Bình Phước đề xuất khôi phục cầu Mã Đà, kết nối giao thông với Đồng Nai

VOV.VN - Ngày 13/2, UBND tỉnh Bình Phước đã gửi đề xuất lên Bộ Giao thông- Vận tải về việc khôi phục cầu Mã Đà, nhằm kết nối giao thông giữa tỉnh Bình Phước và Đồng Nai.

Theo UBND tỉnh Bình Phước, cầu Mã Đà, nằm trên tuyến đường ĐT.753, là tuyến đường huyết mạch của tỉnh Bình Phước. Đây là tuyến đường ngắn nhất và nhanh nhất kết nối các tỉnh Tây Nguyên qua Bình Phước để đến Đồng Nai. Từ đó, việc vận chuyển hàng hóa đến sân bay Long Thành và cảng nước sâu Cái Mép – Thị Vải cũng nhanh chóng, thuận tiện hơn.

Việc cầu Mã Đà bị đánh sập trong chiến tranh đã gây ảnh hưởng lớn đến giao thông vận tải và phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.

Trong khi đó, nhu cầu đi lại, giao thương giữa người dân hai tỉnh Bình Phước và Đồng Nai rất lớn. Mặc dù cầu Mã Đà đã bị sập, người dân vẫn tìm cách di chuyển qua lại khu vực này bằng xe máy hoặc đi bộ qua suối. Tuy nhiên, việc làm này tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm, đặc biệt là trong mùa mưa lũ, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và sinh hoạt của người dân. 

Mặt khác, dọc theo tuyến đường này tỉnh Bình Phước quy hoạch Khu công nghiệp Đông Nam Đồng Phú rộng 4.000 ha. Do vậy, rất cần có hạ tầng giao thông kết nối đến các trung tâm, cảng của các tỉnh lân cận, trong đó có tỉnh Đồng Nai.

 

Để khắc phục tình trạng này, tỉnh Bình Phước đã đề xuất phương án từ TP.Đồng Xoài đi theo đường ĐT.753, qua cầu Mã Đà sang địa phận tỉnh Đồng Nai, đi theo các đường địa phương đến đường Vành đai 4 đoạn qua TP.Biên Hòa (Đồng Nai), tổng chiều dài 76 km. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 5.130 tỷ đồng.

Tuyến đường có ý nghĩa rất quan trọng về quân sự không chỉ đối với tỉnh Bình Phước, vùng Đông Nam bộ mà còn cả vùng Tây nguyên; phù hợp với quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 24/11/2023.

Tuyến sau khi kết nối sẽ khôi phục cung đường phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của 2 tỉnh Bình Phước, Đồng Nai cũng như khu vực Tây Nguyên và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Bên cạnh đó, sẽ góp phần khai thác hiệu quả quỹ đất tiềm năng phía Đông Nam tỉnh Bình Phước, tận dụng được lợi thế về sự phát triển công nghiệp, dịch vụ lan tỏa từ các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai.

Văn bản của UBND tỉnh Bình Phước đề xuất: “Đối với các tác động ảnh hưởng đến khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai (qua khảo sát thực tế chỉ có khoảng 2 km rừng tự nhiên, 29 km còn lại là rừng trồng, chủ yếu là cây keo lai), có thể nghiên cứu các phương án làm đường trên cao, cầu cạn, rào chắn chống ồn, hầm lộ thiên tương tự đường Hồ Chí Minh qua rừng quốc gia Bạch Mã, Cúc Phương để giảm thiểu tối đa các tác động đến khu dự trữ sinh quyền Đồng Nai”.

UBND tỉnh Bình Phước báo cáo Bộ Giao thông- Vận tải xem xét, đồng thuận phương án kết nối giao thông giữa tỉnh Bình Phước với tỉnh Đồng Nai, đảm bảo phù hợp quy hoạch tỉnh Bình Phước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1489 ngày 24/11/2023 theo đúng tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Thông báo số 117-TB/VPTW ngày 13/01/2025 của Văn phòng Trung ương đảng.

Bình Phước không xây cầu Mã Đà nối Đồng Nai

VOV.VN - HĐND tỉnh Bình Phước vừa thông qua Nghị quyết điều chỉnh không xây dựng cầu Mã Đà kết nối với tỉnh Đồng Nai mà nâng cấp, mở rộng đường ĐT.753 giai đoạn 1 (đoạn từ ngã tư Sóc Miên, thành phố Đồng Xoài đến đường Đồng Phú-Bình Dương). 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sân bay Long Thành – động lực đưa đất nước vươn mình vào kỷ nguyên mới
Sân bay Long Thành – động lực đưa đất nước vươn mình vào kỷ nguyên mới

VOV.VN - Sân bay Long Thành là động lực mang tính đột phá thúc đẩy sự phát triển về kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai và cả nước.

Sân bay Long Thành – động lực đưa đất nước vươn mình vào kỷ nguyên mới

Sân bay Long Thành – động lực đưa đất nước vươn mình vào kỷ nguyên mới

VOV.VN - Sân bay Long Thành là động lực mang tính đột phá thúc đẩy sự phát triển về kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai và cả nước.

Giải pháp nào để khơi thông dòng chảy hàng hóa qua cụm cảng Cái Mép – Thị Vải?
Giải pháp nào để khơi thông dòng chảy hàng hóa qua cụm cảng Cái Mép – Thị Vải?

VOV.VN - Là một trong 2 cảng cửa ngõ được xếp loại đặc biệt của Việt Nam (cùng với Hải Phòng), trong những năm qua, cụm cảng Cái Mép – Thị Vải ở Bà Rịa – Vũng Tàu đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, để khơi thông hàng hoá xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, cụm cảng này cần tháo gỡ “điểm nghẽn" về hạ tầng giao thông kết nối, cải cách thủ tục hành chính, hải quan, kiểm tra chuyên ngành...

Giải pháp nào để khơi thông dòng chảy hàng hóa qua cụm cảng Cái Mép – Thị Vải?

Giải pháp nào để khơi thông dòng chảy hàng hóa qua cụm cảng Cái Mép – Thị Vải?

VOV.VN - Là một trong 2 cảng cửa ngõ được xếp loại đặc biệt của Việt Nam (cùng với Hải Phòng), trong những năm qua, cụm cảng Cái Mép – Thị Vải ở Bà Rịa – Vũng Tàu đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, để khơi thông hàng hoá xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, cụm cảng này cần tháo gỡ “điểm nghẽn" về hạ tầng giao thông kết nối, cải cách thủ tục hành chính, hải quan, kiểm tra chuyên ngành...