Bộ trưởng Bộ GD-ĐT báo cáo Quốc hội về thừa thiếu giáo viên, SGK

VOV.VN - Bộ GD-ĐT cho biết đã đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo khẩn trương triển khai tổ chức tuyển dụng hơn 27.800 biên chế giáo viên cấp mầm non và phổ thông bổ sung cho các tỉnh, thành phố năm học 2022 - 2023.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn vừa có báo cáo gửi Quốc hội và các đại biểu Quốc hội liên quan đến tình hình thực hiện Nghị quyết số 41/2021/QH15 của Quốc hội về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo (GD-ĐT).

Về việc thừa thiếu giáo viên tại các địa phương, nhất là ở các tỉnh miền núi, báo cáo nêu rõ, Bộ đã triển khai rà soát công tác quản lý biên chế, tuyển dụng, sử dụng, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục. Từ đó, tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc các địa phương thực hiện tốt các quy định về công tác tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, tinh giản biên chế ngành giáo dục và khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên, nhất là các tỉnh miền núi.

Bộ GD-ĐT đã phối hợp với Bộ Nội vụ chỉ đạo các địa phương rà soát, tổng hợp số liệu thừa, thiếu giáo viên và đề xuất Chính phủ bổ sung giáo viên mầm non, phổ thông theo lộ trình từ nay đến năm 2026.

Trên cơ sở đề xuất của Bộ GD-ĐT, Bộ Nội vụ, Bộ Chính trị đã giao bổ sung gần 66.000 biên chế giáo viên trong giai đoạn từ 2022 đến năm 2026. Riêng năm học 2022 - 2023 giao bổ sung hơn 27.800 biên chế giáo viên mầm non, phổ thông công lập.

Trên cơ sở đó, Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai tuyển dụng biên chế giáo viên mầm non, phổ thông theo Quyết định số 72-QĐ/TW. Trong đó, đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo khẩn trương triển khai tổ chức tuyển dụng hơn 27.800 biên chế giáo viên cấp mầm non và phổ thông bổ sung cho các tỉnh, thành phố năm học 2022 - 2023.

Bộ cũng lưu ý, việc tuyển dụng biên chế giáo viên thực hiện nghiêm túc theo quy định của pháp luật. Ưu tiên tuyển dụng giáo viên các môn học mới để thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Đồng thời, ưu tiên tuyển dụng giáo viên mầm non cho các cơ sở giáo dục mầm non ở vùng kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.

Mặt khác, cần có lộ trình đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho ngành Giáo dục để bảo đảm có nguồn tuyển dụng cho lộ trình cấp bổ sung biên chế đến năm 2026. Tiếp tục thực hiện tinh giản biên chế; chỉ đạo sắp xếp, dồn dịch các điểm trường một cách hợp lý, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, đảm bảo tính hiệu quả và tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đến trường.

Xây dựng cơ chế, chính sách để khuyến khích các cá nhân và doanh nghiệp thành lập các cơ sở giáo dục ngoài công lập, tham gia xã hội hóa giáo dục để giảm số lượng người hưởng lương từ ngân sách nhà nước và đồng bộ các giải pháp khác.

Bộ sẽ tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung các quy định của pháp luật để hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với đội ngũ như: trình Chính phủ xem xét, quyết định đưa dự án Luật điều chỉnh về nhà giáo vào Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV; sửa đổi, bổ sung các quy định tại chùm Thông tư 01 – 04, nhằm bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật và phù hợp với thực tiễn, bảo đảm quyền lợi của đội ngũ giáo viên.

Cùng với đó, xây dựng thông tư thay thế Thông tư liên tịch số 06/2015 theo hướng: không quy định “tối đa” định mức giáo viên/lớp, nhóm trẻ. Qua đó, để các địa phương có cơ sở tuyển dụng, hợp đồng giáo viên bảo đảm thực hiện Chương trình giáo dục mầm non.

Về giải pháp trong thời gian tới, báo cáo của Bộ GD-ĐT nhấn mạnh, Bộ sẽ chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện tuyển đủ số giáo viên được Bộ Chính trị quyết định bổ sung cho địa phương năm học 2022 - 2023 và các năm tiếp theo.

