Bệnh nhân chờ khám từ sáng đến trưa vẫn không xong

VOV.VN -Thời gian chờ đợi khám bệnh, nhận thuốc BHYT và thanh toán tiền viện phí tại các bệnh viện tuyến Trung ương còn rất chậm.

Ngày 18/5, tại Hội nghị Giảm thời gian bệnh nhân chờ khám, chữa bệnh và cải thiện nhà vệ sinh bệnh viện, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đánh giá, hiện nay thời gian chờ khám của người dân tại các bệnh viện tuyến huyện, tỉnh nhanh hơn trước rất nhiều. Tuy nhiên, ở tuyến Trung ương, thời gian chờ đợi để được khám bệnh vẫn rất lâu.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, sau khi cải tiến quy trình khám bệnh, đã giảm thời gian chờ đợi trung bình 48,5 phút/lượt khám.

Bệnh nhân chờ khám tại bệnh viện tuyến Trung ương vẫn rất lâu.

Cụ thể kết quả thời gian khám bệnh chung của cả 3 tuyến, theo từng loại hình khám bệnh cho thấy, khám lâm sàng đơn thuần trung bình 66,5 phút (giảm 53,5 phút so với mục tiêu), trong đó thời gian chờ khám là 45,4 phút.

Khám lâm sàng có làm thêm 1 kỹ thuật xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng 125,6 phút (giảm 33,8 phút so với mục tiêu), trong đó thời gian chờ là 71,4 phút.

Khám lâm sàng có làm thêm hai kỹ thuật phối hợp cả xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh hoặc xét nghiệm và thăm dò chức năng là 199,9 phút (giảm 40,1 phút so với mục tiêu), thời gian chờ khám vẫn là 92,6 phút.

Bệnh nhân đi khám bệnh phải nhịn ăn sáng, xếp hàng lấy số thứ tự từ 5-6h mà phải đến 8-9h mới được khám. Có trường hợp sau khi khám còn làm xét nghiệm, chờ kết quả xét nghiệm, quay về bác sỹ để chỉ định kê đơn, ra lấy thuốc thanh toán cũng phải kéo dài đến chiều.

“Đến giai đoạn này, chúng ta cần quyết liệt để được ngang bằng khu vực, không thể để người bệnh đi khám từ 5 – 6 giờ sáng, mà đến 11 giờ vẫn ngồi đông đúc như trong hội trường”- Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết.  

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim cho rằng, giải pháp đơn giản nhất là hẹn thời gian khám bệnh. Với các nước, họ đặt lịch hẹn khám, có thể chờ vài tuần nhưng khi họ đến khám chỉ chờ từ 5-10 phút là được khám, rất văn minh. Bên cạnh đó, những trường hợp bị bệnh mạn tính như tiểu đường, huyết áp, đau đầu... chỉ cần đến khám tại các tuyến y tế cơ sở, không cần phải lên tuyến Trung ương, tránh tình trạng quá tải, người bệnh phải chờ lâu.

“Những bệnh nhân chỉ đến tái khám, không phải làm xét nghiệm thì nên chuyển sang buổi chiều. Tuy nhiên khi đã đặt hẹn thì phải bố trí người khám cẩn thận, chu đáo, sau 1 lần thành thói quen, người bệnh đỡ phải chờ đợi”- Bộ trưởng nói.

Giải pháp thứ hai là khống chế số lượt khám là dưới 50 người/bàn khám để giảm thời gian chờ đợi. Thứ ba là ứng dụng công nghệ thông tin để giải quyết tình trạng chờ đợi của người bệnh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thêm 4 bệnh viện ký cam kết đổi mới để làm hài lòng người bệnh
Thêm 4 bệnh viện ký cam kết đổi mới để làm hài lòng người bệnh

VOV.VN - Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh là nhiệm vụ trọng tâm của ngành y tế.

Thêm 4 bệnh viện ký cam kết đổi mới để làm hài lòng người bệnh

Thêm 4 bệnh viện ký cam kết đổi mới để làm hài lòng người bệnh

VOV.VN - Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh là nhiệm vụ trọng tâm của ngành y tế.

Bắt đầu khảo sát bệnh viện “không hài lòng người bệnh”
Bắt đầu khảo sát bệnh viện “không hài lòng người bệnh”

VOV.VN - Sáng nay (31/3), Sở Y tế TP.HCM đã kiểm tra việc lắp đặt và vận hành thí điểm hệ thống khảo sát "Không hài lòng người bệnh" tại Bệnh viện Nhi Đồng 1.

Bắt đầu khảo sát bệnh viện “không hài lòng người bệnh”

Bắt đầu khảo sát bệnh viện “không hài lòng người bệnh”

VOV.VN - Sáng nay (31/3), Sở Y tế TP.HCM đã kiểm tra việc lắp đặt và vận hành thí điểm hệ thống khảo sát "Không hài lòng người bệnh" tại Bệnh viện Nhi Đồng 1.

Hài lòng người bệnh: Sức ép hay cơ hội?
Hài lòng người bệnh: Sức ép hay cơ hội?

VOV.VN - Theo Bộ Y tế, làm cho người bệnh hài lòng không chỉ là nhiệm vụ mà đã trở thành cơ hội để các bệnh viện phát triển.

Hài lòng người bệnh: Sức ép hay cơ hội?

Hài lòng người bệnh: Sức ép hay cơ hội?

VOV.VN - Theo Bộ Y tế, làm cho người bệnh hài lòng không chỉ là nhiệm vụ mà đã trở thành cơ hội để các bệnh viện phát triển.

Nơi nào để nhà vệ sinh bẩn thì giám đốc bệnh viện đó ở bẩn
Nơi nào để nhà vệ sinh bẩn thì giám đốc bệnh viện đó ở bẩn

VOV.VN -Bộ trưởng Y tế: Tôi đề nghị, nơi nào còn để nhà vệ sinh bẩn thì chúng tôi kết luận trưởng khoa, giám đốc bệnh viện đó ở bẩn.

Nơi nào để nhà vệ sinh bẩn thì giám đốc bệnh viện đó ở bẩn

Nơi nào để nhà vệ sinh bẩn thì giám đốc bệnh viện đó ở bẩn

VOV.VN -Bộ trưởng Y tế: Tôi đề nghị, nơi nào còn để nhà vệ sinh bẩn thì chúng tôi kết luận trưởng khoa, giám đốc bệnh viện đó ở bẩn.