Cho "cần câu" chứ không cho "cá" nhằm giúp đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo

VOV.VN - Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đang được các địa phương ở tỉnh Quảng Ngãi triển khai theo hướng “cho cần câu cá chứ không cho cá”. Nghĩa là dần bỏ hình thức hỗ trợ “cho không”, chuyển sang trợ giúp một phần, có đối ứng. Cách làm này giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo chủ động phát triển sản xuất, chăn nuôi, hướng đến thoát nghèo bền vững.

 

 

Vợ chồng anh Hồ Ngọc Nam và chị Trương Thị Kiều Oanh thuộc diện hộ nghèo ở xã Trà Thủy, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi. Nhiều năm qua, hai vợ chồng không có việc làm ổn định, nhà cửa tạm bợ, cuộc sống bấp bênh.

Sau khi rà soát, Ban Chỉ đạo giảm nghèo xã Trà Thủy đã hỗ trợ 46 triệu đồng từ nguồn chương trình mục tiêu quốc gia mục tiêu giảm nghèo bền vững giúp gia đình này có thêm nguồn kinh phí xây căn nhà mới kiên cố bằng vốn vay, vốn đối ứng của gia đình.

Ngoài ra, địa phương tiếp tục xét chọn và hỗ trợ cho gia đình anh Nam 2 con bò sinh sản. Nguồn hỗ trợ này cũng từ chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Gia đình anh Nam đã bỏ thêm tiền làm chuồng trại và dành khu đất trồng cỏ. Sau khi nhận bò, vợ chồng anh còn được học cách trồng thêm cỏ voi và tiết kiệm tiền mua máy băm thức ăn cho bò. Hiện bò nuôi đang phát triển tốt.

Chị Trương Thị Kiều Oanh bày tỏ: “Có tiền thì tôi cũng muốn làm thêm cái chuồng bò rộng ra nữa, mua thêm con bò nữa. Vì vậy, tôi cũng có dự định vay thêm nhà nước vài chục triệu nữa nhân giống đàn bò".

Xã Trà Thủy, huyện miền núi Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi hiện còn 142 hộ nghèo, 230 hộ cận nghèo. Xã đã rà soát tất cả các hộ nghèo, cận nghèo và đánh giá các tiêu chí thiếu hụt. Gia đình nào thiếu hụt tiêu chí nào sẽ được địa phương tìm cách hỗ trợ để thoát nghèo bền vững, không để tái nghèo. Mục tiêu phấn đấu cuối năm nay, cả xã giảm thêm 248 hộ nghèo và cận nghèo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo của xã này còn dưới 13%, về đích xã nông thôn mới.

Ông Lê Anh Chiến, Bí thư Đảng ủy xã Trà Thủy, huyện Trà Bồng cho biết: “Hiện nay chúng tôi cũng đã tổ chức thực hiện nhóm hộ gia đình, đã phân công cho mỗi thôn, tùy theo mức độ mỗi thôn từ 3-4 nhóm và mỗi nhóm sẽ có một nhóm trưởng và nhóm trưởng đó sẽ tổ chức theo dõi, phân công, tổ chức thực hiện mô hình tập trung nuôi bò. Hình thức nuôi ở đây là nuôi trong chuồng, trồng cỏ làm thức ăn cho bò, thay đổi tập tục trước đây là thả rông”.

Bên cạnh hỗ trợ tiền, con giống, các cấp, ngành ở huyện Trà Bồng còn phối hợp tổ chức nhiều lớp tập huấn giúp hộ nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số nắm bắt được kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, sử dụng hiệu quả nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, vươn lên thoát nghèo.

Theo ông Đinh Văn Phong, Chủ tịch UBND xã Trà Sơn, huyện Trà Bồng, phần lớn hộ nghèo trên địa bàn xã là đồng bào dân tộc Cor. Việc tiếp cận các nguồn vốn, phương thức làm ăn mới có phần hạn chế. Khắc phục khó khăn này, cán bộ xã đã tiến hành khảo sát thực tế, lấy ý kiến từng hộ dân về nhu cầu, khả năng sản xuất, sau đó phân bổ nguồn hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia xóa nghèo bền vững giúp các hộ nghèo. 

Ông Đinh Văn Phong cho biết, xã yêu cầu các hộ nghèo cam kết sử dụng nguồn vốn, vật nuôi, giống cây trồng hiệu quả.

“Các ban ngành hội đoàn thể triển khai xuống dưới cơ sở lấy ý kiến của người dân chứ không phải mình áp đặt. Ví dụ ai thiếu đất, ai thiếu nhà, ai cần hỗ trợ về sản xuất, cần bò hoặc cần về cây giống, xã phân loại ra. Dân tự ý tự chọn, họ có cam kết phấn đấu thoát nghèo”, ông Phong nói.

