Bảo hiểm xã hội tự nguyện như "của để dành" cho người lao động

VOV.VN - Tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện góp phần ổn định cuộc sống của người lao động khi về già. Chính sách này cũng thể hiện sự chủ động của người lao động khi tự lo cho chính mình.

Sau khi được cán bộ cơ quan Bảo hiểm xã hội quận Hải Châu tư vấn, anh Trần Thuận Dân, ở phường Phước Ninh, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng đã tham gia đóng Bảo hiểm hiểm xã hội tự nguyện ở mức 1.525.000 đồng/tháng. Anh Dân cho biết: mình làm nghề tự do và có thu nhập ổn định. Việc tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện là cách để tự lo cho mình khi về già hoặc lúc ốm đau, bệnh tật.

 “Tôi mua Bảo hiểm tự nguyện cách đây 4 năm, lúc đó mới 48 tuổi. Hy vọng sau này có một nguồn thu nhập ổn định khi mình về hưu, già không làm việc được nữa thì vẫn còn nguồn thu nhập ổn định. Tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện có nhiều quyền lợi cho mình sau này, không may ốm đau có đồng lương trang trải. Tôi tiếp tục đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện.” - anh Trần Thuận Dân cho biết.

Chị Nguyễn Thị Bích, ở quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng mong muốn có lương hưu khi về già nên đã tích cực đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện. Theo chị Nguyễn Thị Bích, đây là "của để dành” cho người lao động. Tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, chị Bích cảm thấy an tâm khi tuổi già sức yếu không trở thành gánh nặng cho con, cháu. 

“Trước đây tôi làm nghề tự do, nhờ Bảo hiểm xã hội quận Hải Châu tuyên truyền về ý nghĩa của Bảo hiểm xã hội tự nguyện nên tôi đã tham gia. Tôi còn vận động con cái mua Bảo hiểm xã hội tự nguyện khi còn trẻ. Tôi thấy tính ưu việt của Bảo hiểm xã hội tự nguyện là khi về già không phải nhờ đến con cái, có một khoản lương hưu góp phần bảo đảm an sinh, xã hội cho những người lao động, giảm bớt khó khăn, rủi ro khi về già. Nếu không may ốm đau mình có thẻ Bảo hiểm Y tế đi khám.” - chị Bích chia sẻ.

Đến thời điểm này, tại quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, số người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện gần 5.000 người, tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Ông Văn Phú Long, Giám đốc Bảo hiểm xã hội quận Hải Châu cho biết, đơn vị thường xuyên khảo sát, nắm rõ số lao động đang làm việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và lao động không thuộc đối tượng phải tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc. Từ đó, đơn vị có giải pháp vận động họ tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện. Theo ông Văn Phú Long, cơ quan Bảo hiểm xã hội quận Hải Châu đã nhân rộng mô hình “Tổ dân phố điển hình về phát triển Bảo hiểm xã hội tự nguyện”: “Bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn quận Hải Châu cơ bản đã về đích và dẫn đầu trong số các quận, huyện. Công tác tuyên truyền vẫn triển khai thường xuyên và liên tục để cho thấy ưu việt chính sách của Đảng và Nhà nước. Để đạt được kết quả, nhân viên Bảo hiểm xã hội đến tận các tổ dân phố để lan toả chính sách này, trực tiếp với người dân để tuyên truyền trực tiếp đến người dân. Cả 3 giải pháp đó để cố gắng chính sách nhân đạo, an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước.”

Tại thành phố Đà Nẵng, nhiều đơn vị đã huy động nguồn lực xã hội, tặng sổ Bảo hiềm xã hội tự nguyện cho người dân hoàn cảnh khó khăn. Điển hình như Hội Cựu chiến binh thành phố lập sổ Bảo hiểm xã hội tặng Hội viên cựu chiến binh, cựu quân nhân. Phong trào nuôi heo đất tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện của Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Thuận Phước, quận Hải Châu cũng là cách làm hay. 

Từ đầu năm 2023 đến nay, số người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện tại thành phố Đà Nẵng hơn 22.300 người, tăng 8.300 người so với cùng kỳ năm ngoái, đạt tỷ lệ hơn 90% kế hoạch Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao. Hiện, Bảo hiểm xã hội thành phố Đà Nẵng đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao chất lượng phục vụ, hướng đến sự hài lòng của người tham gia. 

