Hậu Giang đưa ra nhiều giải pháp khắc phục tình trạng thiếu giáo viên

VOV.VN - Bước vào năm học mới 2022-2023, ngành giáo dục tỉnh Hậu Giang gặp nhiều khó khăn khi thiếu hơn 800 giáo viên ở các cấp học. Trước thực trạng này, Hậu Giang đã đề ra nhiều giải pháp bước đầu để đảm bảo chất lượng giảng dạy.

       

Mặc dù nằm ở vị trí trung tâm huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, nhưng hàng năm trường Tiểu học Cây Dương 2 luôn đối mặt với tình trạng thiếu giáo viên ở một số bộ môn mà trường đang giảng dạy. Nếu năm ngoái, trường thiếu một giáo viên tin học, sau đó được bổ sung thì năm nay trường tiếp tục thiếu giáo viên do số lượng học sinh tăng hơn mọi năm.

Thầy Trần Công Nam, Hiệu trưởng Trường tiểu học Cây Dương 2 cho biết: “Đối với lớp học thì đảm bảo mỗi lớp 1 phòng. Riêng đối với nhân viên thì thiếu 1 nhân viên thư viện , thứ hai nữa là thiếu một giáo viên phổ thông. Trước mắt thì trường sẽ phân công giáo viên kiêm nhiệm để quản lý đối với các lớp này”.

Năm học 2022-2023 này, ngành giáo dục huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang huy động hơn 30 ngàn học sinh ở các cấp học và cần hơn 2.380 quản lý, giáo viên và nhân viên, tuy nhiên biên chế của ngành hiện nay chỉ có 1.931 người, thiếu 450 giáo viên, nhân viên, trong đó số giáo viên thiếu hơn 220 người. Hiện mầm non hiện là cấp học thiếu nhiều giáo viên nhất, tiếp đến là cấp tiểu học, tập trung ở các môn Tiếng Anh, Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật.

Ông Trần Mê Ly, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phụng Hiệp cho biết: “Ngành cũng đã tiến hành rà soát để nắm lại cụ thể ở các đơn vị thiếu bao nhiêu và ở những bộ môn nào. Qua rà soát sơ bộ thì thiếu khoảng 224 giáo viên ở các cấp học. Thì theo biên chế của tỉnh giao thì hiện nay Phòng Giáo dục cũng đã phối hợp với Phòng Nội vụ thực hiện tuyển viên chức để lấp vào đối với những trường học thiếu. Dự kiến là sẽ tuyển 70 viên chức theo biên chế của tỉnh giao”.

Theo thống kê, năm học mới này, tỉnh Hậu Giang thiếu gần 850 giáo viên ở các cấp học. Để khắc phục tình trạng này, giải pháp tình thế của ngành Giáo dục tại các địa phương là hợp đồng giáo viên hoặc “một thầy, cô sẽ dạy nhiều lớp” để đảm bảo được điều kiện dạy và học. Tuy nhiên, về lâu về dài nếu thực trạng này không được giải quyết, thì đây sẽ là rào cản lớn cho quá trình đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục. Bởi xét cho cùng, đối với giáo viên họp đồng chỉ thực hiện theo thời vụ năm học, kết thúc năm học cũng sẽ kết thúc họp đồng, do đó khó lòng để người giáo viên an tâm dốc hết tâm huyết vào công tác giảng dạy.

Bà Nguyễn Hoài Thúy Hằng- Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hậu Giang cho biết thêm: “Ngoài biên chế được giao nếu thiếu thì các huyện cũng đã hợp đồng giáo viên để giảng dạy trong năm học này. Ngoài hợp đồng giáo viên cũng như nhân viên thì vừa qua tỉnh Hậu giang cũng được bổ sung thêm 199 giáo viên ở các cấp học, Sở Nội vụ phối hợp với Sở Giáo dục Hậu Giang cũng sẽ tham mưu để thông qua HĐND phân bổ biên chế này cho các huyện, thì trong năm học 2022-2023 của tỉnh Hậu Giang thì cơ bản giáo viên cũng đáp ứng được yêu cầu giảng dạy của nhà trường”.

