Bộ GTVT cho phép Hà Nội nghiên cứu tàu điện một ray

VOV.VN -Tàu điện một ray là loại hình vận chuyển hành khách công cộng được nhiều thành phố trên thế giới đầu tư và sử dụng hiệu quả.

Mới đây, lãnh đạo TP Hà Nội đã đề nghị với Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) được nghiên cứu lập quy hoạch hướng tuyến và xây dựng thí điểm tuyến tàu điện một ray (monorail) số 2 với hai nhánh (nhánh một: Lê Đức Thọ - Lê Quang Đạo - Châu Văn Liêm - đường 70 - Phúc La; nhánh hai: Giáp Bát - đường dọc sông Lừ - đường dọc sông Tô Lịch - đường tỉnh 70 mới - trục Hà Đông Xuân Mai - Phú Lương), nhằm kết nối các tuyến đường sắt đô thị số 1, 2A, 5, 6, 8

Liên quan đến đề xuất này, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng đã đồng ý và giao cho Tổng Công ty Tư vấn Thiết kế Giao thông Vận tải (TEDI) phối hợp với TP Hà Nội triển khai thực hiện.

Tàu điện một ray là một trong các loại hình vận chuyển hành khách công cộng được nhiều thành phố trên thế giới đầu tư và đưa vào sử dụng có hiệu quả. Loại tàu điện này có vốn đầu tư thấp hơn tàu điện hai ray, công suất vận chuyển hành khách của tàu điện một ray cũng hơn tàu hai ray.

Được biết, trong năm 2012, Bộ Giao thông vận tải đã thành lập đoàn công tác khảo sát tàu điện một ray monorail đang được khai thác và tiếp tục đầu tư tại thành phố Trùng Khánh (Trung Quốc).

Tàu điện một ray được sử dụng trong nhiều thành phố lớn trên thế giới (Ảnh: Internet)

Theo đó, loại hình vận chuyển này có một số ưu điểm sau: năng lực vận chuyển tối đa đối với một đoàn tàu gồm 8 toa, hoạt động với tần suất 3,5 phút, có thể vận chuyển được 30.000 lượt hành khách/giờ theo một hướng; giá thành đầu tư monorail chỉ bằng 40-50% giá đầu tư Metro, trong khi thời gian thi công đưa vào khai thác ngắn (khoảng 3-5 năm). Ngoài ra, phạm vi chiếm dụng đất của monorail nhỏ; công nghệ hiện đại nên khi hoạt động ít tiếng ồn, đáp ứng được yêu cầu về bảo vệ môi trường…

Trước đó, vào năm 2010, Tổng Công ty Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam (Vinaconex) cũng đã trình Thủ tướng phương án xây dựng tuyến tàu điện một ray theo hình thức BOT nhằm giải quyết ách tắc giao thông phía tây thành phố Hà Nội.

Theo đó, tàu điện sẽ chạy trên cao tại dải phân cách giữa của tuyến đường từ nút giao Hoàng Hoa Thám đến cuối đường Láng - Hòa Lạc. Tại dải phân cách giữa của đường sẽ xây dựng những trụ cột với đường kính 1m, cao khoảng 4,5m, cách nhau 30m. Bên trên là dầm bê tông dự ứng lực làm đường ray cho tàu điện. Tàu chạy bằng bánh lốp với tốc độ trung bình 60-70 km/h. Tuy nhiên, đề xuất này không được chấp thuận./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

19.555 tỷ đồng cho dự án tàu điện ngầm ở Hà Nội
19.555 tỷ đồng cho dự án tàu điện ngầm ở Hà Nội

Toàn tuyến có tổng chiều dài 11,5 km, gồm 3 km trên không và 8,5 km đi ngầm.

19.555 tỷ đồng cho dự án tàu điện ngầm ở Hà Nội

19.555 tỷ đồng cho dự án tàu điện ngầm ở Hà Nội

Toàn tuyến có tổng chiều dài 11,5 km, gồm 3 km trên không và 8,5 km đi ngầm.

Khởi công tuyến tàu điện ở Hà Nội trong quý 1
Khởi công tuyến tàu điện ở Hà Nội trong quý 1

Tuyến metro Cát Linh - Hà Đông sẽ được khởi công, còn tuyến Nhổn - Ga Hà Nội đang được Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội xem xét phê duyệt.

Khởi công tuyến tàu điện ở Hà Nội trong quý 1

Khởi công tuyến tàu điện ở Hà Nội trong quý 1

Tuyến metro Cát Linh - Hà Đông sẽ được khởi công, còn tuyến Nhổn - Ga Hà Nội đang được Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội xem xét phê duyệt.

Tàu điện một ray trong quy hoạch giao thông đô thị
Tàu điện một ray trong quy hoạch giao thông đô thị

Hệ thống này sẽ góp phần đáng kể vào việc làm giảm ùn tắc, tai nạn giao thông, đồng thời đẩy nhanh quá trình giãn dân ở khu vực trung tâm, chặn đà phát triển các phương tiện cá nhân…  

Tàu điện một ray trong quy hoạch giao thông đô thị

Tàu điện một ray trong quy hoạch giao thông đô thị

Hệ thống này sẽ góp phần đáng kể vào việc làm giảm ùn tắc, tai nạn giao thông, đồng thời đẩy nhanh quá trình giãn dân ở khu vực trung tâm, chặn đà phát triển các phương tiện cá nhân…