Ông Nguyễn Hùng Anh, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội thành phố Đà Nẵng cho biết: “Bảo hiểm xã hội thành phố tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin và thực hiện chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu phục vụ của người dân ngày càng thuận lợi và nhanh chóng. Trong đó, hiện nay đang tập trung triển khai hướng dẫn phương thức đăng ký tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện trực tuyến thông qua dịch vụ công quốc gia và cổng dịch vụ công của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Đây là một việc làm rất mới, tạo điều kiện cho người tham gia thuận lợi hơn.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

BHXH Việt Nam: Chuyển đổi số toàn diện, lấy người dân, DN làm trung tâm
BHXH Việt Nam: Chuyển đổi số toàn diện, lấy người dân, DN làm trung tâm

VOV.VN - Nhân Ngày Chuyển đổi số quốc gia (10/10), Bí thư Ban Cán sự Đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh đã trao đổi, chia sẻ về công tác chuyển đổi số trong các lĩnh vực hoạt động của ngành BHXH Việt Nam nhằm phục vụ tốt nhất người dân và doanh nghiệp (DN).

BHXH Việt Nam: Chuyển đổi số toàn diện, lấy người dân, DN làm trung tâm

BHXH Việt Nam: Chuyển đổi số toàn diện, lấy người dân, DN làm trung tâm

VOV.VN - Nhân Ngày Chuyển đổi số quốc gia (10/10), Bí thư Ban Cán sự Đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh đã trao đổi, chia sẻ về công tác chuyển đổi số trong các lĩnh vực hoạt động của ngành BHXH Việt Nam nhằm phục vụ tốt nhất người dân và doanh nghiệp (DN).

5 nhóm chính sách lớn trong Luật BHXH (sửa đổi) sẽ trình Quốc hội là gì?
5 nhóm chính sách lớn trong Luật BHXH (sửa đổi) sẽ trình Quốc hội là gì?

VOV.VN - Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Nguyễn Văn Hồi khẳng định, việc sửa đổi Luật BHXH năm 2014 là hết sức quan trọng và cần thiết hiện nay và đã được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023-2024. Những định hướng lớn nhất sửa đổi Luật BHXH là nhằm cụ thể hóa Nghị quyết 28 và hướng đến bảm đảm an sinh xá hội toàn dân và bảo đảm an sinh xã hội cho toàn lực lượng lao động. 

5 nhóm chính sách lớn trong Luật BHXH (sửa đổi) sẽ trình Quốc hội là gì?

5 nhóm chính sách lớn trong Luật BHXH (sửa đổi) sẽ trình Quốc hội là gì?

VOV.VN - Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Nguyễn Văn Hồi khẳng định, việc sửa đổi Luật BHXH năm 2014 là hết sức quan trọng và cần thiết hiện nay và đã được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023-2024. Những định hướng lớn nhất sửa đổi Luật BHXH là nhằm cụ thể hóa Nghị quyết 28 và hướng đến bảm đảm an sinh xá hội toàn dân và bảo đảm an sinh xã hội cho toàn lực lượng lao động. 

Nhiều mô hình hay được đưa vào tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT
Nhiều mô hình hay được đưa vào tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT

VOV.VN - “Nuôi heo đất tiết kiệm tham gia BHXH tự nguyện”; “Vận động giáo viên tham gia BHXH tự nguyện, BHYT cho thân nhân”; “Phụ nữ góp vốn xoay vòng mua thẻ BHYT cho người có hoàn cảnh khó khăn”... hay huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc là những cách làm đang được nhiều địa phương áp dụng.

Nhiều mô hình hay được đưa vào tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT

Nhiều mô hình hay được đưa vào tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT

VOV.VN - “Nuôi heo đất tiết kiệm tham gia BHXH tự nguyện”; “Vận động giáo viên tham gia BHXH tự nguyện, BHYT cho thân nhân”; “Phụ nữ góp vốn xoay vòng mua thẻ BHYT cho người có hoàn cảnh khó khăn”... hay huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc là những cách làm đang được nhiều địa phương áp dụng.