Bệnh viện vùng ven vượt khó, bứt phá sau đại dịch Covid-19

VOV.VN - Từ một bệnh viện luôn bị ngập nước mỗi khi triều lên hay mưa lớn cách đây 4 năm, rồi lại nợ nần sau đại dịch Covid-19, giờ đây Bệnh viện huyện Bình Chánh đã có những thay đổi mạnh mẽ, chuyển mình vươn lên, trở thành một trong những bệnh viện tuyến quận huyện có sức hút tại TP.HCM.

 

Từ “kính chuyển” đến can thiệp tim mạch hiện đại

Ngày 13/12/2022, Bệnh viện huyện Bình Chánh đánh dấu một bước tiến mới trong kỹ thuật can thiệp tim mạch, đó là thực hiện đặt máy tạo nhịp tim, dưới sự hỗ trợ của chuyên gia Viện Tim TP.HCM. 5 năm trước, bệnh nhân Nguyễn Thúy Vân, 56 tuổi (ngụ An Giang) được Bệnh viện Chợ Rẫy chẩn đoán suy nút xoang và chỉ định đặt máy tạo nhịp. Do không có tiền nên bệnh nhân chỉ điều trị nội khoa tại phòng khám tư. Gần đây, bà Vân thường xuyên có những cơn chóng mặt, hoa mắt, xây xẩm mặt mày ngay lúc nghỉ ngơi, thi thoảng có những cơn hồi hộp đánh trống ngực, uống thuốc không còn đáp ứng. Bác sĩ phòng khám tư đã tư vấn bà Vân đến Bệnh viện huyện Bình Chánh để đặt máy tạo nhịp. Đáng nói, bà Vân cũng từng có 2 người thân bị đột tử do bệnh lý này. 

Điều ngạc nhiên với bà Nguyễn Thúy Vân là, không ngờ một bệnh viện tuyến huyện ở Bình Chánh có thể thực hiện được thủ thuật khó như bệnh viện tuyến trung ương, mà bà Vân lại có tiền căn tăng huyết áp, rối loạn lipid máu. Vui hơn nữa là được điều trị gần nhà, chi phí hơn 10 triệu đồng, nằm trong khả năng lo liệu của gia đình bà.

 “Có người hỏi tôi tại sao bệnh viện lớn không mổ mà chọn mổ bệnh viện này. Tôi trả lời là lúc đó bệnh, bác sĩ đưa cho mình đi đâu thì mình đi đó, mình không biết đâu mà lựa. Sau mổ thấy khỏe lắm, bác sĩ lên thăm hỏi liên tục. Em tôi cũng bảo bệnh viện này không lớn mà làm việc rất nghiêm túc. Thực sự tôi hài lòng từ hôm bữa tới giờ”, bà Vân nói.

Bác sĩ Phạm Nguyễn Anh Vũ, Trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện huyện Bình Chánh cho biết, nhiều năm trước, nhóm bệnh về chấn thương chỉnh hình phức tạp và chụp động mạch vành, đặt stent động mạch vành đều được bệnh viện chuyển lên tuyến trên. Riêng bệnh lý mạch vành, mỗi tháng bệnh viện chuyển khoảng 30 trường hợp lên tuyến trên để can thiệp, điều này sẽ làm lỡ mất “giờ vàng” của bệnh nhân. Sau đó, bệnh viện đã đầu tư một hệ thống can thiệp mạch (DSA) – là một kỹ thuật khó, đòi hỏi nhân viên y tế phải đủ trình độ mới thực hiện được. Với sự hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật của Viện Tim TP.HCM, từ tháng 8/2022 đến nay, tại đây đã đặt stent cho 10 bệnh nhân mạch vành, thay và đặt máy tạo nhịp thành công cho 3 bệnh nhân. Bệnh viện cử nhân viên đi học để vận hành máy can thiệp mạch máu.

 “Có một ê- kíp gồm 2 bác sĩ và 3 kỹ thuật viên đang học can thiệp tim mạch tại Viện Tim, chỉ vài tháng nữa các nhân sự này có thể tự làm được với sự hỗ trợ của các chuyên gia. Bệnh viện cũng nhờ các giáo sư đầu ngành của Đại học Y Dược TP.HCM, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch để gửi các học trò đến giúp hệ thống can thiệp tim mạch này”, bác sĩ Phạm Nguyễn Anh Vũ cho hay.

Tăng trưởng “âm” sang “dương” nhờ nhiều đột phá

Là bệnh viện tự chủ tài chính, khi hậu Covid-19, người bệnh đến Bệnh viện huyện Bình Chánh rất ít nên đã có những tháng, bệnh viện âm đến gần 3 tỷ đồng, tháng âm ít nhất là 1 tỷ đồng. Từ cuối tháng 6, bệnh viện đã bắt đầu dư vài chục triệu đồng và đến nay, con số dương ngày càng gia tăng, trên 100 triệu đồng/tháng.

Bác sĩ Võ Ngọc Cường, Phó Giám đốc điều hành Bệnh viện huyện Bình Chánh cho biết, việc đầu tiên là lên kế hoạch phát triển bệnh viện trong từng giai đoạn, nhưng quan trọng nhất là phải có sự đồng lòng, chung vai sát cánh của các bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên bệnh viện. Trước “làn sóng” nhân viên y tế ồ ạt nghỉ việc ở nhiều nơi, ban giám đốc động viên những nhân viên có ý định “chia tay”, cố gắng ở lại thêm vài tháng để thấy sự vươn lên của bệnh viện và tăng nguồn thu nhập. Sau gần 3 tháng, thu nhập của nhân viên thay đổi tích cực, hơn 90% đã rút đơn xin nghỉ việc.

