập”.

Vừa qua, Anh đã có một số hoạt động trao đổi với các nước thành viên của CPTPP. Việt Nam với tư cách là nước thành viên CPTPP sẵn sàng chia sẻ thông tin cũng như kinh nghiệm tham gia CPTPP nếu phía Anh quan tâm.

Chính phủ Anh ngày 17/6 công bố văn bản chính thức cho biết nước này có 3 lý do để tham gia đàm phán về CPTPP: Anh muốn đảm bảo có các cơ hội thương mại và đầu tư gia tăng, giúp kinh tế Anh khắc phục thách thức chưa từng có do đại dịch Covid-19; giúp "đa dạng hóa các quan hệ thương mại và chuỗi cung ứng, tăng cường an ninh kinh tế trong thời kỳ bất ổn trên thế giới"; và "Có chỗ đứng trung tâm trong mạng lưới thỏa thuận thương mại với các nền kinh tế năng động".

Từ tháng 7/2018, Anh đã bắt đầu trao đổi với 11 nước thành viên CPTPP ở cấp bộ và cấp dưới bộ nhằm tìm hiểu quy chế thành viên. Anh cho biết tất cả các nước thành viên hiện nay của CPTPP đều hoan nghênh Anh tham gia hiệp định này.

Ban đầu, Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) là hiệp định thương mại tự do được đàm phán từ tháng 3/2010, bao gồm 12 nước thành viên gồm Mỹ, Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Australia, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia và Việt Nam.

TPP đã được ký vào ngày 4/2/2016 và dự kiến có hiệu lực từ năm 2018. Tuy nhiên, đến tháng 1/2017, Mỹ tuyên bố rút khỏi TPP. Tháng 11/2017, 11 nước thành viên TPP ra Tuyên bố chung thống nhất đổi tên TPP thành CPTPP. CPTPP được 11 nước thành viên còn lại của TPP (không bao gồm Mỹ) chính thức ký kết hồi tháng 3/2018.

CPTPP đã được 7 nước thành viên phê chuẩn, bao gồm Australia, Canada, Nhật Bản, Mexico, Singapore, New Zealand, Việt Nam và chính thức có hiệu lực vào ngày 30/12/2018./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Việt Nam sau 1 năm vào CPTPP: Nhiều con số còn khiêm tốn
Việt Nam sau 1 năm vào CPTPP: Nhiều con số còn khiêm tốn

VOV.VN - Mặc dù cơ hội từ CPTPP đưa lại rất lớn nhưng nhiều doanh nghiệp, địa phương chưa thật sự tập trung để tận dụng khai thác cơ hội.

Việt Nam sau 1 năm vào CPTPP: Nhiều con số còn khiêm tốn

Việt Nam sau 1 năm vào CPTPP: Nhiều con số còn khiêm tốn

VOV.VN - Mặc dù cơ hội từ CPTPP đưa lại rất lớn nhưng nhiều doanh nghiệp, địa phương chưa thật sự tập trung để tận dụng khai thác cơ hội.

CPTPP đòi hỏi các bộ, ngành phải công khai, minh bạch
CPTPP đòi hỏi các bộ, ngành phải công khai, minh bạch

VOV.VN - Để tạo bước tiến trong hoàn thiện thể chế, nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp, các bộ, ngành phải công khai, minh bạch...

CPTPP đòi hỏi các bộ, ngành phải công khai, minh bạch

CPTPP đòi hỏi các bộ, ngành phải công khai, minh bạch

VOV.VN - Để tạo bước tiến trong hoàn thiện thể chế, nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp, các bộ, ngành phải công khai, minh bạch...

Xuất khẩu cá saba của Nhật Bản sang Việt Nam tăng nhờ Hiệp định CPTPP
Xuất khẩu cá saba của Nhật Bản sang Việt Nam tăng nhờ Hiệp định CPTPP

VOV.VN - Xuất khẩu cá saba Nhật Bản sang Việt Nam tăng 42% sau khi thuế lên thủy sản từ Nhật Bản được miễn theo Hiệp định CPTPP.

Xuất khẩu cá saba của Nhật Bản sang Việt Nam tăng nhờ Hiệp định CPTPP

Xuất khẩu cá saba của Nhật Bản sang Việt Nam tăng nhờ Hiệp định CPTPP

VOV.VN - Xuất khẩu cá saba Nhật Bản sang Việt Nam tăng 42% sau khi thuế lên thủy sản từ Nhật Bản được miễn theo Hiệp định CPTPP.