Để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, vừa qua tại Kỳ họp thứ 9 Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 cũng đã thông qua Nghị quyết quy định chính sách thu hút giáo viên giảng dạy các môn: Tiếng Anh, Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật tại các cơ sở giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh. Theo đó, Hậu Giang quy định mức hỗ trợ cho giáo viên dạy các môn này khi về Hậu Giang công tác là 50 triệu đồng/giáo viên/5 năm./.

Vừa thừa, vừa thiếu giáo viên ở Bình Thuận 

VOV.VN -  Năm học 2022-2023 đã bắt đầu được một tháng nhưng nhiều điểm trường tiểu học ở tỉnh Bình Thuận vẫn thiếu giáo viên chuyên (tiếng Anh, Tin học, Nghệ thuật) đáp ứng Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Trong khi đó, ở bậc THCS, THPT trong tình trạng thừa - thiếu giáo viên cục bộ

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngành giáo dục, y tế có số công chức, viên chức nghỉ việc nhiều nhất
Ngành giáo dục, y tế có số công chức, viên chức nghỉ việc nhiều nhất

VOV.VN - Đại diện Bộ Nội vụ cho biết, trong hơn 2 năm qua (từ 2020 đến 6 tháng đầu năm 2022), đã có 28 cơ quan trung ương và 63 tỉnh thành phố báo cáo về tình hình cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc.

Ngành giáo dục, y tế có số công chức, viên chức nghỉ việc nhiều nhất

Ngành giáo dục, y tế có số công chức, viên chức nghỉ việc nhiều nhất

VOV.VN - Đại diện Bộ Nội vụ cho biết, trong hơn 2 năm qua (từ 2020 đến 6 tháng đầu năm 2022), đã có 28 cơ quan trung ương và 63 tỉnh thành phố báo cáo về tình hình cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc.

Thủ tướng: Đầu tư cho giáo dục là chìa khóa phát triển của Yên Bái
Thủ tướng: Đầu tư cho giáo dục là chìa khóa phát triển của Yên Bái

VOV.VN - Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị tỉnh Yên Bái phải tập trung và đầu tư thích đáng cả về lãnh đạo, chỉ đạo, cả về cơ sở vật chất, hợp tác quốc tế, huy động nội lực vào giáo dục đào tạo. Đây là chìa khóa phát triển nhanh và bền vững của Yên Bái.

Thủ tướng: Đầu tư cho giáo dục là chìa khóa phát triển của Yên Bái

Thủ tướng: Đầu tư cho giáo dục là chìa khóa phát triển của Yên Bái

VOV.VN - Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị tỉnh Yên Bái phải tập trung và đầu tư thích đáng cả về lãnh đạo, chỉ đạo, cả về cơ sở vật chất, hợp tác quốc tế, huy động nội lực vào giáo dục đào tạo. Đây là chìa khóa phát triển nhanh và bền vững của Yên Bái.

Giáo viên nghỉ việc: Làm gì để giúp thầy cô yên tâm với nghề?
Giáo viên nghỉ việc: Làm gì để giúp thầy cô yên tâm với nghề?

VOV.VN - Trong khi ngành đào tạo giáo viên đang quay lại vị trí top đầu, thu hút nhiều thí sinh lựa chọn thì câu chuyện thiếu giáo viên cho chương trình giáo dục phổ thông mới hay nhiều giáo viên từ bỏ công việc trên bục giảng đang nóng những ngày này.

Giáo viên nghỉ việc: Làm gì để giúp thầy cô yên tâm với nghề?

Giáo viên nghỉ việc: Làm gì để giúp thầy cô yên tâm với nghề?

VOV.VN - Trong khi ngành đào tạo giáo viên đang quay lại vị trí top đầu, thu hút nhiều thí sinh lựa chọn thì câu chuyện thiếu giáo viên cho chương trình giáo dục phổ thông mới hay nhiều giáo viên từ bỏ công việc trên bục giảng đang nóng những ngày này.