Đầu năm 2022, lượng bệnh nhân đến khám mỗi ngày khoảng 300 - 400 lượt, có ngày cao nhất khoảng 500 lượt, nhưng tới quý 3, con số này đã tăng lên gấp 3 - 4 lần. Bệnh viện được phép phát triển thêm một số đơn vị mới, người bệnh càng ngày càng đông nên khu khám bệnh có xu hướng quá tải. Bệnh viện nhanh chóng cải thiện hệ thống công nghệ thông tin, cải tiến quy trình khám bệnh, rút ngắn thời gian chờ đợi cho bệnh nhân.

Nhằm tăng uy tín và chất lượng khám chữa bệnh, bệnh viện huyện Bình Chánh đã mời các chuyên gia đến tuổi nghỉ hưu hỗ trợ chuyên môn, kêu gọi sự “giúp sức” của các bệnh viện tuyến trên như Viện Tim, Bệnh viện Nhân dân 115, Chấn thương chỉnh hình, Hùng Vương, Phục hồi chức năng và Điều trị bệnh nghề nghiệp, Viện Y dược học dân tộc, Răng Hàm Mặt TP.HCM… Bác sĩ Võ Ngọc Cường cho biết, bệnh viện đã đề xuất các chính sách để chuẩn bị nhân lực cho 5-10 năm tới.

 “Chúng tôi sẽ có những chính sách như hỗ trợ nơi thường trú cho các bác sĩ trẻ chưa có nhà, chưa có gia đình mà không thường trú tại TP.HCM có nơi lưu trú, họ ở đây làm việc trong giờ, ngoài giờ như một bác sĩ thường trực tại bệnh viện. Họ có thể nghiên cứu khoa học, viết đề tài nghiên cứu, đến khi có chứng chỉ hành nghề thì tiếp tục cống hiến cho bệnh viện", Bác sĩ Võ Ngọc Cường cho biết.

Nằm bên cạnh Cụm Y tế kỹ thuật cao Tân Kiên, lựa chọn định hướng phát triển với những đột phá riêng, Bệnh viện huyện Bình Chánh được kỳ vọng sẽ sớm trở thành bệnh viện hạng 1 trong vài năm tới và là một trong những cơ sở y tế chủ lực ở cửa ngõ phía Tây của TP.HCM./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bệnh viện gặp khó khi tham gia chống dịch Covid-19
Bệnh viện gặp khó khi tham gia chống dịch Covid-19

VOV.VN - Làm việc trong điều kiện quá tải, áp lực nhưng thu nhập của nhân viên y tế không tăng, thậm chí còn giảm so với trước khi có dịch. Các bệnh viện đang gặp khó khăn trong thanh toán chi phí điều trị bệnh nhân Covid-19 và duy trì hoạt động.

Bệnh viện gặp khó khi tham gia chống dịch Covid-19

Bệnh viện gặp khó khi tham gia chống dịch Covid-19

VOV.VN - Làm việc trong điều kiện quá tải, áp lực nhưng thu nhập của nhân viên y tế không tăng, thậm chí còn giảm so với trước khi có dịch. Các bệnh viện đang gặp khó khăn trong thanh toán chi phí điều trị bệnh nhân Covid-19 và duy trì hoạt động.

Bệnh viện 74 Trung ương đến hỗ trợ Hậu Giang phòng, chống dịch Covid-19
Bệnh viện 74 Trung ương đến hỗ trợ Hậu Giang phòng, chống dịch Covid-19

VOV.VN - Tại tỉnh Hậu Giang, Đoàn công tác của Bệnh viện 74 Trung ương (trụ sở đặt tại tỉnh Vĩnh Phúc) vừa đến hỗ trợ tỉnh này trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Đây là lần đầu tiên Hậu Giang được chi viện trực tiếp theo phân công của Bộ Y tế.

Bệnh viện 74 Trung ương đến hỗ trợ Hậu Giang phòng, chống dịch Covid-19

Bệnh viện 74 Trung ương đến hỗ trợ Hậu Giang phòng, chống dịch Covid-19

VOV.VN - Tại tỉnh Hậu Giang, Đoàn công tác của Bệnh viện 74 Trung ương (trụ sở đặt tại tỉnh Vĩnh Phúc) vừa đến hỗ trợ tỉnh này trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Đây là lần đầu tiên Hậu Giang được chi viện trực tiếp theo phân công của Bộ Y tế.

Sinh viên ngành y ở Đắk Lắk tình nguyện góp sức phòng chống dịch Covid-19
Sinh viên ngành y ở Đắk Lắk tình nguyện góp sức phòng chống dịch Covid-19

VOV.VN - Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, hàng trăm sinh viên ngành y ở Đắk Lắk đã đăng ký tình nguyện tham gia hỗ trợ phòng chống dịch, góp sức cùng với lực lượng làm công tác y tế trên tuyến đầu.

Sinh viên ngành y ở Đắk Lắk tình nguyện góp sức phòng chống dịch Covid-19

Sinh viên ngành y ở Đắk Lắk tình nguyện góp sức phòng chống dịch Covid-19

VOV.VN - Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, hàng trăm sinh viên ngành y ở Đắk Lắk đã đăng ký tình nguyện tham gia hỗ trợ phòng chống dịch, góp sức cùng với lực lượng làm công tác y tế trên tuyến đầu.