Tập trung chuẩn bị đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018; trong đó ưu tiên biên chế để tuyển dụng giáo viên cho các môn học mới. Cùng với đó, tiếp tục triển khai khảo sát, đánh giá việc thực hiện các chính sách đối với giáo viên vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và thực trạng hoạt động nghề nghiệp của giáo viên các trường chuyên biệt làm cơ sở đề xuất sửa đổi, bổ sung các chính sách phù hợp với điều kiện, tình hình mới.

Tiếp tục triển khai Kế hoạch thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, THCS theo quy định tại Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ.

Đồng thời, chú trọng triển khai bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, giảng dạy đáp ứng yêu cầu chuẩn hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên các cấp học và thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Mặt khác, dự báo nhu cầu và xây dựng kế hoạch dài hạn để thực hiện đào tạo giáo viên gắn với nhu cầu sử dụng, bảo đảm đủ về cơ cấu, số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Đặc biệt, bố trí đủ giáo viên dạy học các môn Ngoại ngữ và môn Tin học để triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 từ lớp 3

Bộ đã hướng dẫn các địa phương triển khai tuyển dụng biên chế giáo viên mầm non, phổ thông theo Quyết định số 72-QĐ/TW. Trong đó, ưu tiên tuyển dụng giáo viên các môn học mới để thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và ưu tiên tuyển dụng giáo viên mầm non cho các cơ sở giáo dục mầm non ở vùng kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn. Song, cần có lộ trình đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho ngành Giáo dục để bảo đảm có nguồn tuyển dụng cho lộ trình cấp bổ sung biên chế đến năm 2026.

Đồng thời, Bộ cũng chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, các cơ sở giáo dục triển khai rà soát thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và nhu cầu, đăng kí và triển khai mua sắm thiết bị dạy học tối thiểu; mua sắm thiết bị dạy học hiện đại, phòng học thông minh trang bị cho phòng học theo lộ trình triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Thực hành tiết kiệm chống lãng phí SGK

Về vấn đề SGK, Bộ GD-ĐT cho biết đã ban hành Chỉ thị về việc sử dụng SGK và sách tham khảo tại các cơ sở giáo dục, nhằm quán triệt đến tất cả cán bộ, công chức, viên chức ở các cấp quản lý giáo dục, nhà giáo ở các cơ sở giáo dục phổ thông và các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và nâng cao hiệu quả sử dụng SGK, tăng tỷ lệ SGK được sử dụng lại nhiều lần; không ép buộc học sinh, gia đình học sinh mua sách tham khảo, sách bài tập.

Bộ GD-ĐT cũng cho biết sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành để xây dựng, trình các cấp có thẩm quyền ban hành và ban hành theo thẩm quyền các văn bản liên quan đến triển khai chương trình, SGK giáo dục phổ thông. Đồng thời, tăng cường hướng dẫn lựa chọn SGK, tập huấn hướng dẫn sử dụng SGK các môn học/hoạt động giáo dục tại các cơ sở giáo dục phổ thông đảm bảo linh hoạt, hiệu quả và đáp ứng mục tiêu của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Mặt khác, tăng cường giám sát quá trình tuyển chọn tác giả, thực nghiệm SGK của các tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn SGK tại các cơ sở giáo dục theo đúng quy định, đảm bảo chủ động về tiến độ chuẩn bị SGK theo đúng lộ trình.

Tăng cường kiểm tra các địa phương triển khai thực hiện Chương trình GDPT 2018, kiểm tra việc tổ chức lựa chọn SGK; lựa chọn chặt chẽ hơn các thành viên tham gia Hội đồng quốc gia thẩm định SGK, tăng cường trách nhiệm và tăng cường giám sát việc thực hiện của các hội đồng quốc gia thẩm định SGK để nâng cao chất lượng SGK.

Cùng với đó, tiếp tục chỉ đạo triển khai việc biên soạn SGK dân tộc, đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm chất lượng theo Kế hoạch đã ban hành. Chỉ đạo, huy động các nguồn lực để tổ chức dịch một số SGK được phê duyệt sang sách chữ nổi Braille. Phát huy việc biên soạn SGK điện tử, học liệu điện tử theo đúng tinh thần xã hội hóa của Nghị quyết số 122/2020/QH14 của Quốc hội./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hậu Giang đưa ra nhiều giải pháp khắc phục tình trạng thiếu giáo viên
Hậu Giang đưa ra nhiều giải pháp khắc phục tình trạng thiếu giáo viên

VOV.VN - Bước vào năm học mới 2022-2023, ngành giáo dục tỉnh Hậu Giang gặp nhiều khó khăn khi thiếu hơn 800 giáo viên ở các cấp học. Trước thực trạng này, Hậu Giang đã đề ra nhiều giải pháp bước đầu để đảm bảo chất lượng giảng dạy.

