Cây cao su quân đội nâng cao đời sống đồng bào dân tộc nơi biên giới Gia Lai

VOV.VN - Những năm qua, các công ty cao su trực thuộc Binh đoàn 15 đóng chân trên địa bàn tỉnh Gia Lai luôn ưu tiên tuyển dụng, đào tạo lao động người dân tộc thiểu số. Từ đó, giúp ổn định hiệu quả sản xuất, kinh doanh của từng đơn vị, mà đã góp phần phát triển mọi mặt đời sống của đồng bào ở vùng biên giới khó khăn.

Anh Rơ Châm Dun, 30 tuổi, (người Jrai, trú làng Ngol Rông, xã Ia Krêl  huyện Đức Cơ) được Công ty 74, Binh đoàn 15 tuyển dụng vào làm công nhân cạo mủ cao su từ đầu năm nay. Anh cho biết, với mức lương 7 triệu đồng 1 tháng, anh đã có cuộc sống ổn định hơn: “Trước khi vào làm công nhân thì gia đình tôi rất khó khăn, giờ có nhà ở, có việc làm rồi thì tôi cũng mong muốn được ổn định, sau này con cái được học hành, tôi cảm ơn công ty đã giúp đỡ tôi”.

Với Anh Ksor Y Đô trú tại xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ, Được sự giúp đỡ của các cán bộ trong Công ty 75, Binh đoàn 15, đến nay  anh đã vững vàng tay nghề và được giao khoán vườn cây để cạo mủ cao su: “Vào làm cạo mủ thì nâng cao được tay nghề, tiếp thu được nhiều kiến thức. Trước đây chưa học chưa cạo được, vào công ty có giáo viên trợ giảng chỉ cho các đường cạo thì tay nghề mình được nâng cao. Qua đào tạo mình tự tin hẳn vào tay nghề mình, sẵn sàng vào công nhân để kiếm thêm thu nhập cho gia đình”.

Những năm qua, Công ty 74, Công ty 75, thuộc Binh đoàn 15, (đóng tại huyện biên giới Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) đã đào tạo gần 2000 lượt thợ cạo mủ cao su là người dân tộc thiểu số tại chỗ. Các đơn vị còn thực hiện hiệu quả công tác dân vận, an sinh xã hội, bằng việc trao tặng bò giống cho người dân; “Nâng bước em đến trường” cho trẻ em nghèo; sửa chữa, nâng cấp đường giao thông, làm nhà tình nghĩa, nhà “Đại đoàn kết”, tổ chức ăn Tết với dân, tặng quà gia đình chính sách… với tổng kinh phí trên hàng chục tỷ đồng.

Riêng về việc tạo việc làm cho người dân địa phương, Đại tá Trịnh Hà Tâm - Giám đốc Công ty 75- Binh đoàn 15 cho biết: “Công ty 75 năm nay đã tuyển đủ lao động, 100% là người lao động tại địa phương. Khi đào tạo hỗ trợ thì mình hỗ trợ tất cả về vật tư như cấp từ con dao để họ học và dạy họ cách làm vì phải đòi hỏi quy trình kỹ thuật rất cao và tỉ mỉ, cẩn thận, chính vì vậy đội ngũ trợ giáo và cán bộ luôn luôn cầm tay chỉ việc sát cánh 3 cùng với người lao động”.

Đánh giá về vai trò của Binh đoàn 15 trong việc thực hiện công tác dân tộc trên địa bàn, ông Trần Ngọc Phận, Phó chủ tịch UBND huyện Đức Cơ, nói: “Chi nhánh của Binh đoàn 15 thì các công ty hỗ trợ cho địa phương rất lớn trong đầu tư cơ sở hạ tầng, trả lương cho công nhân, đa số là đồng bào dân tộc thiểu số. Đặc biệt là vấn đề an ninh trật tự, phối hợp với địa phương trong các phong trào xây dựng nông thôn mới thì các công ty làm rất tốt. Những vấn đề có khả năng thì công ty sẽ giúp địa phương rất nhanh và kịp thời, tạo công ăn việc làm, thu nhập của bà con cơ bản đảm bảo cuộc sống”.