Nếu như năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi chiếm hơn 42%, thì đến cuối năm 2023, huyện chỉ còn hơn 29%. Nhờ sự vào cuộc vận động, tuyên truyền và hướng dẫn của các tổ - nhóm ở thôn, bản, tư duy canh tác của người dân từng bước thay đổi. Đồng bào Cor ở huyện Trà Bồng đã chấm dứt tình trạng du canh du cư. Bà con được giao đất, giao rừng sản xuất. Năm nay, huyện Trà Bồng phấn đấu xóa 1.500 hộ nghèo theo chương trình mục tiêu quốc gia xóa nghèo bền vững.

Ông Nguyễn Văn Dũng, Bí thư Huyện ủy Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, tỷ lệ hộ nghèo giảm bền vững hàng năm nhờ cách triển khai đồng bộ từ huyện tới xã, thôn, nóc. Lãnh đạo huyện tổ chức khảo sát thực tiễn công tác giảm nghèo ở 16 xã trên địa bàn huyện nhằm nắm bắt tình hình thực tế, nhu cầu cụ thể của từng thôn, từng hộ dân để có biện pháp chỉ đạo công tác giảm nghèo phát huy hiệu quả.

Ông Nguyễn Văn Dũng nói: "Vừa rồi bí thư huyện ủy cũng đã đi đủ 16 xã, về tại địa bàn thôn để khảo sát việc hỗ trợ xây dựng nhà ở, sinh kế như thế nào, khó khăn ra sao, cần rút kinh nghiệm vấn đề gì để có định hướng chỉ đạo từng địa bàn xã với những đặc thù riêng, với từng mô hình riêng. Quan điểm của chúng tôi, ngoài chủ trương chung thì phải vận dụng cây trồng vật nuôi, hướng dẫn bà con như thế nào để phù hợp đặc thù từng thôn, từng nóc chứ không chỉ đạo chung”.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vốn vay tam nông giúp nông dân Quảng Ngãi thoát nghèo
Vốn vay tam nông giúp nông dân Quảng Ngãi thoát nghèo

VOV.VN -Thời gian qua, nhiều nông dân, ngư dân ở vùng nông thôn tỉnh Quảng Ngãi đã từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu nhờ tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi. Các khoản vay dành cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn không chỉ ưu đãi về lãi suất mà còn linh hoạt phương thức thanh toán, thủ tục đơn giản giúp bà con nông dân dễ dàng tiếp cận. Từ đó giúp bà con có dòng vốn làm ăn, góp phần thoát nghèo và vươn lên làm giàu

Vốn vay tam nông giúp nông dân Quảng Ngãi thoát nghèo

Vốn vay tam nông giúp nông dân Quảng Ngãi thoát nghèo

VOV.VN -Thời gian qua, nhiều nông dân, ngư dân ở vùng nông thôn tỉnh Quảng Ngãi đã từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu nhờ tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi. Các khoản vay dành cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn không chỉ ưu đãi về lãi suất mà còn linh hoạt phương thức thanh toán, thủ tục đơn giản giúp bà con nông dân dễ dàng tiếp cận. Từ đó giúp bà con có dòng vốn làm ăn, góp phần thoát nghèo và vươn lên làm giàu

Quảng Ngãi: Hơn 307.000 lượt hộ nghèo, gia đình chính sách được vay vốn ưu đãi
Quảng Ngãi: Hơn 307.000 lượt hộ nghèo, gia đình chính sách được vay vốn ưu đãi

VOV.VN - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi vừa tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.

Quảng Ngãi: Hơn 307.000 lượt hộ nghèo, gia đình chính sách được vay vốn ưu đãi

Quảng Ngãi: Hơn 307.000 lượt hộ nghèo, gia đình chính sách được vay vốn ưu đãi

VOV.VN - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi vừa tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.

Đưa nông sản của đồng bào dân tộc thiểu số xuống phố
Đưa nông sản của đồng bào dân tộc thiểu số xuống phố

VOV.VN - Những ngày cuối tháng 9 vừa qua, lần đầu tiên Hội Nông dân tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Phiên chợ kết nối tiêu thụ sản phẩm, giới thiệu văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Ngãi với người dân ở thành phố Quảng Ngãi. Nông sản ở khu vực miền núi và các sản phẩm OCOP được người dân thành thị đón nhận là tín hiệu tích cực cho đầu ra của sản phẩm.

Đưa nông sản của đồng bào dân tộc thiểu số xuống phố

Đưa nông sản của đồng bào dân tộc thiểu số xuống phố

VOV.VN - Những ngày cuối tháng 9 vừa qua, lần đầu tiên Hội Nông dân tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Phiên chợ kết nối tiêu thụ sản phẩm, giới thiệu văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Ngãi với người dân ở thành phố Quảng Ngãi. Nông sản ở khu vực miền núi và các sản phẩm OCOP được người dân thành thị đón nhận là tín hiệu tích cực cho đầu ra của sản phẩm.