Hậu Giang đưa ra nhiều giải pháp khắc phục tình trạng thiếu giáo viên

Hậu Giang đưa ra nhiều giải pháp khắc phục tình trạng thiếu giáo viên

VOV.VN - Bước vào năm học mới 2022-2023, ngành giáo dục tỉnh Hậu Giang gặp nhiều khó khăn khi thiếu hơn 800 giáo viên ở các cấp học. Trước thực trạng này, Hậu Giang đã đề ra nhiều giải pháp bước đầu để đảm bảo chất lượng giảng dạy.

Vừa thừa, vừa thiếu giáo viên ở Bình Thuận 
Vừa thừa, vừa thiếu giáo viên ở Bình Thuận 

VOV.VN -  Năm học 2022-2023 đã bắt đầu được một tháng nhưng nhiều điểm trường tiểu học ở tỉnh Bình Thuận vẫn thiếu giáo viên chuyên (tiếng Anh, Tin học, Nghệ thuật) đáp ứng Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Trong khi đó, ở bậc THCS, THPT trong tình trạng thừa - thiếu giáo viên cục bộ

Vừa thừa, vừa thiếu giáo viên ở Bình Thuận 

Vừa thừa, vừa thiếu giáo viên ở Bình Thuận 

VOV.VN -  Năm học 2022-2023 đã bắt đầu được một tháng nhưng nhiều điểm trường tiểu học ở tỉnh Bình Thuận vẫn thiếu giáo viên chuyên (tiếng Anh, Tin học, Nghệ thuật) đáp ứng Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Trong khi đó, ở bậc THCS, THPT trong tình trạng thừa - thiếu giáo viên cục bộ

Các trường thiếu giáo viên, giáo trình chuẩn để dạy Toán, Khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh
Các trường thiếu giáo viên, giáo trình chuẩn để dạy Toán, Khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh

VOV.VN - Việc dạy môn Toán, Khoa học tự nhiên bằng Tiếng Anh được đánh giá mang lại nhiều hiệu quả tích cực trong phát triển năng lực, tư duy ở học sinh, song quá trình triển khai còn gặp nhiều vướng mắc do thiếu đội ngũ giáo viên có khả năng dạy song ngữ, cũng như thiếu các giáo trình chuẩn.

Các trường thiếu giáo viên, giáo trình chuẩn để dạy Toán, Khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh

Các trường thiếu giáo viên, giáo trình chuẩn để dạy Toán, Khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh

VOV.VN - Việc dạy môn Toán, Khoa học tự nhiên bằng Tiếng Anh được đánh giá mang lại nhiều hiệu quả tích cực trong phát triển năng lực, tư duy ở học sinh, song quá trình triển khai còn gặp nhiều vướng mắc do thiếu đội ngũ giáo viên có khả năng dạy song ngữ, cũng như thiếu các giáo trình chuẩn.

Bình Dương, Bình Phước thiếu 4.500 giáo viên cho năm học 2022-2023
Bình Dương, Bình Phước thiếu 4.500 giáo viên cho năm học 2022-2023

VOV.VN - Sở Giáo dục-Đào tạo tỉnh Bình Dương và Bình Phước cho biết, qua rà soát để chuẩn bị cho năm học 2022-2023, hai địa phương này đang thiếu hàng ngàn giáo viên. 

Bình Dương, Bình Phước thiếu 4.500 giáo viên cho năm học 2022-2023

Bình Dương, Bình Phước thiếu 4.500 giáo viên cho năm học 2022-2023

VOV.VN - Sở Giáo dục-Đào tạo tỉnh Bình Dương và Bình Phước cho biết, qua rà soát để chuẩn bị cho năm học 2022-2023, hai địa phương này đang thiếu hàng ngàn giáo viên.