Đại tá Khuất Bá Cao, Bí thư Đảng ủy, Phó Tư lệnh Binh đoàn 15, cho biết, ưu tiên tuyển dụng người dân tộc thiểu số tại chỗ vào làm công nhân là một chủ trương quan trọng của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Binh đoàn 15, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho người dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng biên giới. 

“Gần 8.000 đồng bào dân tộc thiểu số của Binh đoàn được quan tâm. Chúng tôi đã chỉ đạo các đơn vị của binh đoàn quan tâm, nâng cao chất lượng cũng như ưu tiên đẩy mạnh tuyển dụng người đồng bào dân tộc thiểu số vào làm công nhân ở các đơn vị để bảo đảm ổn định về thu nhập, đời sống cho bà con bằng nhiều nguồn lực, giải pháp để giúp đỡ cho bà con về vấn đề cơ sở vật chất và công cụ, phương tiện, kĩ thuật, giống, vốn. Kiên trì tuyên truyền vận động bà con lao động sản xuất, lao động có kĩ thuật, kĩ năng”, Đại tá Khuất Bá Cao cho biết thêm.

Đóng quân trên địa bàn biên giới còn nhiều khó khăn, chủ trương mà Binh đoàn 15 đang triển khai không những góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho người dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng biên giới mà còn góp phần thực hiện thành công mục tiêu đề ra trong Tiểu dự án 3, Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 về phát triển kinh tế xã hội - mô hình bộ đội gắn với dân bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, xây dựng các mô hình gắn kết quân dân, mô hình giảm nghèo bền vững gắn phát triển kinh tế - xã hội với xây dựng thế trận phòng thủ và thế trận bảo đảm hậu cần tại các địa bàn chiến lược.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thái Nguyên: Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Thái Nguyên: Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số

VOV.VN - Xóm Lân Đăm, xã Quang Sơn, ở huyện Đồng Hỷ có trên 100 nhân khẩu là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Cùng với việc đầu tư về điện, đường, trường, trạm thì công trình cấp nước sinh hoạt tập trung đã giúp người dân nơi đây bớt đi cái khổ vì thiếu nước

Thái Nguyên: Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thái Nguyên: Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số

VOV.VN - Xóm Lân Đăm, xã Quang Sơn, ở huyện Đồng Hỷ có trên 100 nhân khẩu là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Cùng với việc đầu tư về điện, đường, trường, trạm thì công trình cấp nước sinh hoạt tập trung đã giúp người dân nơi đây bớt đi cái khổ vì thiếu nước

Sóc Trăng hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc Khmer
Sóc Trăng hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc Khmer

VOV.VN - Là tỉnh có hơn 35% đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Khmer sinh sống, chiếm hơn 30% dân số của tỉnh, thời gian qua, Sóc Trăng đã tập trung đẩy nhanh việc triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án... hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc Khmer

Sóc Trăng hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc Khmer

Sóc Trăng hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc Khmer

VOV.VN - Là tỉnh có hơn 35% đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Khmer sinh sống, chiếm hơn 30% dân số của tỉnh, thời gian qua, Sóc Trăng đã tập trung đẩy nhanh việc triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án... hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc Khmer

Đồng bào các dân tộc Nghệ An kết nối thông tin với MTTQ tỉnh qua mạng xã hội
Đồng bào các dân tộc Nghệ An kết nối thông tin với MTTQ tỉnh qua mạng xã hội

VOV.VN - Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin, người dân vùng lũ Kỳ Sơn vừa qua đã có thể kết nối nhanh nhất với bên ngoài. Đặc biệt, qua trang fanpage Mặt trận Nghệ An, những hỗ trợ thiết thực nhất đã kịp thời đến với người dân nơi đây.

Đồng bào các dân tộc Nghệ An kết nối thông tin với MTTQ tỉnh qua mạng xã hội

Đồng bào các dân tộc Nghệ An kết nối thông tin với MTTQ tỉnh qua mạng xã hội

VOV.VN - Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin, người dân vùng lũ Kỳ Sơn vừa qua đã có thể kết nối nhanh nhất với bên ngoài. Đặc biệt, qua trang fanpage Mặt trận Nghệ An, những hỗ trợ thiết thực nhất đã kịp thời đến với người dân nơi đây.